Kháng thể kháng Ro/SSA và Lupus ban đỏ

Ngày đăng: 18/09/2015 Admin

1.Vài nét về kháng thể kháng Ro/SSA

Năm 1969, Clark và cộng sự đã tìm ra kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân SLE kháng lại kháng nguyên RNP trong dịch chiết lách thỏ và người. Họ đã đặt tên kháng thể này là kháng thể anti-Ro. Nhóm các tác giả này cũng tìm ra kháng thể kháng lại kháng nguyên RNP hòa tan trong tế bào chất, kháng nguyên “La”. Cùng thời điểm này, Alspaugh và Tan đã thấy sự tồn tại của các kháng thể trong huyết thanh nhiều bệnh nhân SS, kháng lại các kháng nguyên “SSA” và “SSB”. Sau đó, Ro và La được cho là có tính đồng nhất về mặt kháng nguyên với SSA và SSB. Các tự kháng thể anti-Ro và anti-La có liên quan với biểu hiện lâm sàng khác nhau [1]. Tuy nhiên, vì sao các tự kháng thể này có mối liên hệ mật thiết với nhau thì vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Năm 1981, Lerner và cộng sự đã chỉ ra mối liên hệ giữa kháng nguyên Ro và các RNA nhỏ ở tế bào chất, tạo ra các hạt Ro-RNP [2]. Tiếp đó, kháng nguyên Ro được phát hiện ra gồm hai protein khác nhau, Ro60 và Ro52. Kháng nguyên đích của kháng thể anti-Ro được cho là một protein 60 kDa, tồn tại như phức hợp RNP và RNA nhỏ trong tế bào chất (hY-RNA). Đến năm 1988, Ben-Chetrit và cộng sự lần đầu tiên tìm ra protein 52 kDa, đặt tên là Ro52, một phần của kháng nguyên Ro. Ở người, gen Ro60 có kích thước khoảng 32 kb, nằm trên NST số 19, còn gen Ro52 có kích thước 8,8 kb, nằm trên NST số 11 [1]. Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng kháng nguyên Ro52 và Ro60 nằm ở các phần khác nhau của tế bào.

Trong một nghiên cứu mới đây của Schulte – Pelkum và cộng sự, kháng thể anti-Ro52 và anti-Ro60 có thể che phủ lẫn nhau nên hơn 20% mẫu huyết thanh có kháng nguyên Ro dương tính không được phát hiện bằng những kỹ thuật dùng kháng nguyên pha trộn. Do đó, các tác giả khuyến nghị rằng việc xét nghiệm riêng rẽ các kháng thể anti-Ro52 và anti-Ro60 là cần thiết [3]

2. Kháng thể kháng Ro/SSA và bệnh Lupus ban đỏ

Mặc dù vai trò bệnh sinh còn nhiều điều bàn cãi, kháng thể anti-Ro/SSA là một trong những kháng thể có tỷ lệ gặp nhiều nhất trong các bệnh lý tự miễn. Kháng thể anti-Ro/SSA thường thấy có liên quan với các bệnh SLE, hội chứng Overlap giữa SLE và SS, LE da bán cấp và LE ở trẻ sơ sinh [1].

Trong một nghiên cứu năm 2001, Welzel và cộng sự đã chỉ ra kháng thể anti-Ro/SSA có thể tìm thấy ở 40-90 % bệnh nhân bị SLE, trong khi kháng thể anti-La/SSB thì chỉ có ở khoảng 45% những bệnh nhân này. Bệnh nhân SLE có bổ thể C2 và C4 giảm có xu hướng có kháng thể anti-Ro dương tính với biểu hiện thương tổn da và viêm đa khớp, không có tổn thương thận và thần kinh trung ương [1].

Theo nghiên cứu của M.R. Arbuckle và cộng sự, kháng thể anti-Ro và anti-La được phát hiện sớm hơn những tự kháng thể liên quan SLE khác như kháng thể anti-dsDNA, anti-RNP, anti-Smith, trung bình 3,4 năm trước khi được chần đoán SLE. Một nghiên cứu khác của C.Eriksson ở Thụy Điển năm 2011 thì thấy loại kháng thể xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện các triệu chứng của SLE chính là kháng thể anti-Ro, thời gian trung bình là 6,6 năm [4]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng có sự liên quan gần giữa kháng thể anti-Ro và SLE khởi phát muộn, các triệu chứng biểu hiện sau 50 tuổi.

Kháng thể anti-Ro được cho là có liên quan với hiện tượng nhạy cảm ánh sáng, thương tổn da bán cấp, xuất huyết (viêm mạch) và các rối loạn về máu (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu) trong SLE. Viêm phổi kẽ ở bệnh nhân SLE cũng có liên quan với kháng thể anti-Ro, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng về mối liên quan trực tiếp giữa loại kháng thể này và cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi. Ngoài ra, những nghiên cứu về mối liên quan giữa kháng thể anti-Ro với viêm khớp không bào mòn, hay còn gọi là bệnh khớp Jaccoud cũng đã được báo cáo [1].

Lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh (Neonatal Lupus Erythematosus – NLE) là bệnh lý tự miễn thụ động ở một số trẻ sơ sinh có mẹ bị Lupus ban đỏ và kháng thể anti-Ro, anti-La dương tính. Biến chứng nguy hiểm nhất ở những trẻ này là block tim hoàn toàn bẩm sinh (Congenital Complete Heart Block – CHB). Những bà mẹ có kháng thể anti-Ro và/hoặc anti-La dương tính thì 1-5% có con sinh ra bị block tim bẩm sinh. Từ những năm 1950, người ta đã biết rằng tự kháng thể từ mẹ có khả năng đi qua rau thai và thai có thể bị nghẽn nhĩ thất hoàn toàn. Nhưng đến đầu những năm 1980, mối liên quan giữa tự kháng thể anti-Ro, anti-La và bệnh lý nghẽn nhĩ thất hoàn toàn ở trẻ sơ sinh mới được biết đến.

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tất cả các biến chứng tim mạch ở trẻ sơ sinh đều liên quan với nồng độ kháng thể anti-Ro của mẹ mức trung bình đến cao và độc lập với nồng độ kháng thể anti-La. Họ cũng cho rằng, chính nồng độ của các tự kháng thể ở người mẹ chứ không phải sự có mặt của các kháng thể này liên quan đến sự xuất hiện Lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, siêu âm tim thai nhi cần được chỉ định cho tất cả các bà mẹ có nồng độ kháng thể anti-Ro cao [5].

Vai trò sinh bệnh học của các tự kháng thể trong các bệnh tự miễn vẫn chưa rõ ràng, nhưng đã có nhiều giả thuyết cho rằng kháng thể anti-Ro có vai trò trực tiếp làm tổn thương mô. Tia bức xạ UV dẫn đến quá trình sinh tổng hợp kháng nguyên Ro cả ở bào tương và nhân của tế bào sừng. Bên cạnh đó, tia UV còn làm tăng sự biểu hiện của các kháng nguyên trên bề mặt tế bào  dẫn đến khả năng các tế bào sừng bị chấn thương trực tiếp bởi các kháng thể anti-Ro. Dựa trên những dữ liệu này, Norris đã phát triển giả thuyết về cơ chế bệnh sinh liên quan sự nhạy cảm ánh sáng. (1) Tiếp xúc với tia UV dẫn đến sự tăng tổng hợp và biểu hiện kháng nguyên Ro trên bề mặt tế bào sừng, (2) Kháng thể anti-Ro trong vòng tuần hoàn gắn với các kháng nguyên trên bề mặt tế bào, (3) Các tế bào Lympho nhận biết domain Fc của kháng thể anti-Ro, dẫn đến sự chết của các tế bào sừng. Giả thuyết này cũng phù hợp với những nghiên cứu sau đó ở những bệnh nhân SLE, sự nhạy cảm ánh sáng và nồng độ kháng thể anti-Ro/La trong máu có liên quan trực tiếp với sự biểu hiện của kháng nguyên Ro và La ở da [1].

Tài liệu tham khảo:

Ryusuke Yoshimi, A.U., Keiko Ozato, Yoshiaki Ishigatbuto, Clinical and pathological roles of Ro/SSA autoantibody system. Clinical and Developmental Immunology, 2012. 2012.

M. R. Lerner, J.A.B., J. A. Hardin, and J. A. Steitz, Two novel classes of small ribonucleoproteins detected by antibodies associated with lupus erythematosus. Science, 1981. 211(4480): p. 400–402.

J. Schulte-Pelkum, M.F., and M. Mahler, Latest update on the Ro/SS-a autoantibody system. Autoimmunity Reviews, 2009. 8(7): p. 632–637.

C. Eriksson, H.K., M. Johansson, G. Hallmans, G.Wadell, S. Rantap, Autoantibodies predate the onset of systemic lupus erythematosus in northern Sweden. Arthritis Research and Therapy 2011. 13(1): p. article R30.

E. Jaeggi, C.L., R. Hamilton, J. Kingdom, E. Silverman, The importance of the level of maternal Anti-Ro/SSA antibodies as a prognostic marker of the development of cardiac neonatal lupus erythematosus. A prospective study of 186 antibody-exposed fetuses and infants. Journal of the American College of Cardiology, 2010. 55(24): p. 2778–2784

Nguồn tin, bài: BS. Nguyễn Thị Hà Vinh

Đăng tin: Bệnh viện Da liễu Trung ương


U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn