Tự mẫn cảm da

posted 21/05/2024 bvdalieutrunguong

1. Tổng quan

Tự mẫn cảm da (Cutaneous autosensitization) là phản ứng da cấp tính, xuất hiện và phát triển ở xa vị trí ổ viêm ban đầu. Bệnh còn có nhiều tên gọi khác như viêm da tự mẫn cảm (Autosensitization dermatitis), chàm phản ứng thứ phát lan tỏa (Disseminated secondary eczema), tự chàm hóa (Autoeczematization) hoặc id reaction. Thuật ngữ “-id” là một hậu tố có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, biểu thị mối quan hệ “cha-con”. Do vậy, tùy theo nguyên nhân gây tự mẫn cảm da mà có các tên gọi khác nhau như Dermatophytid (tự mẫn cảm da do nhiễm nấm), bacterid (tự mẫn cảm da do nhiễm vi khuẩn), tuberculid, scabid, leishmanid…  

2. Cơ chế bệnh sinh

Có nhiều giả thuyết liên quan đến cơ chế bệnh sinh của tự mẫn cảm da. Trong đó, giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất cho rằng tự mẫn cảm da là một phản ứng miễn dịch bất thường giữa tế bào thượng bì và tế bào lympho T. Các tác nhân vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi rút… hoặc không phải vi sinh vật như chấn thương, xạ trị, viêm da ứ trệ, tổ đỉa… tác động trực tiếp lên lympho T ở da hoặc gián tiếp thông qua các cytokin báo động của tế bào thượng bì (IL-25, IL-33, TSLP) dẫn tới sự phản ứng quá mức của lympho T. Các tế bào lympho này di chuyển trong hệ tuần hoàn và xâm nhập vào các vị trí da xa vị trí khởi phát ban đầu gây nên các tổn thương da thứ phát. Điều này được chứng minh qua một số nghiên cứu của Kasteler, González-Amaro và Cunningham. Các nghiên cứu này đã chỉ ra số lượng tế bào lympho T hoạt hóa biểu hiện thụ thể HLA-DR và IL-2R trong máu ngoại vi của bệnh nhân tăng lên khi đang có biểu hiện tự mẫn cảm da và giảm đi sau khi bệnh thoái lui. Ngoài ra còn có tăng số lượng lymphoT CD25+ tăng và giảm số lượng lympho T ức chế trong máu ngoại vi của bệnh nhân đang có biểu hiện tự mẫn cảm da.

3. Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện tổn thương da của tự mẫn cảm da rất đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phản ứng của vật chủ. Hay gặp nhất trên lâm sàng là phản ứng chàm (eczema) sau nhiễm nấm nông, sau chấn thương hoặc sẹo bỏng… Ngoài ra còn có các tổn thương khác như dạng mày đay, hồng ban nút, hồng ban đa dạng, hồng ban nhẫn, dạng tinh hồng nhiệt, dạng lichen…

3.1. Phản ứng tự mẫn cảm da do nhiễm nấm (Dermatophytid reaction)

Nấm là nguyên nhân thường gặp nhất trong các tác nhân vi sinh vật gây phản ứng tự mẫn cảm da, đặc biệt là các chủng nấm có nguồn gốc từ đất, từ thực vật hoặc từ động vật lây nhiễm sang người. Có khoảng 17% các trường hợp nấm bàn chân và 5% trường hợp nấm da nhẵn có biểu hiện tự mẫn cảm da với chủng nấm chiếm ưu thế lần lượt là T. mentagrophytes (34,6%), E.floccosum (16,7%) và T.rubrum (5,5%).

Phản ứng tự mẫn cảm da nhiễm nấm thường khởi phát khoảng 1-2 tuần sau nhiễm nấm, có thể xuất hiện trước và trong quá trình dùng thuốc chống nấm toàn thân (cần phân biệt với phản ứng dị ứng thuốc).

Tổn thương cơ bản: thường gặp nhất là sẩn mụn nước kèm ngứa, ít gặp các tổn thương dạng vảy nến, dạng lichen hoặc dạng hồng ban đa dạng.

Phản ứng tự mẫn cảm da với tổn thương sẩn mụn nước ở bàn tay do nhiễm nấm bàn chân ở kẽ ngón chân 4-5 bên phải (Nguồn: BS Nguyễn Thị Kim Cúc)

Phản ứng tự mẫn cảm da với tổn thương sẩn mụn nước ở bàn tay do nhiễm nấm bàn chân ở kẽ ngón chân 4-5 bên phải (Nguồn: BS Nguyễn Thị Kim Cúc)

3.2. Phản ứng tự mẫn cảm da do nhiễm vi khuẩn (bacterid reaction)

Tổn thương đa dạng phụ thuộc chủng vi khuẩn: nhiễm liên cầu Streptococcus pyogenes nhóm A vùng hầu họng ở trẻ em thường gây phản ứng hồng ban nút; nhiễm M.tuberculosis có thể gây phản ứng tuberculoid như á lao sẩn hoại tử, hồng ban nút, hồng ban rắn…

Cần chẩn đoán phân biệt với IED (Infectious eczematoid dermatitis): phản ứng khu trú gần ổ nhiễm trùng nguyên phát. 25% IED phát triển thành bacterid reaction sau đó

3.3. Phản ứng tự mẫn cảm da do nhiễm vi rút

Hay gặp nhất là hồng ban đa dạng do nhiễm virus herpes HSV-1. Các tổn thương ít gặp hơn phản ứng dạng tổ đỉa sau nhiễm virus orf (virus gây bệnh lở miệng ở động vật nhai lại) liên quan đến nghề nghiệp (công nhân chăn nuôi gia súc), tổn thương sẩn mụn nước sau nhiễm virus gây u mềm lây…

3.4. Phản ứng tự mẫn cảm da do nhiễm kí sinh trùng

Kí sinh trùng hay gây phản ứng tự mẫn cảm da bao gồm leshmania, cái ghẻ, chấy rận… với tổn thương dạng sẩn mụn nước, dạng chàm đồng tiền, dạng vảy phấn hồng…

3.5. Phản ứng tự mẫn cảm da không do các tác nhân vi sinh vật

Viêm da ứ trệ, chấn thương ngoài da, vết bỏng… là các nguyên nhân thường gặp gây phản ứng tự mẫn cảm da với tổn thương phổ biến nhất là dạng chàm khởi phát xung quanh vị trí ổ viêm ban đầu và sau đó lan tỏa các vị trí khác của cơ thể.

Phản ứng tự mẫn cảm da với tổn thương dạng chàm rải rác khắp cơ thể do chấn thương kèm viêm da tiếp xúc dị ứng với cao dán giảm đau ở cổ chân bên phải (Nguồn: BS Nguyễn Thị Kim Cúc)

Phản ứng tự mẫn cảm da với tổn thương dạng chàm rải rác khắp cơ thể do chấn thương kèm viêm da tiếp xúc dị ứng với cao dán giảm đau ở cổ chân bên phải (Nguồn: BS Nguyễn Thị Kim Cúc)

4. Cận lâm sàng

Mô bệnh học của phản ứng tự mẫn cảm da đa dạng tùy theo triệu chứng lâm sàng và không đặc hiệu.

Các xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh như soi tươi tìm nấm, nuôi cấy nấm, nhuộm soi và hoặc nuôi cấy vi khuẩn…

5. Điều trị

Cần tìm kiếm và điều trị bệnh lý da ban đầu (nhiễm vi sinh vật hoặc tác nhân khác).

Điều trị triệu chứng bệnh bao gồm corticoid tại chỗ, thuốc kháng histamin H1… Có thể sử dụng corticoid toàn thân với các trường hợp phản ứng tự mẫn cảm da mạnh và lan tỏa.

6. Kết luận

Tự mẫn cảm da là phản ứng thứ phát của da, xuất hiện ở xa và sau ổ viêm ban đầu. Tế bào thượng bì và lympho T đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Điều trị bao gồm tìm và điều trị ổ viêm da ban đầu kết hợp với điều trị triệu chứng.

Tài liệu tham khảo

1. Bertoli MJ, Schwartz RA, Janniger CK. Autoeczematization: A Strange Id Reaction of the Skin. Cutis. Sep 2021;108(3):163-166. doi:10.12788/cutis.0342

2. Bosworth A, Hull PR. Disseminated Eczema Following Radiotherapy: A Case Report.JCutan Med Surg. May/Jun 2018;22(3):353-355. doi:10.1177/1203475418755997

3. Chirac A, Brzezinski P, Chiriac AE, Foia L, Pinteala T. Autosensitisation (Autoeczematisation) reactions in a case of diaper dermatitis candidiasis. Nigerian medical journal : journal of the Nigeria Medical Association. May 2014;55(3):274-5. doi:10.4103/0300-1652.132070

4. Del Giudice P, Reverte M. Id reaction following the treatment of a cutaneous larva migrans. JAAD Case Rep. Aug 2023;38:68-69. doi:10.1016/j.jdcr.2023.06.002

5. Ilkit M, Durdu M, Karakas M. Cutaneous id reactions: a comprehensive review of clinical manifestations, epidemiology, etiology, and management. Crit Rev Microbiol. Aug 2012;38(3):191-202. doi:10.3109/1040841X.2011.645520

Người viết: BS Nguyễn Thị Kim Cúc, BSCKII Quách Thị Hà Giang - Khoa Điều trị bệnh da nam giới

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chương trình Livestream, chủ đề: Bệnh giang mai có xu hướng gia tăng

Chương trình Livestream, chủ đề: Bệnh giang mai có xu hướng gia tăng

Bác sĩ tham gia: ThS.BS. Ngô Minh Thảo - Khoa Laser và săn sóc da..

Video- 23 giờ trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán cung cấp oxi cho bình oxi nén 40l

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán cung cấp oxi cho bình oxi nén 40l

.

Thông báo- 2 ngày trước

Các loại rụng tóc và điều trị thuốc

Các loại rụng tóc và điều trị thuốc

Rụng tóc được định nghĩa là mất tóc từ cơ thể. Rụng tóc thường là mối quan tâm lớn cho bệnh nhân do vấn đề thẩm mỹ, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu quan trọng của bệnh hệ thống. Không có phương pháp điều trị nào có hiệu quả cho tất cả mọi người - và việc điều trị không phải lúc nào cũng được khuyến khích..

Thông tin Dược- 4 ngày trước

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm thuốc thử xét nghiệm định tính tế bào biểu hiện Fibrinogen Polyclonal Rabbit Anti-Human Fibrinogen/FITC

Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm thuốc thử xét nghiệm định tính tế bào biểu hiện Fibrinogen Polyclonal Rabbit Anti-Human Fibrinogen/FITC

Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm thuốc thử xét nghiệm định tính tế bào biểu hiện Fibrinogen Polyclonal Rabbit Anti-Human Fibrinogen/FITC.

Thông báo- 5 ngày trước

Thông báo mời chào giá thuốc

Thông báo mời chào giá thuốc

Thông báo mời chào giá thuốc.

Thông báo- 5 ngày trước

Bệnh viện Da liễu Trung ương: 13 phòng, trung tâm đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015

Bệnh viện Da liễu Trung ương: 13 phòng, trung tâm đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015

Bệnh viện Da liễu Trung ương: 13 phòng, trung tâm đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015.

Tin hoạt động- 5 ngày trước

largeer