U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
1.Đại cương,
Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp do Human Papilloma Virus (HPV) thuộc họ Papilomaviridae gây nên. Có hơn 40 type HPV gây bệnh ở sinh dục, trong đó type 6, 11 chiếm tới 90%. Các type 16, 18, 31, 33, 35 là những type nguy cơ cao gây loạn sản tế bào và ung thư.
HPV lây truyền qua quan hệ tình dục đường sinh dục – sinh dục, miệng-sinh dục, sinh dục – hậu môn, lây truyền khi trẻ đẻ qua đường sinh dục của bà mẹ gây u nhú ở thanh quản. HPV xâm nhập vào niêm mạc sinh dục qua các thương tổn ở thượng bì và nằm ở lớp đáy.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm HPV không biểu hiện lâm sàng hoặc dưới lâm sàng. Thời gian ủ bệnh thường khoảng 3 – 8 tuần. Sau khi nhiễm HPV xuất hiện các triệu chứng bệnh sau khoảng 2 – 3 tháng, bệnh có thể không tiến triển hoặc phát triển to lên. Sau khi bệnh giảm hoặc không biểu hiện lâm sàng, nhưng HPV vẫn tồn tại dưới lâm sàng suốt đời người bệnh. Phụ nữ có thai bệnh có thể phát triển nặng hơn và bội nhiễm vi khuẩn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào, mục đích chung là loại bỏ tổn thương và cải thiện triệu chứng nếu có nhưng không loại bỏ được virus tiềm ẩn.
Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên 1 số trường hợp bệnh nhân bệnh dai dẳng, phải điều trị nhiều đợt. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò của kẽm sulphat trong điều trị các bệnh da do virus như hạt cơm, sùi mào gà,..với hiệu quả cao , giá thành rẻ và ít tác dụng phụ.
2.Vai trò của Kẽm sulphat trong điều trị bệnh hạt cơm, sùi mào gà.
2.1 Vai trò của Kẽm sulphat trong cơ thể.
Có nhiều vai trò quan trọng:
Khi cơ thể thiếu kẽm:
Kẽm sulphat có vai trò trung tâm trong hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa giảm nồng độ kẽm sulphat trong huyết thanh ở những bệnh nhân mắc hạt cơm tái phát.
Nghiên cứu của J Coll Physicians Surg Pak,2010 trên 150 bệnh nhân gồm:
Mẫu:
– 75 bn hạt cơm dai dẳng trên 6 tháng thất bại với các phương pháp điều trị khác, có hơn 10 tổn thương, không mắc bệnh lí da liễu hay bệnh hệ thống khác.
– Nhóm chứng: 75 người khỏe mạnh cùng tuổi, giới tính.
Kết quả: Nồng độ zinc thấp ở nhóm bệnh: 56% so với nhóm chứng 32% (p=0.003)
Nồng độ zinc trung bình nhóm bệnh: 804.38 + 100.60 micro-gram/litre
nhóm chứng: 836.17 + 91.04 micro-gram/litre ( p= 0.044)
Nồng độ Zinc thấp hơn ở nhóm bệnh nhân hạt cơm tái phát nhiều lần với P<0.05 .
2.3 Dược động học, liều lượng và tác dụng phụ thường gặp.
a,Dược động học:
– Kẽm có thể được dùng dưới dạng acetate, gluconate hoặc sulphate, nhưng sulphate được dung nạp tốt hơn và thường được sử dụng nhất.
– Protein động vật và hải sản rất giàu kẽm.
– Phytates (ngũ cốc và rau quả)- chất thải kẽm mạnh mẽ.
– Các chất cạnh tranh hấp thu với kẽm khác là tetracycline, quinolone, penicillamine và tetracycline, corticosteroid, sắt và canxi, rượu và thuốc tránh thai liều cao.
– Zinc sulphate có vai trò trong giảm đường máu và điều trị trứng cá thông thường.
b,Liều lượng:
– Nồng độ Kẽm trong huyết thanh trung bình: 70 – 110 µg/dl
– Liều dùng :khuyến cáo bổ sung hàng ngày: nữ : 9 mg/ngày, nam – 11 mg/ngày.
Kẽm đường bôi và uống < 40 mg/ngày coi là khá an toàn, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều cao trên 40 mg/ngày có thể gây hc giả cúm: sốt, mệt mỏi, ho,..
Liều cao dùng quá 10 năm có liên quan tới ung thư tiền liệt tuyến.
Liều> 450 mg hàng ngày có thể gây thiếu sắt.Liều 10-30 g có thể gây tử vong.
c,Tác dụng phụ thường gặp:
Chủ yếu trên đường tiêu hóa: nôn, buồn nôn, vị kim loại, đau dạ dày, tiêu chảy..
Khác: khó thở, ngứa, nổi ban,..
Bôi vết thương hở có thể gây ngứa, nổi ban, rát,..
Nghiên cứu này cũng so sánh ZinC 10% và 5% trong điều trị hạt cơm phẳng và hạt cơm thông thường cho thấy ZinC 10% có hiệu quả hơn ZinC 5% trong điều trị hạt cơm và đáp ứng tốt hơn ở nhóm hạt cơm phẳng (6/7 bệnh nhân so với 1/9 bệnh nhân) với P< 0.05.
Đối tượng: 100 bn ( 70 nam, 30 nữ) sùi mào gà vùng sinh dục ngoài .
Phương pháp: bôi dung dịch Nitric-zinc complex 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
Kết quả: Tỷ lệ khỏi bệnh sau từng đợt đánh giá lần lượt là: 25, 52, 72 and 84%
Tỷ lệ tái phát sau 3 tháng và 6 tháng là: 29% và 5%.
Đáp ứng tốt hơn ở bệnh nhân dưới 5 tổn thương ban đầu.
Phương pháp: dùng dung dịch nitric- zinc 2 tuần 1 lần.
Kết quả: 33/37 (90%) bn khỏi hoàn toàn sau 1-4 lần điều trị.100% hạt cơm đáp ứng sau 3 lần. Bệnh nhân sùi mào gà đáp ứng 1 phần, 1 bệnh nhân ko đáp ứng sau 4 lần điều trị.
Kết quả: tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn của nhóm ZinC sulphat cao hơn nhóm Imiquimod với tỷ lệ tái phát sau 6 tháng thấp hơn ( 8.7% so với 50%) với p < 0.05, tác dụng phụ ở nhó ZinC cũng thường găp hơn chủ yếu là nhẹ trên đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ thường gặp chủ yếu là đau tại chỗ khi tiêm, 1 số bệnh nhân có thể sưng nề, tăng sắc tố, sẹo sau tiêm.
Kết quả: Nồng độ ZinC trước điều trị của nhóm dùng ZinC với nhóm dùng giả dược là như nhau, nồng độ ZinC ở nhóm uống cao hơn nhóm dùng giả dược.Tỷ lệ đáp ứng với điều trị cao hơn ở nhóm dùng ZinC, có mối liên quan giữa nồng độ Zinc sau điều trị và đáp ứng của bn.
Thuốc | Phân loại đáp ứng | Đáp ứng (%) | Nồng độ zinc trước điều trị | Nồng độ ZinC sau điều trị |
ZinC Sulphate | Excellent Moderate Mild No change | 35 30 20 15 | 85.95 | 139 129 131 105 |
Placebo. | Excellent Moderate Mild No change | 0 5 15 80 | 81.31 | 81.9 |
Thuốc | Số tuần điều trị trung bình | Tái phát sau 3 tháng (%) | Tái phát sau 6 tháng (%) |
Podophylin Imiquimod Cryotherapy | 3.92 4.02 3.78 | 4.0 0 2.4 | 21.9 28.6 26.2 |
Podophylin+ ZinC Sulphate Imiquimod + ZinC Sulphate Podophylin + ZinC Sulphate | 3.94 3.78 3.8 | 0 0 2.5 | 13.5 3 7.5 |
Kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 6 tháng điều trị kết hợp thêm Kẽm sulphat so với 3 nhóm chứng chỉ điều trị đơn độc, tỷ lệ tái phát thấp nhất ở nhóm Imiquimod và kẽm sulphat ( 3%)
Thuốc | Đáp ứng | Không đáp ứng | Tác dụng phụ |
Kẽm sulphate | 5 BN đáp ứng hoàn toàn 3 BN đáp ứng 1 phần. | 1 BN | 50% nôn buồn nôn 1 bn 6 tuổi bỏ điều trị. |
Cimetidine | 4 BN đáp ứng dưới 30% | 5 BN |
Kết luận: Nhóm bệnh nhân sử dụng Kẽm sulphat có hiệu quả cao hơn nhóm dùng cimetidine, tác dụng phụ thường gặp chủ yếu trên đường tiêu hóa: nôn, buồn nôn, khó chịu.
Có mối liên quan giữa nồng độ kẽm thấp ở những bn hạt cơm, sùi mào gà bệnh dai dẳng trên 6 tháng và không đáp ứng với điều trị thông thường.
Kẽm sulphate bôi 10% 3 lần/tuần có hiệu quả với hạt cơm phẳng.
Dung dịch nitrit-zinc , zinc sulphate 20% có thể cân nhắc cho dự phòng tái phát ở bn sùi mào gà.
Kẽm sulphate 2 % tiêm nội tổn thương 2w/ 1 lần có thể cân nhắc cho hạt cơm thông thường.
Kẽm sulphate 10 mg/kg/ngày x 2 tháng kết hợp với các phương pháp khác có thể cân nhắc cho bn sùi mào gà, hạt cơm tái phát nhiều.
Tài liệu tham khảo:
Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)