Tổng quan về các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Ngày đăng: 09/02/2015 Admin

1. TÌNH HÌNH CÁC NTLTQĐTD TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Theo các báo của WHO mỗi năm có khoảng 360-400 triệu người mắc các NTLTQĐTD (kể cả nhiễm HIV). Riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương con số này là 36 triệu.

Tại Mỹ ước tính mỗi năm có khoảng 19 triệu người tuổi từ 25-29 bị mắc các NTLTQĐTD, đặc biệt là nhiễm Chlamydia và lậu cầu.

Tại Anh Quốc năm 2008 có khoảng 400.000 người mắc giang mai, lậu, Chlamydia và HPV.

Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị Da liễu của các tỉnh, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị mắc các NTLTQĐTD. Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù cò khám và điều trị NTLTQĐTD song không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ.

2. KHÁI NIỆM CÁC THUẬT NGỮ

2.1. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tÌnh dục (STI: Sexually Transmitted Infections): Thuật ngữ này được dùng từ những năm đầu 1990 để chỉ sự nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rut và ký sinh trùng, chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn, không được bảo vệ. Các nhiễm trùng này có thể có triệu chứng hay không có triệu chứng lâm sàng, có thể không gây thương tổn các cơ quan. Thuật ngữ STI được dùng một cách rộng rãi hơn so với thuật ngữ STD (Sexually Transmitted Diseases), đặc biệt ở tuyến cộng đồng.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do nhiều tác nhân như: nấm, HIV, xoắn khuẩn, chlamydia, lậu cầu… Muốn chẩn đoán chính xác thì phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên ở tuyến cộng đồng vì chưa sẵn có hệ thống xét nghiệm nên thường phát hiện bằng “tiếp cận hội chứng”.

 2.2. Tiếp cận hội chứng (Syndromatic approach): Là phương pháp dựa vào các nhóm dấu hiệu hoặc nhóm triệu chứng để xác định các căn nguyên và điều trị các NTLTQĐTD. Phương pháp này chỉ áp dụng ở tuyến cộng đồng, vì ở tuyến này không có hệ thống xét nghiệm. Mỗi hội chứng do các nhóm căn nguyên khác nhau gây nên. Ví dụ: Hội chứng tiết dịch âm đạo thường do lậu cầu, chlamydia, trichomonas gây nên, hội chứng loét sinh dục do giang mai, herpes… Vì vậy cần phải điều trị tất cả các căn nguyên có liên quan. Tiếp cận hội chứng với mục đích là đến dịch vụ y tế sớm nhất đến người bệnh ở tuyến cộng đồng trong điều kiện không có các trang thiết bị để chẩn đoán. Hơn nữa qua phương pháp này người thầy thuốc cũng giáo dục y tế cho người bệnh về an toan tình dục, sức khỏe sinh sản và phòng chống các NTLTQĐTD, HIV/AIDS.

Như vậy với tiếp cận hội chứng người bệnh sẽ được điều trị sớm, tránh được biến chứng và họ cũng sẽ hiểu được các phương pháp phòng bệnh. Tuy nhiên vì phải điều trị nhiều căn nguyên nên phương pháp này tốn kém và mất thời gian.

2.3. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases): Trước đây gọi là bệnh hoa liễu (Venereal Diseases). Ví dụ: bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh hạ cam…Các bệnh này lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, không được bảo vệ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phong phú và có thể có nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Chẩn đoán chính xác các căn nguyên gây bệnh chủ yếu dựa vào các xét nghiệm.

 2.4. Quan hệ tình dục đồng giới (Homosexual): Quan quan hệ tình dục cùng giới nam hay cùng giới nữ. Đây là đường rất dễ lây nhiễm HIV cũng như các NTLTQĐTD.

2.5. Quan hệ tình dục khác giới (Heterosexual): Quan hệ tình dục thông thường giữa nam và nữ, nhưng nếu không được bảo vệ an toàn cũng bị nhiễm các NTLTQĐTD và HIV.

2.6. Qua hệ tình dục lưỡng giới (Bisexual): Một người có quan hệ tình dục với cả hai giới nam và nữ.

2.7. Nhiễm trùng đường sinh sản (Reproductive Tract Infections – RTI): Là các nhiễm trùng ở đường sinh sản do:

– Nhiễm trùng nội sinh (Endogenous Infections) ví dụ: các nấm men, vi khuẩn ký sinh ở âm đạo.

– Nhiễm trùng do can thiệp y tế (Iatrogenic Infections), đặc biệt các thủ thuật/can thiệp sản khoa.

– Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

3. CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH

Căn nguyên của các NTLTQĐTD bao gồm: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng

Căn nguyên của các NTLTQĐTD bao gồm: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng









Vi khuẩn

Vi rút

Ký sinh trùng

Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)

Herpes symplex

Candida albicans

Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)

Molluscum contagiosum

Trùng roi (Trichomonas)

Trực khuẩn hạ cam (Hemophilis ducreyi)

HIV

Ghẻ

Ureaplasma Urealyticum

HPV

Rận mu

Klebsiella Granulomatis

HIV

 

Gardnerella Vaginalis

 

 

Vi khuẩn kị khí âm đạo

 

 

4. CÁC HỘI CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA NTLTQĐTD






Hội chứng

Các biểu hiện do bệnh nhân mô tả

Biểu hiện lâm sàng

Nguyên nhân

Tiết dịch âm đạo

– Ra khí hư, có mùi hôi.

– Ngứa âm đạo.

– Đi tiểu buốt.

– Đau khi giao hợp.

Khí hý

Viêm âm ðạo do:

– Trùng roi.

– Nấm men.

– Vi khuẩn.

Viêm cổ tử cung do:

– Lậu cầu.

– C. Trachomatis.

Tiết dịch niệu đạo

– Đi tiểu buốt, nhiều lần.

– Tiết dịch ở niệu đạo.

Dịch niệu đạo

– Lậu cầu.

– C. Trachomatis.

Loét sinh dục

Loét ở bộ phận sinh dục

– Vết loét.

– Hạch bẹn.

– Herpes sinh dục.

– Xoắn khuẩn giang mai.

– Hạ cam.

– C. Trachomatis gây bệnh hột xoài.

Đau bụng dýới

– Đau khi giao hợp.

– Đau bụng dưới.

– Tiết dịch âm đạo.

– Chảy máu giữa các kỳ kinh.

– Khí hý.

– Nhạy cảm, đau khi sờ nắn.

– Sốt.

– Lầu cầu.

– C. Trachomatis.

– Vi khuẩn yếm khí.

5. BIẾN CHỨNG CHỦ YẾU CỦA NTLTQĐTD Tất cả các NTLTQĐTD nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể gây ra các biến chứng sau đây:

5.1. Biến chứng thường gặp ở phụ nữ:

– Đau bụng dưới mạn tính.

– Viêm hố chậu (tiểu khung).

– Vô sinh.

– Sảy thai, thai chết lýu.

– Tử vong do nhiễm trùng máu, chửa ngoài tử cung.

5.2. Biến chứng thường gặp ở trẻ em:

– Giang mai bẩm sinh sớm.

– Giang mai bẩm sinh muộn.

– Viêm kết mạc do lậu, mù mắt.

– Viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

5.3. Biến chứng thường gặp ở nam giới:

– Viêm tinh hoàn

– Viêm mào tinh hoàn.

– Chít hẹp niệu đạo.

– Vô sinh.

5.4. Biến chứng thường gặp ở hai giới:

– Viêm quanh gan

– Hội chứng Reiter. 6. ĐIỀU TRỊ CÁC NTLTQĐTD

6.1. Nguyên tắc: Điều trị theo tiếp cận hội chứng hay điều trị theo căn nguyên nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc:

– Điều trị sớm để tránh lây lan, biến chứng.

– Điều trị cho cả bạn tình.

– Phối hợp với giáo dục y tế.

– Điều trị biến chứng nếu có

6.2. Thuốc:

– Đúng liều, đủ liều.

– Ðiều trị theo tiếp cận hội chứng (nếu chưa biết rõ căn nguyên).

– Điều trị theo căn nguyên khi đã xác định được căn nguyên bằng xét nghiệm.

7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HIV/AIDS VÀ CÁC NTLTQÐTD

7.1. NTLTQĐTD là “bạn đồng hành” của HIV/AIDS

– NTLTQĐTD làm tăng sự lây truyền HIV

– Người nhiễm HIV cũng dễ truyền HIV cho người khác nếu bị NTLTQĐTD.

– NTLTQĐTD (loét: hạ cam, giang mai, Herpes) tăng nguy cơ lây HIV từ 2-10 lần.

– Nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm miễn dịch nên dễ bị NTLTQĐTD hơn và khó điều trị hơn.

– Kiểm soát NTLTQĐTD tốt sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

7.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV từ các NTLTQĐTD







Tác giả

Quần thể

NTLTQĐTD

Nguy cõ bị HIV

Cameron 1989

Đồng giới nam

Hạ cam

4.7

Telzak 1993

Đồng giới nam

Hạ cam

3.0

Sfamm 1988

Đồng giới nam

Herpes, giang mai

3.3 – 8.5

Hamberg

Đồng giới nam (Mỹ)

Herpes

4.4

Darzow

Đồng giới nam

Giang mai

1.5 – 2.2

3. Lợi ích của chương trình phòng chống các NTLTQĐTD đối với chương trình phòng chống HIV/AIDS

– Cải thiện hành vi tình dục

– Cắt đứt nguồn lây nhiễm

– Giảm nguy cơ nhiễm HIV.

– Giảm số người nhiễm HIV

– Hiệu quả của 2 chương trình.

Vì vậy, phòng chống các NTLTQĐTD là một thành phẩn quan trọng của chương trình phòng chống HIV/AIDS.

8. PHÒNG CHỐNG CÁC NTLTQĐTD

Phòng chống các NTLTQÐTD là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng cũng vô cùng nhạy cảm và tế nhị. Cần xây dựng mạng lưới da liễu đến tận cơ sở để tiếp cận người bệnh thông qua các hoạt động khám, phát hiện, điều trị, quản lý và giáo dục y tế.

Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu bao gồm:

8.1. Xây dựng mạng lưới chuyên khoa Da liễu: Mạng lưới chuyên khoa da liễu phải được tổ chức, nâng cấp từ trung ương xuống cơ sở với các cán bộ được đào tạo đầy đủ. Hệ thống Da liễu phải có vai trò nòng cốt trong công cuộc phòng chống các NTLTQÐTD. Tuy nhiên muốn khống chế, giảm tỉ lệ bệnh cần có sự tham gia, đóng góp của nhiều chuyên khoa, nhiều ngành, đoàn thể.

8.2. Giáo dục y tế: Giáo dục về an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản, lối sống lành mạnh, tuyên truyền phổ biến các kiến thức cõ bản về các NTLTQÐTD và các biến chứng của nó.

8.3. Chống tệ nạn mại dâm: Phối hợp với các cõ quan nhý phụ nữ, thanh niên, lao động xã hội, … để xây dựng kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm. Tổ chức khám, xét nghiệm định kì cho các tụ điểm nhạy cảm, các trung tâm giáo dục, … để phát hiện sớm và ðiều trị kịp thời các NTLTQÐTD.

8.4. Quản lý thai nghén: Có chế độ khám thai và làm xét nghiệm các NT LTQÐTD định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ.

8.5. Phối hợp với chýõng trình khác: Phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, truyền máu….

9. KẾT LUẬN:

Các NTLTQÐTD vẫn là một vấn đề của y tế công cộng. Sự liên quan, ảnh hưởng, đồng hành của NTLTQÐTD với nhiễm HIV/AIDS đòi hỏi chúng ta cần có một chiến lược đúng đắn, phù hợp để ngăn chặn và giảm thiểu hơn nữa sự lây truyền của NTLTQÐTD và hạn chế sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn