Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội
Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội.
Tin hoạt động- 2 giờ trước
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 13h30-16h30
Sáng: 5h45-7h30
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 14h-17h30
1. Đại cương
Hồng ban cố định nhiễm sắc là một dạng phản ứng dị ứng trên da, thường tái phát tại cùng một vị trí khi tiếp xúc lại với thuốc hoặc tác nhân hóa học.
Hồng ban cố định nhiễm sắc ảnh hưởng đến cả hai giới và người lớn thường bị nhiều hơn trẻ em. Có một số nghiên cứu về mối liên quan giữa HLA với hồng ban cố định nhiễm sắc do thuốc ví dụ: HLA-A30 với hồng ban cố định nhiễm sắc do cotrimoxazole gây ra.
2. Nguyên nhân
Hồng ban cố định nhiễm sắc là phản ứng quá mẫn chậm tuýp IV. Trong đó tế bào T CD8+ với interleukin 15 đóng vai trò quan trọng.
Hồng ban cố định nhiễm sắc thường là do thuốc dùng đường uống, trong đó thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nguyên nhân phổ biến nhất.
Một số loại thuốc và thực phẩm có liên quan:
3. Các đặc điểm lâm sàng
Hồng ban cố định nhiễm sắc có thể được phân loại theo hình thái lâm sàng. Hình thái phổ biến nhất là tăng sắc tố cục bộ; các biểu hiện khác bao gồm thể bọng nước (cục bộ hoặc toàn thân), thể niêm mạc, thể không tăng sắc tố hoặc thể lan tỏa toàn thân.
Hồng ban cố định nhiễm sắc thường biểu hiện dưới dạng một dát hoặc mảng tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ hoặc tím, đơn độc (hoặc nhiều tổn thương) ranh giới rõ, có thể có bọng nước hoặc trợt loét. Thường không có triệu chứng nhưng có thể ngứa hoặc đau. Trong vài ngày và vài tuần tiếp theo, bề mặt có thể đóng vảy sau đó bong tróc và để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm màu nâu.
Không giống như nhiều trường hợp dị ứng thuốc khác, bệnh nhân thường không có triệu chứng toàn thân.
Bàn tay, bàn chân, mí mắt và vùng hậu môn sinh dục là những vị trí thường gặp. Tổn thương niêm mạc miệng thường xuất hiện ở môi, lưỡi và khẩu cái cứng. Hồng ban cố định nhiễm sắc có thể xảy ra ở cùng vị trí với chấn thương da trước đó như bỏng, côn trùng đốt hoặc tiêm tĩnh mạch.
Ở lần đầu tiên, bệnh có thể phát triển sau nhiều tuần đến nhiều năm sử dụng thuốc thường xuyên, nhưng các đợt tiếp theo sẽ phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng lại thuốc liên quan. Với các đợt tiếp theo, tổn thương ban đầu có thể lan rộng và nhiều tổn thương hơn có thể xuất hiện. Tăng sắc tố sau viêm sẫm màu hơn sau mỗi lần tái phát.
Các thể lâm sàng của hồng ban cố định nhiễm sắc:
Hồng ban cố định nhiễm sắc thể niêm mạc: Bao gồm môi, lưỡi, khẩu cái cứng, niêm mạc sinh dục. Bọng nước và trợt là phổ biến. Có thể bị đơn độc hoặc có thể xảy ra đồng thời với các tổn thương trên da. Tổn thương niêm mạc miệng thường do cotrimoxazole và naproxen. Tổn thương niêm mạc sinh dục: quy đầu dương vật – cotrimoxazole; âm hộ - NSAID.
Hồng ban cố định nhiễm sắc thể không tăng sắc tố: Thường là tổn thương đối xứng. Thoái triển mà không để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm. Có liên quan đến piroxicam và pseudoephedrine.
Hồng ban cố định nhiễm sắc thể lan tỏa: Có nhiều tổn thương. Tổn thương có thể có hình bia bắn giống hồng ban đa dạng.
Hồng ban cố định nhiễm sắc thể bọng nước toàn thân: Đây là thể hiếm gặp. Các đợt tái phát khởi phát trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc. Nhiều bọng nước lớn và trợt da, thường ảnh hưởng đến <10% bề mặt da. Niêm mạc thường không bị tổn thương. Có thể gặp sốt, khó chịu và đau khớp. Sau khi thoái triển để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm.
Biến chứng của hồng ban cố định nhiễm sắc: Bọng nước, trợt da. Tăng sắc tố sau viêm. Bị tái đi tái lại nhiều lần. Phản ứng chéo với các thuốc khác. Hồng ban cố định nhiễm sắc thể bọng nước lan tỏa có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải và nhiễm trùng thứ phát.
4. Làm thế nào để chẩn đoán hồng ban cố định nhiễm sắc ?
Hồng ban cố định nhiễm sắc nên được xem xét dựa trên tiền sử và thăm khám nhưng có thể khó xác định trong lần đầu tiên bị bệnh. Trong các lần tiếp theo, tiền sử chi tiết về thuốc sử dụng trong 24 giờ trước đó có thể xác định được nguyên nhân.
Các xét nghiệm có thể làm như:
5. Chẩn đoán phân biệt
Phản ứng côn trùng đốt dạng bọng nước, bệnh pemphigoid bọng nước và các rối loạn bọng nước tự miễn khác.
Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson/TEN.
Herpes simplex, loét áp tơ, các bệnh lý bọng nước tự miễn ở miệng.
6. Phương pháp điều trị
7. Tiên lượng
Hồng ban cố định nhiễm sắc thường là lành tính tự khỏi, tái phát khi tiếp xúc lại, để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm. Các đợt bùng phát sau đó có thể nghiêm trọng hơn. Hồng ban cố định nhiễm sắc thể bọng nước toàn thân có thể đe dọa tính mạng và được báo cáo có tỷ lệ tử vong là 20%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Patel S, John AM, Handler MZ, Schwartz RA. Fixed drug eruptions: an update, emphasizing the potentially lethal generalized bullous fixed drug eruption. Am J Clin Dermatol. 2020;21(3):393-9. doi:10.1007/s40257-020-00505-3. PubMed
2. Paulmann M, Reinkemeier F, Lehnhardt M, Mockenhaupt M. Case report: Generalized bullous fixed drug eruption mimicking epidermal necrolysis. Front Med (Lausanne) 2023; 10:1125754.
3. Gleeson P, Tanaka TI, Alawi F, et al. Fixed Drug Eruption of the Tongue Due to Trimethoprim-Sulfamethoxazole. J Allergy Clin Immunol Pract 2020; 8:328.
Viết bài: BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng
Đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội.
Tin hoạt động- 2 giờ trước
Lịch làm ngoài giờ từ 18/11 đến 24/11/2024.
Lịch ngoài giờ- 2 ngày trước