U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
1. ĐẠI CƯƠNG
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và mẹ sang con. Hiện nay, giang mai vẫn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhất là ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là ở nhóm đồng tính nam. Đặc điểm lâm sàng đặc trưng của giang mai gồm có săng giang mai, đào ban, sẩn, gôm giang mai… Ngoài ra, tổn thương miệng cũng có thể gặp trong giang mai, tuy nhiên không thường gặp và khó chẩn đoán nếu như đơn độc. Biệt danh mà các bác sĩ lâm sàng đặt cho giang mai là “Gã bắt chước khổng lồ” (“the great imitator”) bởi tổn thương giang mai rất đa dạng và có nhiều điểm tương đồng với một số bệnh khác.
2. LÂM SÀNG
Giang mai 2 là kết quả của việc lan truyền của vi khuẩn vào trong máu, có thể biểu hiện ở bất kì cơ quan nào, phổ biến là da, khớp, thần kinh và mắt. Tổn thương miệng của giang mai đa số xuất hiện trong giai đoạn này (không liên quan đến thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng), hiếm khi có ở giai đoạn tiên phát, có thể tồn tại đơn độc, gây ra việc trì hoãn chẩn đoán.
Các vị trí hay gặp: niêm mạc môi, rìa lưỡi, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, thân lưỡi, lưỡi gà, amidan.
Hình 1. Mảng trợt đỏ giới hạn rõ ở niêm mạc môi trên. Trợt, đỏ niêm mạc vùng môi dưới ở bệnh nhân X đã được chẩn đoán giang mai (Nguồn: A.Lampros)
Hình 2. Sẩn đỏ ở vùng cánh tay và bàn tay ở bệnh nhân X (Nguồn: A.Lampros)
Hình 3. Tổn thương dạng nodule kèm theo tổn thương trợt ở vùng khẩu cái. Tổn thương loét mạn tính và sùi ở khẩu cái mềm trên bệnh nhân được chẩn đoán xác định là giang (Nguồn: A.Lampros)
Tổn thương cơ bản rất đa dạng, gồm có:
Một nghiên cứu của A.Lampros thực hiện trên 206 bệnh nhân giang mai 2 ở Pháp, trong đó có 38 bệnh nhân (chiếm 18%) có tổn thương niêm mạc miệng. Trong số đó có 14 bệnh nhân chỉ có tổn thương miệng đơn độc (chiếm 37%). Các dạng tổn thương miệng hay gặp là trợt bán cấp/tổn thương loét (55%), sẩn mảng niêm mạc ở lưỡi (53%), nodule (10%), tổn thương dày sừng màu trắng – leukokeratosis (5%). Thời gian trung bình để chẩn đoán bệnh giang mai trong nghiên cứu này là 4.5 tháng, nhóm bệnh nhân chỉ có tổn thương miệng đơn độc mất nhiều thời gian để chẩn đoán hơn nhóm còn lại (8.8 tháng so với 1.8 tháng, p = 0.02).
3. CẬN LÂM SÀNG
Hình 4. Mô bệnh học của tổn thương niêm mạc miệng trong giang mai 2. A-Tế bào biểu mô vảy dày không đều, mạng lưới giả u biểu mô, xâm nhập dày đặc tế bào viêm ở mô liên kết (HE X 100). B,C-Xâm nhập tế bào viêm dày đặc dưới thượng bì (B: HE X 100, C: HE X 400). D-Các vi áp xe ở lớp nông (HE X 400). E,F-Xâm nhập tương bào quanh mạch và thần kinh (HE X 1000). (Nguồn: Fábio Ramôa Pires)
Hình 5. Hình ảnh lâm sàng tổn thương niêm mạc miệng của 7 bệnh nhân (BN) trong báo cáo của Creta Elisa Seibt. BN1: 1A-Tổn thương loét và mảng niêm mạc ở niêm mạc môi trên, 1B,C-Nodule và loét ở mép môi và rìa lưỡi. BN2: 2A,B-Mảng niêm mạc ở mặt dưới lưỡi, niêm mạc môi dưới, 1C: Loét ở khẩu cái cứng, BN3: 3A,B-Nodule ở rìa lưỡi hai bên. BN4: 4A,B-Nodule và loét ở khẩu cái mềm, trụ amidan. BN5: 5A-Mảng niêm mạc ở khẩu cái cứng và mềm, 5B-Chấm và trợt niêm mạc môi dưới. BN6: 6A,B-Mảng niêm mạc ở đỉnh lưỡi, bờ lưỡi hai bên, BN7: 7A-Mảng niêm mạc vòm họng.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
5. ĐIỀU TRỊ
Như phác đồ điều trị giang mai. Tổn thương miệng trong giang mai 2 thường cải thiện trong 1-2 tuần sau mũi penicillin thứ 2.
6. KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của giang mai rất đa dạng, dẫn đến việc khó chẩn đoán và trì hoãn chẩn đoán. Tổn thương miệng trong giang mai, đặc biệt là các trường hợp đơn độc, được coi là một thách thức cho các bác sĩ lâm sàng. Các dạng tổn thương hay gặp là trợt, loét, mảng trắng, mảng niêm mạc. Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm huyết thanh và điều trị bằng kháng sinh với sự cải thiện nhanh chóng.
Tài liệu tham khảo
Bài viết: BSNT Hồ Phương Thùy
Đăng bài: phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)