U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
NC 2005 Matthew và cs:
– Tăng nồng độ Ds- DNA, tăng nguy cơ bùng phát tổn thương thận ở người có bệnh thận từ trước.
– Giảm nồng độ Ds – DNA 50%, giảm 52% đợt bùng phát của tổn thương cầu thận.
2.1.2. Nồng độ Ds- DNA liên quan mức độ hoạt động của bệnh.
– Nồng độ cao – tăng chỉ số hoạt động của bệnh, anti Ds- DNA(+) được tính 2 điểm trong chỉ só SLEDAI (chỉ số đánh giá mức độ hoạt động của bệnh).
2.1.3. Tăng nồng độ kháng thể liên quan đợt bùng phát bệnh.
– Tăng nồng độ kháng thể là yếu tố dự báo vài tuần, vài tháng trước đợt bùng phát của bệnh.
+ Nghiên cứu của Alberto Floris năm 2016, tăng nồng độ anti Ds- DNA trên 50% so với giá trị ban đầu tăng nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát so với nhóm không có sự thay đổi anti Ds- DNA.
+ Một số quan điểm khi tăng trên 50% cần điều trị dự phòng đợt bùng phát. Nhưng theo EULAR/ERA- EDTATăng nồng độ Ds- DNA mà không có biểu hiện lâm sàng cần theo dõi chặc chẽ hơn, không cần thay đổi chiến lược điều trị.
+ Một số cách điều trị dự phòng đợt bùng phát đã được sử dụng
. Boostma và CS: Tăng 30mg ( Max60mg) Pred giảm xuống liều cơ bản giảm dần trong 18 tuần.
. Tseng và CS: tăng 30mg pred so với liều hiện tại, giảm nhanh trong 4 tuần.
. Mofelti và CS: MF 2g/ng trong 6 tháng.
2.2. Anti- Smith
* Nồng độ ổn định, ít thay đổi.
* Không liên quan đến mức độ hoạt động của bệnh.
– Một số nghiên cứu trước kia chỉ ra có mối liên quan giữa anti- smith và mức độ hoạt động của .
– Nghiên cứu gần đây cho rằng không có sự liên quan giữa anti –Smith và mức độ hoạt động của bệnh
+ Liên quan tổn thương thận.
Đa số nghiên cứu chỉ ra có sự liên quan giữa anti Smith và tổn thương thận. Nghiên cứu Alba và cộng sự chỉ ra có liên quan giữa anti Smith và kết qủa sinh thiết có viêm cầu thận lupus. Gần đây một số tác giả cho rằng anti Smith là yếu tố dự đoán của tổn thương thận thầm lặng ở bệnh nhân SLE.
+ Liên quan tổn thương nặng trong SLE.
– Có liên quan giữa anti –Smith và tổn thương nặng: viêm mạch, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm thần. Một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn của Mariangeli năm 2015 đã chỉ ra tỉ lệ tổn thương nặng trong lupus cao hơn ở nhóm có anti- Smith (+) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
– Anti-Smith còn liên quan tổn thương khác: biểu hiện huyết học, tổn thương da, tổn thương các màng, anti- ANA, anti Ds- DNA.
2.3. Anti U1- RNP
– Là phức hợp protein và RNA trong nhân kích thước nhỏ loại U1à Ribonucleoprotein.
– Hay gặp ở một số bệnh
+ Mô liên kết hỗn hợp: 95- 100%, vì thế kháng thể này là 1 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mô liên kết hỗn hợp.
+ SLE: 38- 44%.
+ Xơ cứng bì: 20-30%..
+ Viêm khớp dạng thấp: 10%.
2.4. Anti SSA (Ro)
– Hội chứn Sjogren – SLE : tỉ lệ (60-70%) – 25%.
– Có 2 loại : SSA 52, SSA60 là một đoạn của RNP.
– SSA(+) thường gặp trong SLE có ANA(-).
Anti SSA+ anti SSB dương tính gặp trong lupus
+ Tuổi>50.
+ HLA- DR3(+).
+ Anti Ds- DNA thấp.
Anti SSA(+) và anti SSB(-) hay gặp trong lupus
+ Tuổi <22.
+ HLA- DR2(-).
+ Biểu hiện xấu ở thận.
+ Anti Ds- DNA cao.
Anti SSA liên quan với tổn thương.
+ Tổn thương da bán cấp.
+ Block nhĩ thất bẩm sinh.
+ Giảm nguy cơ tổn thương cầu thận.
Chỉ định của anti- SSA(Ro) trong lupus
1. Lupus bán cấp, nhạy cảm ánh sáng.
2. Lupus sơ sinh.
3. Block nhĩ thất bẩm sinh.
4. SLE với ANA(-).
5. SLE có viêm phổi kẽ.
6. Thiếu hụt C2, C4 với bệnh giống lupus.
7. Biểu hiện ở da ở bệnh nhân lupus có liên quan anti SSA
8. Một số chỉ định khác.
+ Viêm cầu thận, viêm mạch, hạ bạch cầu,
+ RF(+) và biểu hiện hệ thống nặng
+ Bệnh phổi kẽ.
+ Hội chứng Sjogren.
2.5. Anti – SSB
– Có thể đi kèm với SSA .
– Một trong khác thể xuất hiện trước khởi phát bệnh: trung bình 2 năm.
– SSB liên quan đến tổn thương da, tổn thương các màng, rụng tóc.
– SSB ảnh hưởng giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính.
Lupus sơ sinh
Nguyên nhân.
Do anti SSA hay SSB, một phần nhỏ do anti U1RNP đi qua hàng rào rau thai vào cơ thể con.
Biểu hiện:
Tim mạch: Block tim bấm sinh, xơ hóa nội tâm mạc, giãn cơ tim.
Biểu hiện ở da: ban dạng vòng.
Huyết học
Biểu hiện ở gan
Theo dõi, quản lí:
+ Mẹ có anti SSA(+)à td siêu âm tim, mỗi 2 tuần, từ tuần 16- 24.
+ Điện tâm đồ làm cho tất cả các trẻ mới sinh.
+ HCQ có tác dụng trong giảm block nhĩ thất ở thai nhi.
+ Mẹ có SSA(+)à có 1-2 % tỉ lệ con có Block nhĩ thất.Trong đó tỉ lệ chết 18%, cần cấy máy tạo nhịp ở 2/3 số bệnh nhân.
2.6. Anti phosholipid
+ Kháng thể kháng phospholipid: kháng thể kháng lại protein huyết tương (thành phần gắn với phospholipid trên màng tế bào)
+ Anti phospholipid gồm 3 loại:
+ Kháng thể kháng cardiolipin.
+ Kháng thể kháng β2 GPI.
+ Lupus Anticoagulant
Chẩn đoán antiphospholipid(+) khi một trong 3 kháng thể, xét nghiệm 2 lần cách nhau 12 tuần.
Biểu hiện lâm sàng.
Tăng khả năng gây huyết khối trong lòng mạch: động mạch, tĩnh mạch.
Cơ chế:
+ Phản ứng với tế bào nội môà làm rối loạn cân bằng sản xuất Prostaglandin E2 / thromboxan.
+ Phản ứng với tiểu cầu làm tăng kết tụ tiểu cầu
+ Rối loạn hoạt động bổ thể.
+ AntiPL+ phosphatidylserine trong thời gian hình thành hợp bào lá nuôi của phôi thai, tăng ảnh hưởng trực tiếp của khảng thể này lên rau thai.
Hậu quả
– Đặc điểm liên quan đến sản khoa:
+ Thai chết lưu, hay chết ngay sau sinh không rõ nguyên nhân.
+ Sảy thai ở tháng t2, t3 của thai kì không giải thích được
+ Tiền sản giật ở tuổi thai <34 t.
+ Thai chậm phát triển không rõ nguyên nhân.
+ Sản giật trong thời kì thai nghén
Biểu hiện khác
+ Huyết khối động mạch hay tĩnh mạch
+ Đột quỵ ở tuổi 24-50
+ Cơ thiếu máu cục bộ không giải thích đc
+ Mất thị lực 1 mắt hay 2 mắt tạm thời không giải thích được.
+ Giảm tiểu cầu tự miễn
+ Tan máu tự miễn.
+ Kéo dài thời gian đống máu không rõ nguyên nhân.
+ Mạng lưới livedo ở da, loét cẳng chân, xuất huyết lớn
+ Xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính giả kéo dài > 6 tháng.
– Gặp ở 30-40% bệnh nhân SLE, 10% phát triển thành hội chứng kháng phospholipid (APS).
– APS gây biểu hiện: 14% đột quỵ, 11% nhồi máu cơ tim, 10% huyết khối tĩnh mạch sâu, 9% sảy thai, 6% thai dị tật bẩm sinh.
– Ảnh hưởng đến thai: thường xảy ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, tuy nhiên cũng có thể xảy ra trong bất kì thời điểm nào của thai kìà siêu âm thai mỗi 3-4 bắt đầu từ tuần 18 của thai kì.
– Theo dõi β HCG trong 3 tháng đầu nếu bình thường tiên lượng tốt (80- 90% thai bình thường), bất thườngtiên lượng xấu.
2.7. Anti histone
– Thường gặp 95% ở lupus ban đỏ hệ thống do thuốc, gặp 50% trong lupus ban đỏ hệ thống.
– Ít gặp ở lupus ban đỏ do thuốc có tổn thương da bán cấp.
2.8. Kháng thể kháng nhân
– Ý nghĩa để sàng lọc.
– Tỉ lệ gặp (+) trên tế bào HEP -2 trong các bệnh:
– Mô liên kết hỗn hợp: 100%.
– Lupus ban đỏ do thuốc: 100%
– Lupus ban đỏ hệ thống: 95-100%.
– Sjogren syndrome: 80%.
– Xơ cứng bì: 60-95%.
– Viêm đa cơ, viêm bì cơ: 49-74%.
– Viêm da khớp dạng thấp: 40-60%
Có một tỉ lệ 7-8 % người bt ANA(+) à 11,8% phát triển thành bệnh hệ thống
Các NC chỉ ra: corticoid làm giảm hiệu giá kháng thể của anti ANA- hep 2 nhưng không liên quan đến mức độ nặng của lupus(Pincus. Et. Al. 1969).
Kết luận
Kháng thể trong lupus: anti Ds- DNA, anti ANA, Anti smith, anti SSA, SSB, anti histone, amtiphospholipid.
1. Clinical associations of anti-Smith antibodies in PROFILE:a multi-ethnic lupus cohort.
2. Predictors of flares in Systemic Lupus Erythematosus: Preventive therapeutic intervention based on serial anti-dsDNA antibodies assessment. Analysis of a monocentric cohort and literature review.
3. Cutaneous diseases in adults associated with Anti-Ro/SS-A autoantibody production.
4. Auto antibodies and Resident Renal Cells in the Pathogenesisof Lupus Nephr it is: Getting to Know the Unknown.
Relation of titred peripheral pattern ANA to anti-DNA and disease activity in systemic lupus erythematosus.
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)