Bệnh Pemphigoid bọng nước

Ngày đăng: 15/02/2017 Admin

Pemphigoid bong nước là bệnh da bọng nước tự miễn, bọng nước nằm dưới thượng bì. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, từ 50-60 tuổi trở lên, đặc biệt là trên 70 tuổi, có thể gặp ở người trẻ nhưng rất hiếm ở trẻ em. Nam và nữ mắc bệnh như nhau. Có mối liên quan của bệnh với kháng nguyên bạch cầu người (HLA). Bệnh hay gặp hơn ở những người già mắc bệnh thần kinh, đặc biệt là đột quỵ, thiểu năng trí tuệ, bệnh Parkinson. Nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người có bệnh vảy nến, việc điều trị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng làm sớm xuất hiện bệnh pemphigoid bọng nước. Ở một số bệnh nhân, pemphigoid bọng nước có liên quan với các khối u ác tính nội tạng. Một số yếu tố khác làm vượng bệnh như chấn thương, nhiễm trùng, dùng thuốc.
Nguyên nhân

Bệnh gây ra do các tự kháng thể có bản chất là IgG hoặc IgE tấn công màng đáy của thượng bì (lớp ngoài cùng trong ba lớp của da), các tế bào lympho T được hoạt hóa. Đích tác động trong pemphigoid bọng nước là protein BP180 (collagen XVII), ít gặp hơn là BP230 (một plakin). Những protein này nằm trong vùng NC16A của collagen XVII. Chúng kết nối với các bán cầu nối desmosome, cấu trúc gắn kết tế bào gai của thượng bì với màng đáy.

Khi có sự kết hợp giữa các tự kháng thể với protein đích và/hoặc có sự giải phóng các cytokin từ các lympho T dẫn tới hoạt hóa bổ thể, hóa ứng động bạch cầu trung tính, giải phóng các enzym gây ly giải protein. Chúng phá hủy các bán cầu nối desmosome, hình thành bọng nước dưới thượng bì.

Mối liên quan của pemphigoid bọng nước với các bệnh thần kinh được cho là liên quan với sự có mặt của collagen XVII trong hệ thần kinh trung ương và trong các bán cầu nối desmosome.
Đặc điểm lâm sàng

Trong bệnh pemphigoid bọng nước, triệu chứng đầu tiên thường là ngứa rất nhiều, người bệnh gãi nhiều, để lại nhiều vết xước. Ngứa có thể kéo dài hằng tháng, hằng năm trước khi xuất hiện các bọng nước căng. Các thương tổn da trong pemphigoid bọng nước rất đa dạng, như:

– Ban đỏ không đặc hiệu kéo dài vài tuần trước khi xuất hiện bọng nước.

– Các vùng da có thương tổn dạng eczema, chàm hình tròn.

– Da đỏ thành mảng, ngứa, giống mày đay.

– Các thương tổn da hình nhẫn.

– Các mụn nước nhỏ.

– Các sẩn ngứa.

– Các bọng nước căng, chứa dịch trong, dịch màu vàng, hoặc có dịch máu. Sau đó bọng nước vỡ, để lại các vết trợt hình tròn, đóng vảy tiết, khi lành để lại các dát thay đổi sắc tố, không có sẹo.

– Tăng sắc tố da sau viêm.

– Các thương tổn milia ở các vùng da đã lành.

Pemphigoid bọng nước có thể khu trú ở một vùng da nào đó của cơ thể hoặc lan tỏa trên diện tích rộng ở thân mình và gốc các chi, nhất là các vùng da quanh các nếp gấp. Hiếm có bọng nước trong miệng và vùng sinh dục.

Một số người bệnh được chẩn đoán là pemphigoid mặc dầu không có thương tổn bọng nước (pemphigoid không có bọng nước hoặc pemphigoid tiền bọng nước). Thương tổn da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

   

  

  

  Ảnh 1,2,3,4,5. Hình ảnh các bọng nước căng, chứa dịch trong, dịch vàng hoặc dịch máu trong bệnh pemphigoid bọng nước (ảnh: BS Trần Thị Huyền)

Ảnh 6,7. Các vết xước do gãi, sẩn ngứa, tăng sắc tố da trong bệnh pemphigoid bọng nước (ảnh: BS Trần Thị Huyền)

Ảnh 8, 9. Các mảng đỏ, sẩn đỏ giống mày đay trong bệnh pemphigoid bọng nước (ảnh: BS Trần Thị Huyền)

Ảnh 10. Các bọng nước đã vỡ, để lại các vết trợt da (ảnh: BS Trần Thị Huyền)

Ảnh 11. Các bọng nước lớn sắp vỡ, xen kẽ với các vết trợt (ảnh: BS Trần Thị Huyền)

Chẩn đoán

Pemphigoid bọng nước có thể được chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng, ngay cả khi chưa có bọng nước. Một số đặc điểm lâm sàng đáng chú ý như:

– Bệnh xảy ra ở người già, đặc biệt trên 70 tuổi.

– Thương tổn da đa dạng, có tiền triệu ngứa.

– Không có thương tổn niêm mạc.

– Không có sẹo.

– Vị trí phân bố thương tổn ít gặp ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt, cổ).

Để chẩn đoán khẳng định, có thể dựa vào một số xét nghiệm sau:

– Mô bệnh học: bọng nước nằm dưới thượng bì, thường có xâm nhập bạch cầu trung tính ở trung bì, nhưng không thường xuyên. Bạch cầu ái toan có thể chiếm ưu thế.

– Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: có lắng đọng IgG, IgM, C3 thành dải dọc theo màng đáy. Một số trường hợp có lắng đọng IgA, IgE theo hình dạng tương tự.

– Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp: phát hiện các tự kháng thể trong huyết thanh của người bệnh. Cơ chất được sử dụng có thể là bàng quang của chuột, khỉ.

– Định lượng kháng thể kháng BP180, kháng thể kháng BP230 lưu hành trong máu bằng ELISA.

          – Các xét nghiệm khác hỗ trợ cho kế hoạch điều trị.

Ảnh 1. Chứng âm

Ảnh 2. Chứng dương 1/10: lắng đọng IgG thành dải ở màng đáy.

Ảnh 3. Chứng dương 1/20: lắng đọng IgG thành dải ở màng đáy.
Một số hình ảnh về xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trong bệnh pemphigoid bọng nước tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (ảnh: BS. Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương)

Điều trị pemphigoid bọng nước

Nếu người bệnh có diện thương tổn rộng, có thể chỉ định nhập viện điều trị nội trú, chăm sóc các bọng nước, các vết trợt da.
Các thuốc điều trị

– Thuốc bôi steroid loại mạnh trong thể khu trú (clobetasol proprionate).

– Thuốc bôi steroid loại trung bình và kem dưỡng ẩm để giảm ngứa, giảm khô da.

– Steroid toàn thân.

– Kháng sinh cho nhiễm khuẩn thứ phát.

– Các thuốc giảm đau.
Các thuốc khác

– Kháng sinh nhóm cyclin: tetracyclin, doxycyclin

– Nicotinamide

– Dapsone

– Methotrexat

– Azathioprine

– Mycophenolate mofetil

– Immunoglobulin tĩnh mạch

– Rituximad

(Điều trị cụ thể xin được trình bày trong bài: Hướng dẫn điều trị bệnh pemphigoid bọng nước).

Bài và ảnh: Bác sỹ Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.

Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT


U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn