U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Ngày đăng: 26/03/2025 bvdalieutrunguong

1. Đại cương  

U hạt sinh mủ là tình trạng tăng sinh lành tính, mắc phải của các mao mạch ở da và niêm mạc miệng. Tên gọi này là một cách gọi sai vì đây là một dạng u mạch máu, không phải do nhiễm trùng. U hạt sinh mủ còn được gọi là u hạt nhiễm khuẩn, u hạt thai nghén hoặc khối u thai kỳ khi xảy ra trong thai kỳ.

2. Ai có thể mắc u hạt sinh mủ ?

U hạt sinh mủ thường xảy ra ở trẻ em khoảng 6 tuổi và trong giai đoạn thanh thiếu niên. Nhìn chung nam giới chiếm ưu thế (3/2) ngoại trừ các tổn thương ở miệng do liên quan đến việc mang thai và sử dụng thuốc tránh thai đường uống. Chủng tộc nào cũng có nguy cơ mắc bệnh.

3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là gì ?

Nhiều yếu tố có liên quan đến bệnh nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến. Cơ chế được đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổn thương dẫn đến mất cân bằng giữa các yếu tố hình thành mạch máu và chống hình thành mạch máu, dẫn đến sự tăng sinh nhanh chóng của các mao mạch có tính chất tân sinh, dễ vỡ và có dạng thuỳ. Mô hạt phản ứng từ các chấn thương có thể góp phần gây ra tình trạng này; tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ có 7% các tổn thương này là có tiền sử chấn thương. Các yếu tố khác bao gồm nhiễm trùng và dị dạng mạch máu từ trước.

Các yếu tố liên quan đến sự phát triển của u hạt sinh mủ có thể bao gồm:

  • Chấn thương - chấn thương nhỏ chiếm 7% các trường hợp; trong khoang miệng, chấn thương kích thích mãn tính nhẹ được cho là tác nhân phổ biến. Xỏ khuyên mũi được báo cáo có liên quan đến u hạt sinh mủ trong mũi.
  • Ảnh hưởng của hormone - có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tránh thai đường uống và ở 5% trường hợp mang thai.
  • huốc - retinoid uống, thuốc ức chế protease (dùng trong điều trị HIV/AIDS), liệu pháp điều trị đích trong ung thư và ức chế miễn dịch.
  • Nhiễm trùng - Staphylococcus aureus thường có liên quan. Trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng kém là một yếu tố nguy cơ. Không có bằng chứng về nguyên nhân do virus.

4. Các đặc điểm lâm sàng

U hạt sinh mủ ở da biểu hiện là một nốt đỏ không đau, thường có đường kính 5-10mm, phát triển nhanh trong vài tuần. Bề mặt ban đầu nhẵn nhưng có thể loét, đóng vảy hoặc sùi. U hạt sinh mủ thường đơn độc, nhưng có thể có nhiều nốt và tổn thương vệ tinh. Các vị trí thường gặp nhất là ngón tay và mặt. U hạt sinh mủ dễ chảy máu khi bị chấn thương nhẹ.

U hạt sinh mủ niêm mạc miệng thường phát triển trên môi và lợi dưới dạng các nốt, sẩn đỏ không đau có cuống hoặc không, phát triển chậm, có kích thước từ vài mm đến vài cm. Bề mặt có thể bị loét và dễ chảy máu. Theo thời gian, tổn thương chuyển sang màu hồng nhạt hơn. Các vị trí niêm mạc khác có thể bị ảnh hưởng bao gồm kết mạc và niêm mạc mũi.

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương của u hạt sinh mủ (Nguồn: Internet)

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương của u hạt sinh mủ (Nguồn: Internet)

5. Làm thế nào để chẩn đoán u hạt sinh mủ ?

    U hạt sinh mủ thường chẩn đoán bằng lâm sàng. Tuy nhiên, xét nghiệm mô bệnh học có thể chỉ định trong trường hợp không điển hình.

    Mô bệnh học của u hạt sinh mủ cho thấy sự sắp xếp mao mạch dạng thùy ở lớp trung bì. Lớp thượng bì bên trên có thể mỏng hoặc loét, và xung quanh ngoại vi bao bọc bởi các đường nối thượng bì và trung bì kéo dài và ống tuyến eccrine. Những thay đổi viêm và dấu hiệu xuất huyết là thứ phát.

    Trên hình ảnh dermoscopy, u hạt sinh mủ có viền sừng hóa rõ tạo thành một vòng màu trắng. Cấu trúc mạch máu thường tạo thành từng thùy màu đỏ đồng nhất ngăn cách bởi các dải màu trắng.

Hình ảnh trên dermoscopy (hình 1) và mô bệnh học (hình 2) của u hạt sinh mủ (Nguồn: Internet)

Hình ảnh trên dermoscopy (hình 1) và mô bệnh học (hình 2) của u hạt sinh mủ (Nguồn: Internet)

6. Chẩn đoán phân biệt

  • U hắc tố không sắc tố
  • Sarcoma Kaposi
  • Bệnh u mạch do trực khuẩn
  •  U máu anh đào

7. Phương pháp điều trị

Biện pháp chung

Điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố kích hoạt là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tái phát bao gồm:

  • Ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây bệnh
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Điều trị chấn thương khoang miệng do răng gây ra, tháo bỏ các lỗ xỏ khuyên

Điều trị tại chỗ

  • Kem Imiquimod 5%
  • Timolol gel 0,5% và các thuốc chẹn beta tại chỗ (hoặc uống) khác
  • Tiêm steroid nội tổn thương
  • Liệu pháp lạnh
  • Liệu pháp muối (salt therapy)

Điều trị thủ thuật

  • Nạo và đốt
  • Cắt bỏ bằng phẫu thuật
  • Laser mạch máu và laser phá hủy tổn thương

8. Tiên lượng

U hạt sinh mủ hiếm khi tự khỏi ngoại trừ trường hợp sau sinh đối với các tổn thương liên quan đến thai kỳ. Tái phát thường gặp, đặc biệt là đối với các tổn thương ở lợi khi điều trị không đầy đủ hoặc không giải quyết được yếu tố kích thích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO                           

1.      Wollina U, Langner D, França K, Gianfaldoni S, Lotti T, Tchernev G. Pyogenic Granuloma - A Common Benign Vascular Tumor with Variable Clinical Presentation: New Findings and Treatment Options. Open Access Maced J Med Sci. 2017 Jul 25;5(4):423-426.

2.      Plachouri KM, Georgiou S. Therapeutic approaches to pyogenic granuloma: an updated review. Int J Dermatol. 2019;58(6):642–8. doi:10.1111/ijd.14268.

3.      Benedetto C, Crasto D, Ettefagh L, Nami N. Development of Periungual Pyogenic Granuloma with Associated Paronychia Following Isotretinoin Therapy: A Case Report and a Review of the Literature. J Clin Aesthet Dermatol. 2019 Apr;12(4):32-36.

Viết bài: BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

dalieu.vn dalieu.vn