Nấm mọc toàn thân do tự điều trị mẩn ngứa
.
Tin sức khỏe- 5 phút trước
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 13h30-16h30
Sáng: 5h45-7h30
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 14h-17h30
Viêm mô tế bào (Cellulitis) là nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da, thường gặp nhất là do Streptococci hoặc Staphylococci gây ra. Những vi khuẩn này thường xuất hiện trên bề mặt da và không gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi như trên da có vết cắt, vết trầy xước, cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng là đau, nóng, đỏ và phù nề ở một vùng da. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có triệu chứng sốt và sưng to hạch bạch huyết.
1. Nguyên nhân
Liên cầu (Streptococci) và tụ cầu vàng (S.aureus) là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất được xác định ở những bệnh nhân viêm mô tế bào. Liên cầu thường gây tình trạng viêm mô bào không sinh mủ, lan nhan vì chúng sản xuất các enzim phá vỡ thành phần tế bào gây viêm. Viêm mô bào do tụ cầu thường khu trú, có mủ và thường xảy ra ở các vết thương hở (nhọt, nhọt cụm hoặc áp xe,...)
Ngoài ra, còn một số những nguyên nhân khác ít gặp hơn như:
2. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện nhiễm trùng của viêm mô bào thường xuất hiện phổ biến ở các chi, nhất là chi dưới (đối với người lớn) và ở mặt hoặc cổ (đối với trẻ em).
Biểu hiện chính:
Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ớn lạnh, tim đập nhanh, nhức đầu, hạ huyết áp, mê sảng.
3. Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán viêm mô bào dựa vào việc khám bệnh để đánh giá các biểu hiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng như xét nhiệm máu, cấy máu hoặc cấy mô.
Các bác sĩ khám bệnh sẽ dựa vào triệu chứng toàn thân (ví dụ như sốt, mệt mỏi, gai rét) và tổn thương tại chỗ (bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau và tổn thương không rõ ranh giới với vùng da lành). Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh như suy giảm miễn dịch, người bệnh đang điều trị các khối u ác tính, người bệnh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chất bẩn, vết cắn của động vật hoặc côn trùng.
Kết quá xét nghiệm máu có thể thể hiện được tình trạng viêm, nhiễm khuẩn khi có bạch cầu tăng, CRP tăng. Cấy máu sẽ được thực hiện để phát hiện người bệnh có nhiễm trùng toàn thân hay không, và nuôi cấy mô tổn thương trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với những điều trị trước đó.
4. Chẩn đoán phân biệt
Trên thực tế, có nhiều bệnh lý dễ chẩn đoán nhầm với viêm mô bào dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, đặc biệt là viêm da tiếp xúc và viêm quầng. Viêm da tiếp xúc thường có triệu chứng ngứa nhiều và tổn thương xuất hiện tại vị trí tiếp xúc, thường không lan ra xung quanh và không có các triệu chứng toàn thân. Viêm quầng và viêm mô bào đều có tổn thương sưng nề, nóng đỏ và kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên, tổn thương trong viêm quầng thường có ranh giới rõ ràng với vùng da lành.
Ngoài ra, còn một số bệnh cần lưu ý khác như viêm da ứ đọng (tổn thương dạng chàm, lichen hóa, bằng chứng về ứ đọng tĩnh mạch và đối xứng 2 bên), hồng ban đa dạng (tổn thương hình bia bắn), nhiễm nấm da.
5. Điều trị
Phần lớn các trường hợp viêm mô bào sẽ đáp ứng tốt với kháng sinh. Phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, bệnh lý đi kèm và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với những người bệnh viêm mô bào không tạo áp xe, có thể sử dụng những loại kháng sinh (bao gồm cả đường uống và đường tiêm) như penicilin, clindamycin, amoxicilin/acid clavulanic. Viêm mô tế bào có thể tái phát ở những người bệnh có các yếu tố nguy cơ như béo phì, suy tĩnh mạch, nấm. Vì vậy cần xác định nguyên nhân để điều trị và làm giảm khả năng tái phát viêm mô bào. Sử dụng kháng sinh dự phòng là một biện pháp thường được sử dụng, tuy nhiên người bệnh cần được theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn và hiệu quả điều trị.
Viêm mô bào tiến triển khi người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác (chấn thương xâm nhập, vết thương phẫu thuật) dẫn đến việc nhiễm trùng nặng hơn, có thể dẫn đến tạo ổ mủ, áp xe. Các triệu chứng nguy cơ cao có thể bao gồm sưng nề nhiều, đau nhiều, xuất huyết dưới da, có bọng nước. Triệu chứng toàn thân có thể có sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, mê sảng. Các trường hợp viêm mô bào có mủ, ổ áp xe đều cần trích rạch, làm sạch tổn thương và sử dụng kháng sinh phù hợp theo kết quả kháng sinh đồ.
Để cải thiện tình trạng đau đớn và khó chịu khi bị viêm mô bào, có thể kê cao vùng tổn thương (đặc biệt với tổn thương ở chi dưới), vận động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, uống đủ nước và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Ta có thể phòng ngừa viêm mô bào bằng cách tránh va đập, trầy xước da. Nếu có các vết thương hở cần giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo. Nếu vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, chảy dịch cần đi khám sớm để có các phương pháp can thiệp, điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo
1. Oudshoorn C, Padmos R, Peeters R, van Schie M, Versmissen J, Vis M, và c.s. EDITORIAL INFORMATION. Neth J Med. 2017;75(9).
2. Brindle R, Williams OM, Barton E, Featherstone P: Assessment of antibiotic treatment of cellulitis and erysipelas: A systematic review and meta-analysis. JAMA Dermatol 155(9):1033–1040, 2019. doi: 10.1001/jamadermatol.2019.0884
3. Ellis Simonsen SM, Van Orman ER, Hatch BE, Jones SS, Gren LH, Hegmann KT, và c.s. Cellulitis incidence in a defined population. Epidemiol Infect. Tháng Tư 2006;134(2):293–9.
Viết bài: ĐD Hoàng Nguyễn Thảo Nguyên - Bệnh viện Da liễu Trung ương
Đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Kiến ba khoang "tấn công", xử lý tổn thương như thế nào?.
Tin sức khỏe- 6 giờ trước