Cách kiểm soát tốt bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Ngày đăng: 22/05/2023 bvdalieutrunguong

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn do cơ thể sản xuất ra các tự kháng thể và gây ra biểu hiện bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh tiến triển mạn tính, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân nên cần được phát hiện sớm và theo dõi điều trị thường xuyên. Để kiểm soát tốt bệnh lupus ban đỏ hệ thống, người bệnh cần có một số lưu ý sau 

1. Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh 

 Nên sử dụng thuốc điều trị đầy đủ, đúng theo liều lượng của bác sĩ chỉ định: một số thuốc sẽ được giảm hoặc tăng liều theo diễn biến của bệnh. Do đó bạn nên đọc ký đơn và tuân thủ chặt chẽ. 

 Nên tái khám định kỳ: lupus là bệnh mạn tính, do đó quá trình điều trị cần lâu dài và có những lần tái khám để điều chỉnh thuốc và kiểm tra các xét nghiệm. Đừng chủ quan nếu bạn không thấy có bất kỳ biểu hiện da hay khớp nào mà bỏ qua việc tái khám, bệnh lupus có thể xuất hiện các tổn thương khác như huyết học, thận âm thầm mà khi làm xét nghiệm mới phát hiện ra được.

 Không tự ý dùng thêm các thuốc khác: một số bệnh nhân có thói quen sử dụng thêm các thuốc bổ, thuốc nam - bắc không rõ nguồn gốc đề kết hợp điều trị bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc mới vì có thể thương tác với thuốc điều trị lupus hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng thuốc, tăng men gan…

2. Dự phòng các đợt cấp của bệnh 

 Nên sử dụng biện pháp chống nắng: ánh nắng mặt trời có nguy cơ làm nặng tổn thương da và tái phát đợt cấp của bệnh, do đó người bệnh lupus nên chống nắng kỹ bằng các biện pháp: mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng và đặc biệt là kem chống nắng nếu làm việc, hoạt động ngoài trời. Bôi đủ kem chống nắng ngày 2 đến 4 lần, bôi trước khi ra ngoài trời còn giúp giảm tình trạng lão hóa da và giảm nhanh tổn thương da.

 Nên tiêm phòng vắc xin: Bệnh nhân lupus dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn so với người bình thường. Do đó việc tiêm phòng vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc một số nhiễm trùng thường gặp hoặc ít biến chứng hơn khi nhiễm trùng như khi tiêm Vắc xin phòng Covid 19, cúm A, sởi, quai bị, thủy đậu…

 Nên điều trị sớm, triệt để các nhiễm trùng: Vì rối loạn hệ miễn dịch và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, do đó các bệnh nhân lupus dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niện, tiêu hóa… Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng các cơ quan để điều trị sớm, tích cực. 

3. Chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt 

 Nên tập thể dục đúng mức: tập thể dục rất quan trọng vì nhiều lý do, bao gồm sức khỏe tinh thần, kiểm soát cân nặng, sức khỏe của cơ xương và sức khỏe tim mạch. Các hoạt động lựa chọn nên vừa sức và làm cho bạn thấy vui vẻ, thoải mái tinh thần. Một số môn thể thao có thể luyện tập thường xuyên: bơi lội, đạp xe, tập yoga, tập thể dục nhịp điệu, đi bộ cự ly vừa phải…

 Nên duy trì chế độ ăn ít muối (Ăn nhạt )– hạn chế muối trong khẩu phần ăn, hạn chế đồ ăn ngọt, ăn đầy đủ dinh dưỡng. Không cần kiêng các đồ ăn thịt cá dầu mỡ nếu không có những rối loạn khác kèm theo. Bổ sung Canxi và các vitamin, vi chất khác khi cần thiết. Canxi đặc biệt cần bổ sung cho bệnh nhân Lupus do dùng steroids kéo dài.

 Nên làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Đừng để bản thân trở nên quá mệt mỏi. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.

 Nên ngừng hút thuốc lá: các bằng chứng mới cho thấy hút thuốc có thể gây bùng phát bệnh lupus và hút thuốc cũng có thể kích hoạt khởi phát bệnh lupus. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng hút thuốc làm trầm trọng thêm nhiều khía cạnh của bệnh lupus. Do đó hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay nếu bạn đang có thói quen này

Viết bài: Khoa điều trị nội trú ban ngày

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn