U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
1.Giới thiệu:
Bệnh phong (leprosy) là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do một loại trực khuẩn có tên khoa học là Mycobaterium leprae gây nên. Bệnh chủ yếu biểu hiện ở da và thần kinh ngoại biên do ái tính với hai cơ quan này, đặc biệt viêm dây thần kinh ngoại biên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tàn tật.1,2 WHO tuyên bố đã loại bỏ được căn bệnh này năm 2000, tuy nhiên, trên thế giới vẫn phát hiện các ca bệnh mới với số lượng hằng định trong 10 năm gần đây.3 Tại Việt Nam, các ca bệnh phong mới ghi nhận có những biểu hiện lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh hệ thống hay bệnh da ác tính khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Bài viết này giới thiệu một trường hợp bệnh phong mới được chẩn đoán tại Bệnh viện Da liễu trung ương, với tổn thương da không điển hình, đã được điều trị theo phác đồ bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhiều năm.
2.Mô tả trường hợp bệnh:
Tháng 9 năm 2020, Bệnh viện Da liễu trung ương tiếp nhận bệnh nhân nữ, 47 tuổi, có biểu hiện bệnh trong khoảng 3 năm nay. Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh khởi phát với ban đỏ, ngứa ở bàn tay hai bên kèm dát đỏ ở mặt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, đau khớp gối và khớp cổ chân. Bệnh nhân đi khám tại một bệnh viện đa khoa được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống, kết quả xét nghiệm miễn dịch âm tính, điều trị bằng Medrol (liều gần nhất 16mg/ngày), HCQ 400mg/ngày và Neoral không rõ liều trong vòng 3 năm. Bệnh tiến triển từng đợt. Cách vào viện 1 năm, bệnh nhân có hoại tử đầu ngón hai bàn chân phải, được điều trị cắt cụt. 3 tháng gần đây, bệnh nhân xuất hiện tổn thương dạng cục ở vùng cẳng tay, cẳng chân và thân mình, tổn thương đỏ, ấn đau, một số mất đi để lại dát thâm, kèm sốt. Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương.
Khám lâm sàng:
Thần kinh chày sau to đau 2 bên. Thần kinh trụ 2 bên nhạy cảm.
Mất cảm giác 1/3 dưới cùng bàn chân 2 bên, mất cảm giác 1/3 trên cẳng tay trái.
Cơ lực: bình thường.
Tiền sử:
Hình 1– Tổn thương ban đỏ tăng nhạy cảm ánh sáng ở mặt (A), tổn thương nodule đỏ, mảng tăng sắc tố, thâm nhiễm nhẹ ở thân mình (B), cẳng tay (C), bàn tay (D), đùi và cẳng chân (E), tổn thương mất đốt xa ngón 2 bàn chân phải (F)
Kết quả xét nghiệm:
Hình 2: Tiêu bản nhuộm HE (A-B-C), tiêu bản nhuộm Zielh – Neelsen (D)
1-Viêm mô mỡ, 2-Viêm trung bì sâu, 3-Tế bào bọt,
4-Trực khuẩn phong đứt gãy, tập trung thành búi.
Qua khai thác lâm sàng, chúng tôi hướng đến các chẩn đoán: mycosis fungoides, hồng ban nút, bệnh phong, cơn phản ứng phong loại 1 hoặc loại 2. Kết hợp thêm với kết quả xét nghiệm, những điểm phù hợp và không phù hợp với từng bệnh nêu trên được phân tích và trình bày trong bảng sau:
Tên bệnh | Phù hợp | Không phù hợp |
Subcutanous T-cell lyphoma | Tổn thương dạng nodule, dạng mảng thâm nhiễm rải rác | Có tổn thương thần kinh. Hạch không to. Số lượng bạch cầu và bạch cầu lympho không tăng. Mô bệnh học: Không có thâm nhiễm tế bào lympho bất thường ở trung bì nông tới thượng bì và phần phụ của da. |
Hồng ban nút | Tổn thương nodule màu đỏ, ranh giới không rõ, ấn đau, ở mặt duỗi chi dưới. Sốt, đau khớp Mô bệnh học có viêm mô mỡ, thâm nhiễm tế bào lympho và tế bào bọt. | Có tổn thương thần kinh. Mô bệnh học: Không có u hạt Miescher, không có bạch cầu đa nhân trung tính. |
Cơn phản ứng phong loại 1 | Sốt, tổn thương thần kinh: thần kinh chày sau to 2 bên, mất cảm giác. Xảy ra trước điều trị phong. | Tình trạng viêm dây thần kinh không nặng nề. Không có tổn thương sưng đỏ bóng, căng mọng, ranh giới rõ, dễ loét. Mô bệnh học: Nhiều tế bào bọt. Trực khuẩn phong trên tiêu bản nhuộm Zielh – Neelsen: 5 (+), tập trung thành bó, búi.
|
Cơn phản ứng phong loại 2 | Tiến triển kinh diễn, thành đợt. Tổn thương dạng nodule ở tứ chi, không loét, màu hồng. Viêm nhẹ dây thần kinh ngoại vi. Sốt, phù nhẹ cẳng chân phải. Mô bệnh học: Nhiều tế bào bọt. Trực khuẩn phong trên tiêu bản nhuộm Zielh – Neelsen: 5 (+), tập trung thành bó, búi. | Xảy ra trước điều trị phong.
|
Lupus ban đỏ hệ thống | Sốt. Khởi phát có tổn thương ban đỏ ở bàn tay, ban đỏ ở mặt, tăng nhạy cảm với ảnh sáng, rụng tóc, đau khớp. | Kháng thể kháng nhân ANA: âm tính. Kháng thể kháng ds-DNA: âm tính. Mô bệnh học không có hình ảnh dày sừng, thoái hóa lỏng lớp đáy, dày màng đáy, lắng đọng mucin, xâm nhập viêm bạch cầu đơn nhân quanh mạch, sát màng đáy, quanh phần phụ. |
Chúng tôi thấy rằng chẩn đoán Phong thể LL-cơn phản ứng phong loại 2 có nhiều điểm phù hợp nhất. Vì thế, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ phong thể nhiều vi khuẩn gồm Rifampicin, Clofazimin, DDS và Methylprednisolon 16mg. Theo dõi điều trị sau 10 ngày, bệnh nhân có đáp ứng tốt, không sốt, cơ năng hết đau, hầu hết tổn thương hết đỏ, trở thành dát tăng sắc tố (Hình 3).
Hình 3 – Đáp ứng điều trị sau 10 ngày: Trước điều trị (A); sau điều trị (B)
3. Bàn luận:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh phong vô cùng phong phú, được chia thành nhiều thể, biến đổi lẫn nhau và phụ thuộc nhiều vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể với trực khuẩn M.leprae.4,5 Trên lâm sàng, ở bệnh nhân này, tổn thương da ban đầu là các dát đỏ ở bàn tay, mặt, tăng nhạy cảm ánh sáng, kèm rụng tóc, đau khớp, giống với biểu hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống, dẫn đến việc điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (methylprednisolon, hydroxycloroquin, cyclosporin) kéo dài. Tại thời điểm chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân, tổn thương trên da không điển hình mà rất giống với các bệnh da khác gồm cả bệnh ác tính, bệnh da tự miễn, hay dị ứng. Hình ảnh mô bệnh học điển hình bệnh phong thể LL, tuy nhiên không điển hình của cơn phản ứng phong loại 2, chỉ số MI=1% dù bệnh nhân chưa được điều trị phong trước đó, xét nghiệm số lượng bạch cầu và CRP không tăng hoặc tăng ít. Trong y văn, phong thể u là hậu quả của thiếu hụt đáp ứng miễn dịch tế bào và các tổn thương da được quyết định bởi sự ưu thế tế bào lympho T-CD8 và các cytokine týp 2, nhất là interleukin-4,10.6,7 TNF-α đóng vai trọng quan trọng trong phản ứng u hạt, trong đó có sự thực bào vi khuẩn của đại thực bào, giúp ngăn chặn vi khuẩn lan tràn.8,9 Theo G Horta-Baas, việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đã làm biến đổi hình thái lâm sàng của phong theo hướng nodule.5 Trường hợp bệnh nhân này, có thể việc điều trị theo hướng lupus ban đỏ hệ thống đã làm hình ảnh lâm sàng, mô bệnh học và xét nghiệm đều bị biến đổi so với trường hợp điển hình. Như vậy, trong thực hành lâm sàng, bác sĩ luôn phải chú ý đặt chẩn đoán phân biệt với bệnh phong, nhất là khi có 1 trong các dấu hiệu: giảm/mất cảm giác ở tổn thương giảm sắc tố hoặc dạng mảng đỏ; thần kinh ngoại vi tăng kích thước kèm theo giảm cảm giác và hoặc giảm vận động cơ được chi phối; có AFB trên xét nghiệm rạch da.3
Thực tế, trên thế giới đã có nhiều báo cáo ca lâm sàng chẩn đoán nhầm bệnh phong với các bệnh hệ thống, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống, và một số trường hợp đồng mắc.4,5,10 Trong đó các triệu chứng lâm sàng gây nhầm lẫn hay gặp nhất là tổn thương da, ban đỏ ở mặt, tổn thương thần kinh, viêm khớp và hội chứng Raynaud.5 Một nghiên cứu ở Brazil đã chỉ ra có 16% dương tính giả khi áp dụng tiêu chuẩn ACR 1997 chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống cho 100 trường hợp bệnh nhân phong.11 Sự thiếu sót trong hiểu biết và đặt ra chẩn đoán phân biệt bệnh phong, nhất là ở các vùng không có yếu tố dịch tễ (do thời gian ủ bệnh dài, biểu hiện lâm sàng đa dạng, số lượng ca bệnh ít), có thể gây chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị không phù hợp cho bệnh nhân.5
4.Kết luận:
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng, có thể gây tàn tật và có biểu hiện lâm sàng đa dạng phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể. Mặc dù đã được công bố loại bỏ vào năm 2000, tuy nhiên một số ca bệnh mới vẫn được phát hiện với những triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và mô bệnh học biến đổi, đặt ra thách thức lớn trong chẩn đoán bệnh. Trong thực hành lâm sàng, cần luôn chú trọng đặt ra chẩn đoán phân biệt khi có dấu hiệu nghi ngờ và khẳng định lại bằng hình ảnh mô bệnh học, từ đó có thể điều trị sớm cho bệnh nhân phong.
Tài liệu tham khảo:
Bài viết: BS Trần Mẫn Chu – Khoa Huyết học – sinh hóa – giải phẫu bệnh
Đăng bài: phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)