U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Ngứa da (bắt buộc) | |
Ít nhất 3/5 triệu chứng sau: | Hiện tại có tổn thương eczema ở nếp gấp (nếp gấp khuỷu, hố khoeo, mặt trước cổ chân, cổ tay- trên 18 tháng; ở má, mặt duỗi chi- dưới 18 tháng). |
Tiền sử cá nhân có tổn thương eczema ở các vị trí như trên. | |
Tiền sử cá nhân có khô da trong ít nhất 12 tháng. | |
Tiền sử cá nhân bị hen hoặc viêm mũi xoang dị ứng (hoặc tiền sử gia đình có bố mẹ/anh chị em bị hen/viêm mũi xoang dị ứng nếu là trẻ dưới 4 tuổi). | |
Khởi phát sớm, dưới 2 tuổi (tiêu chí này không áp dụng cho trẻ dưới 4 tuổi). |
Tiêu chuẩn này đơn giản hóa tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980), phù hợp sử dụng trong cho các nghiên cứu dịch tễ và cộng đồng, không cần đến xét nghiệm cận lâm sàng, dành cho các bác sỹ không phải chuyên khoa da liễu. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho trẻ em. Nhiều đánh giá cho thấy bộ tiêu chí này có giá trị chẩn đoán cao và được khuyên dùng trong các nghiên cứu.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Viêm da cơ địa ở trẻ em, cần chẩn đoán phân biệt với
– Viêm da dầu: tổn thương ở da đầu, mặt và mặt duỗi chi giống như VDCĐ nhưng đặc trung bởi vảy da dính màu vàng và thường không ngứa, trẻ bị viêm da dầu còn có tổn thương ở vùng tã lót là vị trí ít gặp trong VDCĐ
– Viêm da đầu chi ruột (Viêm da thiếu kẽm)
– Viêm da tiếp xúc
– Ghẻ chàm hóa
– Nấm da
– Hội chứng Wiskott-Aldrich: là hội chứng suy giảm miễn dịch đặc hiệu tiên phát, biểu hiện bằng tình trạng suy giảm chức năng tế bào T trong khi số lượng của quần thể tế bào này vẫn ở mức bình thường. Theo thời gian, chức năng của tế bào T càng ngày càng suy giảm nặng hơn. Nồng độ IgM thường giảm trong khi IgG vẫn giữ ở mức bình thường. Cả IgA lẫn IgE đều tăng. Trẻ trai mắc chứng này thường bị viêm da dạng chàm rất nặng và xuất huyết dạng mảng dưới da (do khiếm khuyết số lượng và chức năng tiểu cầu). Trẻ thường rất dễ mắc các nhiễm trùng sinh mủ.
– Hyperimmunoglobulinemia E (Job) Syndrome: đây là hội chứng suy giảm miễn dịch tiên phát hiếm gặp, do đột biến gen STAT3 trên NST4, bệnh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, biểu hiện abscess da tái phát, viêm da dạng chàm, viêm phổi tái phát, tăng IgE, khuyết tật xương và răng (gãy xương và mất răng sữa cuối) ….
2. Viêm da cơ địa ở người lớn, cần chẩn đoán phân biệt với
– Viêm da tiếp xúc
– Viêm da ánh nắng
– Viêm da dầu
– Vảy nến
– Mycosis fongoides
– Nấm da
– Ghẻ chàm hóa
– Viêm da thiếu kẽm….
CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG
Bệnh viêm da cơ địa có thể gây ra các hậu quả, biến chứng sau:
1. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Bệnh VDCĐ gây ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngứa làm bệnh nhân mất ngủ. Tổn thương dày da, lichen hóa, thâm đen…làm bệnh nhân ngại ngùng khi giao tiếp và tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Trẻ em, người lớn có thể phải nghỉ học, nghỉ làm do các đợt bùng phát của bệnh.
2. Trẻ em bị VDCĐ có thể chậm lớn
3. Nhiễm khuẩn da do liên cầu, tụ cầu, dẫn đến dễ mắc các bệnh như nhọt, viêm nang lông, nếu nặng có thể nhiễm trùng huyết.
4. Nhiễm virus ngoài da như nhiễm herpes simplex gây eczema herpesticum, hoặc nhiễm virus gây u mềm lây ở da.
5. Đỏ da toàn thân do Viêm da cơ địa
6. Bất thường về mắt liên quan đến VDCĐ: Viêm kết mạc, Đục thủy tinh thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)