Vệ sinh tay trong dịch COVID 19: Khuyến cáo từ hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kì

Ngày đăng: 10/04/2021 LISA

1. ĐẠI CƯƠNG

Vệ sinh tay thường xuyên là một biện pháp được phổ biến rộng rãi nhằm ngăn chặn sự lây truyền các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có COVID-19. Việc vệ sinh tay có thể làm giảm 24-31% sự lan truyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nói chung.

COVID-19 gây ra bởi Virus corona type 2 gây hội chứng suy hô hấp cấp (severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 – SARS-CoV-2). Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), virus SARS-CoV-2 lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, qua giọt bắn. CDC khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không sẵn nước và xà phòng, có thể dùng sát khuẩn tay với nồng độ cồn ít nhất là 60%. Các sản phẩm vệ sinh tay có sẵn dưới nhiều dạng: xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp, nước rửa tay khử khuẩn, sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.

Tình hình sử dụng các sản phẩm vệ sinh tay và tình trạng tổn thương da tay của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra đầu tiên vào tháng 12/2019 tại Trung Quốc, nhu cầu sử dụng các sản phẩm vệ sinh tay tăng gấp 5-6 lần. Lan và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 434 nhân viên y tế trong các trung tâm điều trị COVID-19, có 74% nhân viên y tế rửa tay trên 10 lần mỗi ngày và có 74.5% người có tổn thương da tay từ việc rửa tay này. Nhóm người rửa tay trên 10 lần thì dễ tổn thương da tay hơn nhóm người còn lại (OR 2.17).

Cấu tạo của SARS-CoV-2

Thuộc họ Coronaviridae, SARS-CoV-2 là loại coronavirus thứ 7 được biết đến gây bệnh ở người. SARS-CoV-2 có kích thước tương đối lớn (0.12 μm). Lớp vỏ ngoài của virus là các gai được glycosyl hóa sắp xếp như hình vương miệng trên màng protein, do đó có tên là Corona (Hình 1). Vật liệu di truyền của SARS-CoV-2 là ARN sợi đơn. Protein trên màng tế bào virus gắn với protein men chuyển angiotensin-2 (ACE-2) trên tế bào vật chủ, từ đó xâm nhập vào các tế bào hô hấp của vật chủ. Thụ thể này cũng liên kết với SARS-CoV nhưng với ái lực kém hơn 10-20 lần so với SARS-CoV-2.

2. CÁC DẠNG SẢN PHẨM VỆ SINH TAY

    • Xà phòng (Soap)

Xà phòng được tạo ra khi cho chất béo phản ứng với chất kiềm, tạo thành muối acid béo. pH của xà phòng thường từ 9-10. Xà phòng làm sạch chất bẩn và bất hoạt virus do phá vỡ màng lipid và lipid trong tế bào. Rửa tay bằng xà phòng và nước còn có tác dụng vật lý làm rửa trôi các chất bẩn theo dòng chảy của nước. Cũng vì những lý do trên, xà phòng có thể làm tổn thương lớp sừng của da, tăng nguy cơ nhạy cảm và kích ứng da.

  • Chất tẩy rửa tổng hợp (synthetic detergents)

Chất tẩy rửa tổng hợp có nguồn gốc từ petrolatum (dầu hỏa – mỡ khoáng) và các chất bề mặt, với pH tương tự như da (từ 5.5-7). Chất tẩy rửa tổng hợp chứa chất bề mặt hóa học, có chức năng tương tự xà phòng. Đuôi kị nước của chất tẩy rửa tổng hợp làm phá vỡ màng lipid của virus, nhưng đồng thời cũng làm tổn thương lớp lipid tự nhiên trên lớp sừng. Các chất bề mặt trong các chất tẩy rửa tổng hợp phổ biến là: sodium lauroyl sarcosinate, cocamide diethanolamine, sodium lauroyl oat amino acids, disodium cocoamphodiacetate, decyl glucoside, sodium cocoyl glutamate, lauryl glucoside, và cetrimonium chloride. Chất tẩy rửa tổng hợp có hiệu quả với những virus có vỏ lipid và hầu hết đơn bào và không có tác dụng với những virus không có vỏ lipid. SARS-CoV-2 là một virus có vỏ lipid, do vậy có thể bị diệt bởi chất tẩy rửa tổng hợp.

  • Nước rửa tay khử khuẩn (antiseptic handwashes)

Nước rửa tay khử khuẩn bản chất là xà phòng hoặc chất tẩy rửa tổng hợp có thêm thành phần chống vi sinh vật, thường được dùng ở các cơ sở y tế (Bảng 1). Trong số đó, cồn, thuốc tẩy, iode là các chất có hiệu quả diệt virus nhất. Cơ chế của cồn là làm biến tính protein, của iode là xâm nhập nhanh vào các bào quan, giảm tổng hợp protein và ngăn sự nhân lên của virus.

Bảng 1. Tác dụng của một số chất chống vi sinh vật với các virus có vỏ như corona

Thành phần Tác dụng Mức độ gây dị ứng
Chloroxylenol Cao* +
Ethanol Cao
Povidone iodine Cao +/-
Sodium hypochlorite (chất tẩy) (0.21%) Cao
Triclosan/triclocarban Cao +/-
Benzalkonium chloride Trung bình* +
Chlorhexidine digluconate Trung bình +
Benzethonium chloride Thấp*
Chất phenolic Thấp
Quaternary ammonium compounds Thấp

* Cao: trong 1 phút, trung bình: 1-30 phút, thấp: >30 phút

  • Dung dịch rửa tay chứa cồn (ABHR Alcohol-based handrub)

Theo định nghĩa của WHO, ABHR là sản phẩm rửa tay không cần nước chứa một hoặc nhiều loại cồn (dạng lỏng, gel, bọt) được dùng để bất hoạt/ức chế vi sinh vật, và chứa các thành phần khác như chất giữ ẩm và tá dược. Nhìn chung, ABHR có nhiều ưu điểm như thuận tiện, nhanh chóng, giảm nguy cơ kích ứng hơn rửa tay bằng nước và xà phòng. Tuy nhiên, với cộng đồng nói chung, CDC khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng và nước hơn là dùng ABHR vì rửa tay bằng nước có thể loại bỏ chất bẩn và diệt tất cả các loại vi sinh vật, trong khi dùng ABHR chỉ có hiệu quả với 99.9% loài (trừ Cryptosporidium, norovirus, Clostridium difficile).

Cơ chế diệt virus của cồn là phân giải màng lipid của virus và biến tính và đông tụ protein, dẫn đến sự phá vỡ màng và ức chế sự trao đổi chất, ly giải tế bào (Hình 2). Cồn có cả đặc tính ưa nước và ưa béo (kỵ nước) tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của chúng qua lớp vỏ của virus. Các loại cồn được dùng phổ biến nhất trong các dung dịch sát khuẩn là ethanol và isopropanol, n-propanol.

Hiệu quả diệt khuẩn của ABHR phụ thuộc vào (1) loại cồn, (2) nồng độ, (3) số lượng dùng lên da tay, (4) thời gian tiếp xúc. Khi dùng ở cùng một nồng độ, ethanol có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn kém hơn propanol nhưng tác dụng trên virus tốt hơn, đặc biệt là virus không có vỏ. Đồng thời, ethanol ít gây dị ứng/kích ứng hơn so với n-propanol hoặc isopropanol nên ethanol được dùng phổ biến hơn trong các công thức ABHR. Theo FDA, WHO, CDC, ethanol nồng độ 60-95% được coi là hiệu quả và an toàn để chống lại vi sinh vật, trong đó có SARS-CoV-2. Nồng độ thấp dưới 60% không đảm bảo tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ quá cao (>95%) làm đông vón protein ở màng tế bào nhanh chóng, nên cồn không thể xâm nhập vào tế bào. Hơn thế nữa, nông độ cồn > 80% thời gian bay hơi nhanh nên làm giảm thời gian tiếp xúc. Do vậy, nồng độ cồn tối ưu nhất là 70-80%. Đối với isopropanol, nồng độ được khuyến cáo là 70-90%. Thời gian tiếp xúc với ABHR được khuyến cáo khác nhau giữa các tác giả là từ 10-60 giây.

Bảng 2. Hiệu quả của một số loại cồn và nồng độ trên một số virus

Loại cồn và nồng độ Loại virus Mức độ giảm nồng độ virus theo Log10
Ethanol 62% gel H1N1 ≥ 3.2
Ethanol 70% Canine coronavirus 3.2
Etahnol 70% Human coronavirus 229E ≥ 3
Ethanol 78% SARS-CoV ≥ 5.01
Ethanol 80% SARS-CoV ≥ 4.2
Ethanol 85% gel SARS-CoV ≥ 5.5
Ethanol 95% SARS-CoV ≥ 5.5
Isopropanol 70% SARS-CoV ≥ 3.31
Isopropanol (45%) + n-propanol (30%) SARS-CoV ≥ 5.01
Isopropanol (45%) + n-propanol (30%) SARS-CoV ≥4.2

Cồn trong ABHR có thể gây ra khô da, đặc biệt khi tiếp xúc nhiều. Glycerin là chất làm ẩm được dùng phổ biến nhất trong các ABHR. Nồng độ cao của glyceron có thể làm giảm tác dụng của ABHR, làm tăng cảm giác nhờn rít và kéo dài thời gian khô da tay. Các chất làm ẩm khác có thể dùng như propylene glycol, gel lô hội…

Công thức ABHR khuyến cáo của WHO

Công thức 1: Ethanol 80%, glycerol 1.45%, hydrogen peroxide (H2O2) 0.125%.

Công thức 2: Isopropyl 75%, glycerol 1.45%, hydrogen peroxide (H2O2) 0.125%

Lượng dùng khuyến cáo: 3ml sản phẩm, tiếp xúc trong khoảng 45-50 giây.

  • Khăn lau khử trùng (disinfectant wipes)

Khăn lau khử trùng, chứa các chất kháng khuẩn như benzethonium chloride hoặc cồn, được dùng khá phổ biến để chống nhiễm khuẩn. Khăn lau khử trùng này cũng có tác dụng đối với COVID-19.

3. VIÊM DA DO VỆ SINH BÀN TAY

Một nghiên cứu ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19, có 66,1% nhân viên y tế rửa tay trên 10 lần/ngày và chỉ có 22.1% dùng dưỡng ẩm sau khi rửa tay.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis – ICD)

Liên quan nồng độ, thời gian và tần suất tiếp xúc với chất kích thích. Đa số bệnh da nghề nghiệp là do viêm da tiếp xúc và ICD là nguyên nhân phổ biến nhất (chiếm 80% trường hợp). Một nghiên cứu chứng minh rằng, vùng tay  là vùng phổ biến nhất trong các viêm da nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Các nguyên nhân để giải thích cho điều này là rửa tay thường xuyên, đeo găng tay, sử dụng chất khử trùng và chất tẩy rửa. Nhân viên y tế là một trong những đối tượng có nguy cơ cao nhất có bệnh da nghề nghiệp, với tỉ lệ là khoảng 30%.

Kết hợp giữa các kích ứng hóa học và vật lý (ví dụ, chất tẩy rửa và nước nóng) dẫn đến sự giải phóng ra các cytokin tiền viêm từ tế bào sừng, làm phá vỡ hàng rào da. Trong các chất rửa tay, các chất gây kích ứng là ido, chlorhexidine, chloroxylenol, trichlosan, cồn, chất tẩy rửa.  Các chất tẩy rửa là chất gây viêm da thường gặp nhất do làm giảm độ ẩm trong lớp sừng và phá hủy các lipid bảo vệ, do đó làm cho da dễ bị kích ứng hơn. ABHR an toàn hơn so với các chất tẩy rửa do ít ảnh hưởng đến lớp lipid hơn, đặc biệt khi dùng cùng các chất dưỡng ẩm.

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis – ACD)

Rửa tay thường xuyên là nguy cơ gây ra ACD. Các chất có thể gây ra ACD trong các sản phẩm vệ sinh tay bao gồm: chất bảo quản, chất bề mặt, chất kháng khuẩn. ABHR cũng có thể gây ra ACD do chứa các dị nguyên như propylene glycol và chất tạo mùi. Khi nghi ngờ ACD, cần khám chuyên khoa da liễu và làm test áp.

  • Dưỡng ẩm sau vệ sinh tay

Mục đích của việc dùng dưỡng ẩm sau vệ sinh tay là tránh khô da và hạn chế viêm da do chất vệ sinh tay. Chất dưỡng ẩm được chia thành 4 loại: bít, hút nước, chất làm ẩm và protetin tái tạo. Dưỡng ẩm bít (vaseline, sáp ong) làm giảm mất nước qua thượng bì. Chất hút nước (ure, glycerin) có các thành phần ưa nước, giúp hút nước từ trung bì sâu và từ môi trường. Chất làm ẩm (ceramide, acid béo tự do) chứa các lipid và dầu, ngăn ngừa mất nước qua da. Các protein tái tạo như collagen, keratin là các protein trọng lượng phân tử nhỏ giúp khôi phục hàng rào da. Các biện pháp để tránh khô da, ICD và ACD là dùng dưỡng ẩm thường xuyên ngay sau khi rửa tay hoặc thêm các thành phẩm dưỡng ẩm vào sản phẩm rửa tay.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

  • Lưu ý các vùng tay dễ bị bỏ sót khi rửa tay là: ngón tay, ô mô út, mu tay.
  • Nhiệt độ nước không ảnh hưởng đến việc loại bỏ vi sinh vật, nên dùng nước lạnh hoặc ấm nhẹ để tránh kích ứng da. Nhiệt độ cao trên 40 độ C làm ảnh hưởng đến lớp sừng, rối loạn cấu trúc lipid, làm tăng tính thấm qua da. Rửa tay bằng xà phòng và nước ngay trước hoặc sau khi sát khuẩn tay nhanh là không cần thiết và làm tăng nguy cơ viêm da tay. Đeo găng tay khi tay còn ướt hoặc chất sát khuẩn chưa bay hơi hết cũng làm tăng nguy cơ kích ứng.
  • Dùng dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay, khi tay chưa khô hẳn, với lượng là 2 đơn vị fingertip cho mỗi tay, đợi 1-3 phút. Nên dùng 3-4h/lần và sau mỗi lần rửa tay. Hội da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo dùng chất dưỡng ẩm không có mùi, có vaseline là hiệu quả nhất và ít gây dị ứng nhất. Tuy nhiên, lại không nên dùng khi đeo găng tay cao su do ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của găng tay.

Bảng 3. Khuyến cáo về vệ sinh tay của Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ

Dùng xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp

·         Rửa tay bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây

·         Tránh nước nóng và nước quá lạnh

·         Không xà chát

·         Dùng dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay

·         Các sản phẩm có thành phần kháng khuẩn không cần thiếp

·         Tránh các sản phẩm có chất bảo quản, mùi, chất nhuộm

·         Chọn các sản phẩm có bổ sung chất làm ẩm

Dùng ABHR

·         Nồng độ cồn ít nhất là 60%

·         Tránh các chất nguy cơ cao gây dị ứng

·         Chọn sản phẩm có bổ sung dưỡng ẩm

·         Dùng dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay

Dùng dưỡng ẩm

·         Không nên để dưỡng ẩm trong lọ/bình để tránh phải dùng tay trực tiếp lấy dưỡng ẩm, nguy cơ nhiễm khuẩn

·         Dùng dưỡng ẩm dạng tube, vừa với túi áo để có thể mang theo

·         Có thể băng bịt vào buổi đêm

·         Nếu dùng găng tay, nên chọn dưỡng ẩm ưa nước do loại ưa dầu có thể làm mất tính toàn vẹn của găng tay

·         Găng latex, vinul, nitrile không bị ảnh hưởng bởi ethanol hoặc isopropyl

Viêm da tiếp xúc dị ứng với găng tay

·         Dùng loại găng tay chuyên biệt

·         Dùng dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay và trước khi đi găng tay

·         Có thể dùng một lớp găng tay bằng cotton hoặc plastic bên trong

·         Nên làm test áp xác định dị nguyên

Điều trị viêm da tiếp xúc

· Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD)

o   Xác định và tránh các chất dị nguyên

o   Dùng corticoid bôi tại chỗ

o   Nên thực hiện test áp

o   Dùng corticoid tại chỗ loại mạnh hơn, liệu pháp ánh sáng, các biện pháp toàn thân, thay đổi nghề nghiệp trong trường hợp kháng trị

· Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD)

o   Xác định và tránh các chất gây kích ứng, lưu ý các chất tẩy rửa

o   Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên, có thể dùng corticoid bôi tại chỗ

o   Khám chuyên khoa da liễu khi dai dẳng

o   Dùng liệu pháp ánh sáng, các biện pháp toàn thân, thay đổi nghề nghiệp trong trường hợp kháng trị

Các yếu tố nguy cơ của ACD và/hoặc ICD

· Rửa tay

o   Tần suất rửa tay

o   Tiếp xúc các chất tẩy rửa

o   Dùng nước quá nóng, quá lạnh

· Tiếp xúc dị nguyên

o   Kháng sinh bôi tại chỗ (neomycin, bacitracin)

o   Các loai băng dính

o   Găng tay cao su

·  Có bệnh lý da nền trước đó: viêm da cơ địa…

Kết luận: vệ sinh tay là vô cùng quan trọng trong việc hạn chế lan truyền COVID-19. Có nhiều sản phẩm rửa tay, trong đó dung dịch rửa tay chứa cồn có bổ sung dưỡng ẩm được coi là loại ít gây nhạy cảm và dị ứng hơn so với xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. Chandler W. Rundle et al, (2020). Hand hygiene during COVID-19: Recommendations from the American Contact Dermatitis J Am Acad Dermatol. 2020 Dec; 83(6): 1730–1737.
  2. Lan J, Song Z, Miao X, et al (2020). Skin damage among healthcare workers managing coronavirus disease-2019. J Am Acad 2020;82(5):1215-1216.
  3. D Singh et al (2020). Alcohol-based hand sanitisers as first line of defence against SARS-CoV-2: a review of biology, chemistry and foEpidemiol Infect 2020 Sep 29;148:e229.
  4. Andrew P. Golin et al (2020). Hand sanitizers: A review of ingredients, mechanisms of action, modes of delivery, and efficacy against coronaviruses. Am J Infect Control. 2020 Sep; 48(9): 1062–1067.
  1. Alberto Berardi et al (2020). Hand sanitisers amid CoViD-19: A critical review of alcohol-based products on the market and formulation approaches to respond to increasing International Journal of Pharmaceutics 584 (2020) 119431

Bài viết: BSNT Hồ Phương Thùy

Đăng bài: Phòng CTXH

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn