Về chúng tôi

Bệnh viên chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành Da liễu

Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da liễu có chức năng : Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu, Đào tạo cán bộ, công tác khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Săn sóc da,Chỉ đạo tuyến, Hợp tác quốc tế….

Lịch sử hình thành

  • Từ khoa “Bệnh lý Nội thương – Da liễu” được hình thành vào tháng hai năm 1954 và Trường Đại học Y Dược trên núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), Giáo sư Đặng Vũ Hỷ cùng với 45 cán bộ – công nhân viên kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp về tiếp quản khu ngoài da của Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954.
  • Giáo sư Đặng Vũ Hỷ – Chủ nhiệm Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai kiêm chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Lê Kinh Duệ – Phó Chủ nhiệm Bộ môn
  • Giáo sư Lê Tử Vân được cử làm Phó Chủ nhiệm Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai
  • Giáo sư Lê Kinh Duệ được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Lê Tử Vân giữ chức Phó Chủ nhiệm khoa, Phó Chủ nhiệm Bộ môn. Giáo sư Nguyễn Thị Đào – Làm Phó Chủ nhiệm Bộ môn.
  • Bộ Y tế ra Quyết định số 70/BYT-QĿ thành lập Viện Da liễu Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế nằm trong Bệnh viện Bạch Mai.
  • Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế
  • Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4453/QĐ-BYT về việc đổi tên Viện Da liễu Quốc gia thành Bệnh viện Da liễu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế

chức năng và nhiệm vụ

Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chuyên ngành Da liễu có chức năng

Đào tạo chuyên sâu da liễu

Đào tạo cán bộ

Khám chữa bệnh

Chỉ đạo tuyến

Hợp tác quốc tế

Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Ban giám đốc

PGS.TS Lê Hữu Doanh

PGS.TS Lê Hữu Doanh

Giám đốc Bệnh viện

More details
GS.TS Nguyễn Hữu Sáu

GS.TS Nguyễn Hữu Sáu

Phó giám đốc Bệnh viện- Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam

More details
THS. Nguyễn Văn Thành

THS. Nguyễn Văn Thành

Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương

More details

hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện nay gồm khối các khoa phòng chức năng, các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng

Tổ chức chức năng
  • Phòng tổ chức cán bộ
  • Phòng hành chính
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng tài chính kế toán
  • Phòng Quản trị - Vật tư - Thiết bị y tế
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Công tác xã hội
  • Phòng Quản lý chất lượng
Tổ chức LÂM SÀNG
  • Khoa khám bệnh
  • Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em
  • Khoa Điều trị bệnh da nam giới
  • Khoa Điều trị nội trú ban ngày
  • Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng
  • Khoa Laser và săn sóc da
  • Khoa nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào gốc
  • Khoa gây mê hồi sức
TỔ CHỨC CẬN LÂM SÀNG VÀ HỖ TRỢ
  • Khoa Xét nghiệm Huyết học, Sinh hóa, Miễn dịch và Giải phẫu bệnh
  • Khoa Xét nghiệm Vi sinh, Nấm, Ký sinh trùng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Dược
  • Khoa dinh dưỡng tiết chế
TRUNG TÂM
  • Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
    • Phòng đào tạo
    • Phòng Chỉ đạo tuyến
    • Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế
  • Trung tâm thử nghiệm lâm sàng
Tổng quát về bệnh viện da liễu trung ương

thành quả đạt được

Từ khi thành lập Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho tới nay là Bệnh viện Da liễu Trung ương, đã thực hiện và chỉ đạo được một số công việc nổi bật sau:

Xây dựng màng lưới chuyên khoa

Cho tới nay 100% các tỉnh/thành (63/63) trong cả nước đều đã có cơ sở chuyên khoa Da liễu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tổ chức biên chế cán bộ, theo địa dư và theo phương pháp quản lý của từng địa phương mà các cơ sở Da liễu ở từng địa phương mang những tên gọi khác nhau (Bệnh viện Da liễu; Bệnh viện Phong và Da liễu; Trung tâm Da liễu; khoa Da liễu nằm trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng), nhưng chức năng, nhiệm vụ công tác và mục tiêu hoạt động chuyên khoa đều thống nhất

Đào tạo và nghiên cứu khoa học

Bệnh viện phối hợp với Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội mở nhiều khóa học, đào tạo được nhiều đối tượng đại học, sau đại học, cụ thể :Bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, nghiên cứu sinh

Hợp tác quốc tế

Từ những năm đầu tiên, khi mới về tiếp quản khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Khoa đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu khoa học của các nước xã hội chủ nghĩa :

- Từ 1992 đến nay: 100% các tỉnh, thành có dự án hợp tác về công tác phòng chống Phong với các tổ chức quốc tế như: WHO, các Hội chống Phong các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, Nauy... Hàng năm, có hàng chục đoàn khách quốc tế và chuyên gia vào làm việc với Viện Da liễu. Viện đã hoàn thành kịp thời thủ tục phê duyệt dự án, chuyển kinh phí cho địa phương hoạt động và quyết toán với phía bạn, duy trì được các nguồn viện trợ hàng năm của các tổ chức gồm nhiều tỷ đồng. Nhiều đề án đặc biệt đã được thực hiện như với WHO là đề án Giám sát sau loại trừ bệnh Phong, tổ chức các lớp may, sửa chữa xe máy, học lái xe, nghề mộc... cho bệnh nhân phong và con em của họ.

- Từ 2000 đến nay, ngoài hợp tác phòng chống phong, Viện Da liễu và các tổ chức quốc tế đã mở rộng thêm hợp tác trong lĩnh vực bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là xây dựng được một đề án ủng hộ, trợ cấp miễn phí tiền ăn, tiền xét nghiệm cho bệnh nhân Phong và một số bệnh nhân điều trị nội trú bệnh da có hoàn cảnh khó khăn tại Viện (đề án Thuỵ sỹ). Một số cán bộ của Viện đã được tổ chức Y tế thế giới mời đi làm cố vấn tại các nước trong khu vực. Viện đã mở nhiều hội nghị quốc tế và mời các chuyên gia đầu ngành nước ngoài đến Viện để giảng dạy, hội chẩn trao đổi kinh nghiệm, tăng uy tín của Viện và ngành Da liễu Việt Nam trên trường quốc tế.

- Với những thành công và uy tín đã đạt được, Bệnh viên Da liễu TW và Hội Da liễu Việt nam đã được vinh dự đăng cai tổ chức các Hội nghi Da liễu Quốc tế quan trọng:

+ Năm 2009: tổ chức thành công Hội nghi Da liễu Đông Nam Á (Satellite Meeting) tại Hà nội

+ Năm 2014: Tổ chức thành công Hội nghi Da liễu khu vực châu  và Úc (RCD) tại Đà nẵng.

+ Năm 2016: Tổ chức thành công Hội nghị Chuyên gia Da liễu Châu Á-Thái bình dương (APMED) tại Hà nội…

- Các cán bộ của Bệnh viên được mời tham gia các Hội thảo, Hội nghji Quốc tế với các vai trò quan trọng như: Trưởng ban tổ chức, Chủ tịch, Đồng chủ tịch, Thư ký, Giảng viên… Đặc biệt GS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu TW được bầu làm Chủ tich Hiệp Hội Da liễu Đông Nam Á ( LADS: League of Asean Dermatological Societies) nhiệm kỳ 2012 – 2014 và Phó Chủ tịch Hội Da liễu Châu Á (AADV: Asian Academy of Dermatology and Venereology) từ năm 2009 tới nay (2016).

Thành tựu trong công cuộc phòng, chống bệnh phong

-Từ chỗ những năm trước đây ta chỉ có điều kiện điều trị bệnh phong bằng DDS đơn thuần (đơn hoá trị liệu). Từ sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Da liễu nắm bắt được kịp thời những thông tin mới trên Thế giới về kỹ thuật, chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phong từ năm 1983 đến nay. Ngành Da liễu đã chuyển sang dùng hoá trị liệu phối hợp (đa hoá trị liệu), giúp hiệu quả trị bệnh tăng nhanh gấp bội, nhanh chóng cắt được nguồn lây, hạn chế tàn tật trên bệnh nhân phong và đề phòng vi khuẩn phong kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát rất thấp. Chỉ mới tính đến năm 1994, sau 10 năm thực hiện Đa hoá trị liệu (ĐHTL-MDT), tổng số bệnh nhân đã hoàn thành đa hoá trị liệu và đã được khỏi bệnh là 80.000 người / trên cả nước.

- Năm 1994, Thủ đô Hà Nội đã được chọn để đăng cai việc tổ chức một Hội nghị Quốc tế quan trọng bàn về việc khống chế và tiến tới thanh toán bệnh phong trên toàn cầu. Đã có hơn 150 đại biểu, các nhà khoa học về bệnh phong, 47 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước sang Việt Nam cùng tham gia. Hội nghị đã ra được bản “Tuyên ngôn Hà Nội” khuyến cáo mọi quốc gia phấn đấu sớm loại trừ bệnh phong ra khỏii Y tế cộng đồng, đạt được như lời kêu gọi của Đại hội Y tế Thế giới tổ chức tại Genève năm 1991 là Hãy loại trừ bệnh phong ra khỏi nền y tế cộng đồng trên toàn thế giới vào năm 2000.

- Từ năm 1995 : Chương trình phòng chống bệnh phong của Ngành Da liễu đã được Nhà nước nâng lên thành chương trình quốc gia.

- Từ năm 1995 đến nay :

Thực hiện chương trình y tế quốc gia về phòng chống bệnh Phong. Đã thực hiện thành công “Loại trừ bệnh Phong theo tiêu chuẩn WHO” vào năm 2000.

Tính đến nay, tất cả 63/63thành trong cả nước đã tổ chức công nhận loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam do Bộ Y tế ban hành năm 2002. (Tiêu chuẩn này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).

- Hàng năm giám sát hoạt động chống Phong của các tỉnh trong toàn quốc.

- Chỉ đạo và thực hiện chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân Phong.

- Thực hiện dự án hợp tác giữa phòng Chỉ đạo tuyến và các bộ phận liên quan với các Hội chống Phong Hà Lan (NLR), Bỉ, Đức, Thụy Sỹ.

- Mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tích ở mắt bệnh nhân Phong cho cán bộ chuyên môn của các khu điều trị Phong và cán bộ làm công tác chống Phong.

- Tập huấn, cập nhật và nâng cao kiến thức về bệnh Phong cho cán bộ chuyên khoa tuyến huyện tại các tỉnh trong cả nước.

- Tập huấn cho cán bộ chống phong tuyến tỉnh về chiến lược lồng ghép trong hoạt động chống phong giai đoạn mới.

- Xây dựng các tài liệu và biểu mẫu theo dõi tàn tật cho bệnh nhân Phong, mẫu Báo cáo tình hình hoạt động da liễu hàng năm, bệnh án bệnh nhân Phong, sửa mẫu báo cáo tình hình bệnh phong cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoàn thiện văn bản dưới luật hướng dẫn tổ chức công nhận loại trừ bệnh Phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam.

- Phân phối thuốc chống Phong, thuốc bôi ngoài da phục vụ công tác khám phát hiện bệnh Phong cho các tỉnh/thành trong cả nước.

- Giáo dục y tế toàn dân và tập huấn cho cán bộ y tế những kiến thức cơ bản về bệnh Phong ở những xã trọng điểm (xã có nhiều bệnh nhân Phong mới).

- Hàng năm tổ chức giao ban 4 phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hoà; Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.

- Phân vùng dịch tễ bệnh Phong.

Hoạt động phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Là tiểu ban Da liễu thuộc Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Viện đã xây dựng Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010 trong khuôn khổ chương trình Y tế quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

- Hàng năm tập huấn cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lí, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD. Giám sát thường quy các bệnh LTQĐTD tại các tỉnh theo qui định của Bộ Y tế.

- Hoàn thành bộ tài liệu giảng dạy chuẩn quốc gia về quản lý bệnh LTQĐTD, các nhiễm khuẩn đường sinh sản cho chương trình chăm sóc sức khoẻ đường sinh sản của Bộ Y tế để thực hiện đào tạo trong hệ sản phụ khoa ở tuyến quận, huyện và xã, phường.

- Hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lý, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD trong dự án ADB. Hoàn thành hướng dẫn quản lý các bệnh LTQĐTD trong dự án “Cộng đồng phòng chống AIDS” tài trợ của Quĩ xoá đói giảm nghèo Nhật bản thông qua Ngân hàng phát triển châu á do Ban PC AIDS chủ trì. Lập kế hoạch và thực hiện phòng chống LTQĐTD với các tổ chức quốc tế: FHI, CDC, WHO, DFID.

- Tham gia biên soạn tài liệu về chuẩn quốc gia điều trị nhiễm trùng cơ hội trong HIV/AIDS.

- Xây dựng quyển Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục

Công tác xuất bản và tuyên truyền, giáo dục y tế chuyên ngành

- Cuốn Nội san Da liễu được ra đời sớm nhất từ tháng 10/1950 và liên tục cho tới nay, cùng với cuốn Thông tin Da liễu được Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản đều đặn trong mấy thập kỷ qua, đã góp phần không nhỏ vào công tác “đào tạo liên tục” trong đông đảo cán bộ chuyên khoa Da liễu.

- Tạp chí Da liễu đã được hình thành và ấn bản liên tục mỗi quý một số.

- Những sách chuyên đề về phổ biến khoa học đã được xuất bản với số bản tương đối nhiều như: “Một số kiến thức hiện đại về bệnh phong”, “Bệnh phong đầu phải nan y (Diễn Ca)”; “Tìm hiểu về bệnh Giang mai”, “Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục”, “Da tóc thường mắc những bệnh gì ?”; “Những bệnh nấm da thường gặp”, “Bệnh vảy nến”, “Những bệnh da có mủ”, “Bệnh da nghề nghiệp”, “Phục hồi chức năng trong bệnh phong” v.v... Mỗi đầu sách đã được Nhà xuất bản Y học in với chỉ số hàng ngàn cuốn và bán rộng rãi trong dân. Hàng chục bộ phim được ra đời kể cả phim truyện và phim đèn chiếu với những nội dung thiết thực nhằm giáo dục y tế về bệnh phong và hoa liễu cho nhân dân: (Ví dụ một vài tên phim có nhan đề: “Đâu phải nan y”; “Vẫn có ngày mai”, “Nga Sơn Thanh Hoá bệnh phong”, “Bản tình ca” nói về bệnh phong. Còn bộ phim “Trót dại” thì nói về bệnh hoa liễu, với hàng trăm bản đã được phát ra kèm theo hàng chục máy chiếu phim lưu động trên những địa bàn xa xôi hẻo lánh.

Thành tích nổi bật

- Năm 1983 : Viện Da liễu đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Năm 1983 : Bộ môn Da liễu đã được Bộ Y tế tặng bằng khen về thành tích giảng dạy giỏi

- Năm 1983 : Giáo sư Lê Kinh Duệ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Năm 1995: Giáo sư Lê Kinh Duệ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

- Năm 1994: Giáo sư Lê Kinh Duệ được Hội chống phong những nước nói tiếng Pháp (Francophonie) bầu làm Phó Chủ tịch của Hội.

- Năm 1995: Giáo sư Lê Kinh Duệ đã vinh dự được tặng giải thưởng lớn mang tên Sasakawa của WHO.

- Năm 1996: Cố Giáo sư Đặng Vũ Hỷ được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

- Năm 2001: Viện Da liễu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng hai.

- Năm 2002: Bộ môn Da liễu đã được tăng thưởng Huân chương lao động hạng Ba

- Năm 2003: Cố Giáo sư Viện trưởng Lê Kinh Duệ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

- Năm 2003: PGS. TS. Phạm Văn Hiển được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.


GS.TS Trần Hậu Khang được tặng thưởng:

- 1996: Huy chương Sáng tạo tuổi trẻ của TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- 2002: Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của Hội Da liễu Nhật bản.

- 2011: Huân chương Lao động Hạng Ba.

- 2011: Giải thưởng Cống hiến của Liên đoàn Da liễu Thế giới.

- 2013: Giải thưởng "Nhà Quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới"

- 2014: "Vinh danh bảng vàng" Tri thức tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển Thủ đô

- 2014: Thầy thuốc Nhân dân


- Năm 2010: Bệnh viện Da liễu Trung ương được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

- Năm 2011: Bệnh viện Da liễu Trung ương được Bằng khen của Bộ Y tế vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011.

- Năm 2011: BV được Bộ Y tế tặng bằng khen Bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2011.

- Năm 2012: Bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Y tế.

- Năm 2013: Bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua của Bộ Y tế.

- Năm 2016: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen do đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

largeer