U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
1. Đại cương
Bệnh lupus ban đỏ do thuốc (Drug-induced lupus erythematosus – DILE) là một rối loạn tự miễn dịch giống lupus ban đỏ (lupus erythematosus – LE), thường xảy ra sau vài tháng đến nhiều năm dùng thuốc, tự khỏi sau khi ngừng sử dụng. Tương tự LE, DILE gồm ba nhóm chính: DILE hệ thống, DILE bán cấp và DILE mạn tính. Các loại thuốc thường gây ra DILE gồm hydralazine, procainamide, quinidine, isoniazid, diltiazem, liệu pháp điều trị đích và minocycline. Chẩn đoán DILE dựa trên tiền sử, lâm sàng, miễn dịch và cần phân biệt với LE để đưa ra xử trí kịp thời. LE và DILE đều là các rối loạn tự miễn dịch, có các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm tương tự nhưng nghiên cứu cho thấy hai bệnh này có các cơ chế bệnh sinh khác nhau. Hiện tại, chưa có phác đồ điều trị DILE cụ thể, với các trường hợp nghiêm trọng liều thấp corticosteroid trong thời gian ngắn có thể được chỉ định.
2. Cơ chế của DILE: Cơ chế bệnh sinh của DILE vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số giả thuyết khác nhau đã được đưa ra.
2.1 Yếu tố di truyền : Tính nhạy cảm di truyền đóng vai trò trong hình thành DILE.
2.2 Một số cơ chế khác
Hình 1. Sơ đồ tóm tắt các cơ chế hình thành DILE
(Nguồn: He Y, Sawalha AH. Drug-induced lupus erythematosus: an update on drugs and mechanisms.)
3. Các thuốc thường liên quan đến DILE
Nguy cơ mắc DILE khác nhau giữa các loại thuốc và có thể được phân nhóm theo mức độ nguy cơ hoặc xác suất gây bệnh.
Với phân nhóm theo số người mắc DILE khi dùng thuốc, chia thành 5 mức độ nguy cơ: cao (> 5%), trung bình (1 đến 5%), thấp (0,1 đến 1%), rất thấp (khoảng 0,1%) và hiếm khi.
4. Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện DILE là các phản ứng gây ra do thuốc tương tự như SLE, ít gặp biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan. Các loại thuốc khác nhau gây bệnh với biểu hiện lâm sàng và huyết thanh học khác nhau.
Hình 2. Tổn thương ban cánh bướm trên bệnh nhân sau khi dùng donepezil điều trị Alzheimer (Manzo C, Putignano S. Drug-induced lupus erythematosus associated with donepezil: a case report. Age Ageing)
Hình 3. Bệnh nhân nữ 68 tuổi, điều trị vảy nến thể mảng bằng ustekinumab, sau tiêm mũi thứ 2 xuất hiện các mảng sẩn đỏ hình vòng bong vảy vùng tay chân thân mình (A), mệt mỏi và đau lan tỏa. Xét nghiệm có ANA speckled 1/200, anti-SSA, anti-SSB và anti-Jo1 dương tính, hình ảnh mô bệnh học có dày sừng nhẹ, lớp hạt bình thường và có hình ảnh từng ổ thoái hóa lỏng thượng bì (B). Bệnh nhân được chẩn đoán SCLE do ustekinumab và có chỉ định dừng thuốc. Hình ảnh (C) sau 8 tuần dừng thuốc, bôi mỡ betamethasone, uống corticoid và HCQ liều giảm dần.
(Tierney E, Kirthi S, Ramsay B, Ahmad K. Ustekinumab-induced subacute cutaneous lupus. JAAD Case Reports.)
Biểu hiện trên lâm sàng và huyết thanh học của một số thuốc đặc hiệu:Các triệu chứng có thể khởi phát đột ngột nhưng thường sau vài tháng đến nhiều năm dùng thuốc. Triệu chứng phổ biến nhất của DILE bao gồm sốt, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, phát ban và/hoặc viêm các màng. Biểu hiện nghiêm trọng trên thận hoặc hệ thống thần kinh trung ương ít gặp. DILE có triệu chứng viêm màng phổi xảy ra ở khoảng 50% bệnh nhân dùng procainamide, 22% dùng quinidine và dưới 1% dùng minocycline.
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
5.1 Tiếp cận chẩn đoán : Tiếp cận để chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ DILE tương tự như trên người nghi ngờ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống tự phát (idiopathic – SLE).
Tiền sử
Các xét nghiệm thường quy và các tự kháng thể đặc hiệu.
5.2 Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
5.2.1 Chẩn đoán: Không có xét nghiệm đặc hiệu hoặc tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán DILE. Tuy nhiên DILE có thể được nghi ngờ khi:
5.2.2 Chẩn đoán phân biệt
6. Quản lý điều trị và tiên lượng bệnh
6.1 Quản lý điều trị
6.2 Tiên lượng bệnh
Mặc dù việc kiểm soát các triệu chứng trên một số bệnh nhân có thể cần đến vài tháng nhưng nhìn chung tiên lượng của DILE khá tốt vì bệnh thường khỏi sau khi ngừng thuốc. Những biến chứng đe dọa tính mạng ít gặp. Khuyến cáo sử dụng các thuốc có thể gây DILE trên bệnh nhân LE vẫn chưa rõ ràng và có ít bằng chứng về việc nên tránh dùng thuốc này trên người có tiền sử LE.
7. Kết luận
Cơ chế bệnh sinh của DILE chưa rõ ràng và có sự khác biệt giữa các loại thuốc. Thuốc gây ra DILE thường được phân nhóm theo mức độ nguy cơ gây bệnh, trong đó thuốc có nguy cơ cao nhất gây ra DILE là procainamide, hydralazine. Biểu hiện lâm sàng phổ biến gồm sốt, đau cơ, đau khớp, viêm khớp và viêm các màng. Tần suất của những biểu hiện này thay đổi theo loại thuốc, hiếm gặp triệu chứng nghiêm trọng trên thận hay hệ thần kinh trung ương và các bất thường về huyết học. Các tự kháng thể xuất hiện trong DILE phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán DILE rõ ràng, chủ yếu dựa vào tiền sử dùng thuốc, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và cần phải loại LE tự phát. Dừng thuốc nghi ngờ là điều trị ban đầu, một số cần điều trị cụ thể dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. DILE thường có tiên lượng tốt, khỏi sau khi ngừng thuốc, thuyên giảm hoàn toàn có thể cần vài tuần đến vài tháng.
Tài liệu tham khảo
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)