U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Methotrexat (MTX) liều thấp hiện vẫn là một trong những thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng trong da liễu để điều trị các bệnh vảy nến thể nặng và các bệnh tự miễn khác, do nó khá an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. Tuy nhiên, biến chứng do dùng MTX có thể xảy ra do dùng sai hướng dẫn, dùng trên bệnh nhân suy thận hoặc dùng cùng một loại thuốc có tính kháng folat tương tự như trimethoprim – sulfomethoxazol.
Methotrexat (MTX) liều thấp hiện vẫn là một trong những thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng trong da liễu để điều trị các bệnh vảy nến thể nặng và các bệnh tự miễn khác, do nó khá an toàn, hiệu quả và rẻ tiền. Tuy nhiên, biến chứng do dùng MTX có thể xảy ra do dùng sai hướng dẫn, dùng trên bệnh nhân suy thận hoặc dùng cùng một loại thuốc có tính kháng folat tương tự như trimethoprim – sulfomethoxazol.
Hình: Tổn thương da và niêm mạc do ngộ độc Methotrexate
Hình: Tổn thương da và niêm mạc do ngộ độc Methotrexate
MTX hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Ở trẻ em, sự hấp thu giảm khi dùng cùng thức ăn và sữa nhưng ở người lớn không thấy hiện tượng này. Ở người lớn, sinh khả dụng trung bình là 67%, nồng độ đỉnh trong huyết tương sau uống là 1-3 giờ. Thời gian bán thải của thuốc là 4-5 giờ, với liều cao > 25mg/ tuần, hấp thu qua đường uống không ổn định. Trong máu, khoảng 50% MTX kết hợp với protein, các acid hữu cơ yếu như aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid khác có thể cạnh tranh liên kết với MTX làm thay đổi nồng độ trong máu và bài tiết qua thận. MTX được đào thải qua thận, 60-95% được đào thải nguyên dạng. Giảm lọc ở cầu thận hoặc giảm tiết ở ống thận có thể dẫn đến ngộ độc MTX.
3.1. Trên dạ dày, ruột
3.2. Trên gan
3.3. Trên huyết học
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của MTX là suy tủy, tỷ lệ gặp khoảng 3% ở bệnh nhân vảy nến có điều trị MTX. Biến chứng này bao gồm thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu, sau đó là giảm bạch cầu tiến triển nhanh. Giảm bạch cầu xảy ra từ 1-3 tuần, và phục hồi tủy sau 3 tuần. Giảm 3 dòng tỷ lệ gặp khoảng 1,4% và cơ chế chưa rõ, có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính và thông qua phản ứng dị ứng. Mức độ độc tủy xương liên quan đến liều và thời gian sử dụng MTX cũng như các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, suy thận, nhiễm trùng, giảm albumin máu, thiếu folat hoặc dùng cùng các thuốc kháng folat khác.
3.4. Trên da, niêm mạc
3.5. Ảnh hưởng đến phổi
3.6. Gây độc thận
3.7. Gây độc hệ thần kinh trung ương
3.8. Gây ung thư
Sử dụng liều thấp MTX đã được xác nhận là không có nguy cơ sinh ung thư nhưng một nghiên cứu gần đây trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sử dụng MTX đã chứng minh tăng 50% nguy cơ ung thư nói chung, tăng gấp 3 lần ung thư hắc tố da, tăng 5 lần nguy cơ u lympho non-Hodgkin, và tăng gần 3 lần nguy cơ ung thư phổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu thuần tập ở Anh, có sự tăng nhẹ nguy cơ u lympho ở bệnh nhân vảy nến nhưng việc sử dụng MTX không thấy có sự khác biệt.
3.9. Đột biến gen và quái thai
MTX được phân loại mức độ nguy cơ đối với thai kỳ là X, có chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai. Sử dụng MTX trong khi mang thai có thể gây xảy thai, chết lưu, hoặc gây dị tật bẩm sinh về tim mạch, hệ cơ xương và thần kinh. Mặc dù không có thời gian tối ưu giữa ngừng điều trị MTX và có thai nhưng khuyến cáo đối với nam giới nên dừng thuốc ít nhất 3 tháng và nữ giới nên dừng thuốc ít nhất 1 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có thai.
4.1. Bù đủ dịch
Bù dịch, lợi tiểu là rất quan trọng để tăng đào thải MTX qua thận và ngăn chặn sự kết tủa trong ống thận. Khuyến cáo nên truyền ít nhất 2,5-3,5 lít / m2 dịch mỗi ngày, bắt đầu từ 4 -12 giờ trước khi bắt đầu truyền MTX
4.2. Kiềm hóa nước tiểu
MTX và chất chuyển hóa của nó 7-OH-MTX có độ hòa tan tăng gấp 12 lần khi tăng pH từ 5 lên 7. Sự kết tủa hình ống thận của MTX và 7-OH-MTX xảy ra khi pH thấp hơn 5,7. Trong thực hành lâm sàng, chỉ nên bắt đầu truyền MTX sau khi pH nước tiểu là 7,0 và duy trì nó trong phạm vi này cho đến khi nồng độ MTX huyết tương giảm xuống dưới 0,1 μM.
4.3. Giải độc bằng Leucoverin
Leucoverin giải độc nên được dùng sớm trong vòng 24-36 giờ khi bắt đầu truyền MTX. Liều lượng và tần suất giải độc leucoverin đã được phát triển theo kinh nghiệm và khác nhau tùy theo phác đồ MTX. Liều cứu leucoverin thường được cho là từ 10 – 15 mg / m2. Leucoverin được cho mỗi 6 giờ cho đến khi nồng độ MTX huyết tương nhỏ hơn 0,2 μM. Khi không có xét nghiệm nồng độ MTX có thể cho 15 – 25mg mỗi 6 giờ x 6 – 10 liều.
4.4. Điều trị thương tổn các quan
5.1. Theo dõi trong quá trình dùng MTX
5.2. Đánh giá chức năng thận
Bởi vì MTX chủ yếu được đào thải qua thận nên bắt buộc phải xác định chức năng thận trước khi điều trị MTX liều cao. Cần giảm liều theo mức độ suy thận, khi độ thanh thải creatinin (CrCl) là từ 30 – 60 ml / phút, liều MTX được giảm 50% và khi CrCl là từ 10 – 30 ml / phút, liều MTX nên được giảm 75%. Nếu tăng creatinin > 50% trong vòng 24 giờ từ khi bắt đầu truyền MTX (5-8g/m2/24h) phải ngừng truyền.
5.3. Tránh tương tác thuốc
Độc tính với MTX có thể tăng lên khi dùng cùng các thuốc cạnh tranh MTX liên kết với protein huyết thanh và / hoặc gây giảm thanh thải MTX. Tương tác thuốc hay gặp nhất là với trimethoprim và sulfamethoxazol (TMP-SMX) và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài ra, các thuốc gây giảm thải MTX đã được báo cáo là pyrazol, aminoglycosides, probenecid, một số penicilin và macrolid, omeprazol, mezocillin, piperacillin, amphotericin B và ciprofloxacin
5.4. Theo dõi nồng độ MTX huyết tương
Theo dõi nồng độ MTX trong huyết tương là một phần cần thiết của liệu pháp MTX liều cao. Nó nhằm xác định những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm độc MTX cao nhất. Nồng độ MTX huyết tương thường được đo ở 24, 48 và 72 giờ sau khi bắt đầu truyền MTX. Đối với phác đồ tiêm truyền MTX 24 giờ, có thể đo bắt đầu từ 36 giờ. Để tránh ngộ độc MTX, nồng độ phải trên 10 μM ở 24 giờ, 1 μM ở 48 giờ và 0,15 μM ở 72 giờ.
5.5. Bổ sung folat
Tài liệu tham khảo
Bài viết: BSNT Phạm Thị Bình Minh
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)