U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Béo phì là một vấn đề sức khoẻ càng ngày càng phổ biến và được quan tâm. Năm 2016 trên toàn thế giới, có 39% người trưởng thành quá cân và 13% béo phì. Ở Việt Nam năm 2015, khoảng 25% số người trưởng thành bị thừa cân béo phì.
Phân loại thừa cân, béo phì dựa theo bảng dưới đây:
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO)
Béo phì là yếu tố nguy cơ cho các bệnh hô hấp, tim mạch, nội tiết, ung thư, trầm cảm và cũng là một phần của hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome). Đồng thời, thay đổi sinh lý bệnh cũng kéo theo một số thay đổi về da và bệnh da ở người thừa cân béo phì.
1. THAY ĐỔI SINH LÝ HỌC CỦA DA Ở NGƯỜI BÉO PHÌ
1.1. Hàng rào da
Bệnh nhân béo phì thường khô da do rối loạn hydrat hoá lớp sừng và tăng mất nước qua thượng bì.
1.2. Cấu trúc collagen và sự lành thương
Ở người béo phì, lắng đọng collagen không tương ứng với độ giãn da, do vậy làm giảm sức căng của da. Có sự kháng hormon leptin ở người béo phì (một hormon sản xuất chủ yếu bởi tế bào mỡ, có tác dụng thúc đẩy tăng sinh nguyên bào sợi và tổng hợp collagen). Nghiên cứu của Enser và Avery chỉ ra rằng, da của chuột béo phì thì yếu hơn, lành thương chậm hơn so với chuột khoẻ mạnh mà không có sự khác biệt về chế độ ăn hay sự kháng insulin.
1.3. Tuyến bã và sản xuất chất bã
Androgen, insulin, hormon tăng trưởng (growth hormone – GH), yếu tố tăng trưởng giống insulin (insulin-like growth factors) thường tăng cao ở bệnh nhân béo phì, liên quan đến tăng sinh tuyến bã và tăng tiết chất bã.
1.4. Tuyến mồ hôi
Người béo phì thường tiết mồ hôi nhiều hơn do diện tích nếp gấp lớn và mô mỡ dưới da dày hơn. Môi trường ẩm ướt này thích hợp cho các phản ứng viêm tại chỗ, viêm kẽ, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm Candida và các loài nấm sợi. Đồng thời, mùi cơ thể gây khó chịu hơn. Một nghiên cứu cho thấy trên bệnh nhân nữ đái tháo đường, pH bề mặt da cao hơn ở những người có BMI>25. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về thay đổi cấu trúc tuyến eccrine và apocrine.
1.5. Tuần hoàn và bạch huyết
Có sự thay đổi hệ mạch về mặt vi thể ở người béo phì, tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính gây ra viêm da ứ trệ, loét. Cân nặng làm tăng áp lực và ảnh hưởng đến dòng chảy bạch huyết, gây ra phù mạch.
2. CÁC BỆNH DA THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN BÉO PHÌ
2.1. Bệnh da viêm và nhiễm trùng
Nhiễm khuẩn da
Viêm tuyến mồ hôi mủ
Vảy nến
Trứng cá
Trứng cá đỏ
Viêm da cơ địa
Hạt tophi ở da
2.2. Các bệnh da thông thường khác
Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)
Hình 1: Tăng sắc tố màu nâu – đen, dày da vùng cổ của bệnh gai đen ở bệnh nhân nam, tuổi trưởng thành có thừa cân, béo phì. (Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương).
U mềm treo (Acrochordons)
Hình 2: U mềm treo và viêm tuyến mồ hôi mủ ở bệnh nhân béo phì. (Nguồn: Internet)
Dày sừng nang lông (Keratosis pilaris)
Cường androgen và rậm lông
Rạn da (Striae distensae)
Cellutite (sần da cam)
Dày sừng lòng bàn chân (Palmoplantar keratodermas )
Phù mạch (Lymphadema)
Suy tĩnh mạch mạn tính
Ung thư da
Mối liên quan giữa béo phì và ung thư da còn nhiều tranh cãi. Một số cho rằng bệnh nhân béo phì có nguy cơ thấp ung thư da tế bào đáy hơn người bình thường, do người béo phì thường có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, tiếp xúc ánh sáng mặt trời ít hơn.
Tóc bạc sớm
2.3. Các bệnh da hiếm gặp
Keratosis follicularis squamosa (Dohi): rối loạn sừng hoá, hay gặp ở người châu Á, tổn thương là những mảng có vảy với nít sừng nang lông màu nâu ở trung tâm, không rõ ranh giới, ở thân mình, mông và đủi. Cơ chế là do nhiễm trùng, kích ứng với quần áo, cân bằng hormon, di truyền.
Á sừng dạng hạt (Granular parakeratosis): là những sẩn dày sừng tập trung thành đám, màu đỏ hoặc màu nâu, có vảy da, vảy tiết
U mỡ đau (bệnh Dercum-Adiposis dolorosa).
Nhiều khối u mỡ dưới da đau, tăng cảm giác đau, sưng đầu chi, giãn mạch, mệt mỏi, trầm cảm. Hay găoj ở chân tay, thân mình, vùng mông chậu. Cơ chế: di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường, một số là do đột biến mới ở người béo phì, phụ nữ sau mãn kinh, rối loạn tự miễn và chuyển hoá…
Phù mỡ (Lipedema): rối loạn mô mỡ, tăng lắng đọng mỡ dưới da, ở chi dưới, đối xứng, không đau, không căng, chỉ ở nữ giới. Hầu hết các bệnh nhân phù mỡ có BMI cao.
Lymphedematous mucinosis: Là một thể của phù niêm mà không liên quan đến bệnh lý tuyến giáp. Cơ chế được cho là ứ trệ bạch mạch do béo phì, dẫn đến lắng động mucin tại chỗ. Biểu hiện là các mảng phù niêm bán trong suốt ở hai chi dưới.
KẾT LUẬN: Béo phì là một rối loạn dinh dưỡng mạn tính gây nhiều biến chứng trên da. Bác sĩ da liễu cần đánh giá và chẩn đoán sớm những bệnh da trên người béo phì để đưa ra những phương pháp phòng và điều trị hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bài viết: BSNT Hồ Phương Thùy
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)