Viêm quầng (Erysipelas)

Ngày đăng: 22/03/2025 bvdalieutrunguong

1. Đại cương  

Viêm quầng là một bệnh nhiễm trùng da liên quan đến lớp trung bì, nhưng nó cũng có thể lan đến các mạch bạch huyết nông trên da. Viêm quầng cũng được gọi là "Ngọn lửa của Thánh Anthony" do tình trạng lan rộng cấp tính của nó. Chẩn đoán có thể nhầm lẫn với viêm mô bào. Viêm mô bào có ranh giới không rõ và tiến triển chậm hơn, trong khi viêm quầng có ranh giới rõ hơn và tiến triển nhanh hơn. Erysipelas có thể nghiêm trọng nhưng hiếm khi gây tử vong. Bệnh đáp ứng nhanh với thuốc kháng sinh.

2. Dịch tễ học

Viêm quầng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, chủng tộc và giới tính. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh đã giảm kể từ khi có thuốc kháng sinh và cải thiện điều kiện vệ sinh.

 3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là gì ?

Nguyên nhân gây bệnh chính là liên cầu khuẩn. Hầu hết nhiễm trùng ở mặt là do liên cầu khuẩn nhóm A, trong khi liên cầu khuẩn không phải nhóm A liên quan nhiều hơn ở chi dưới. Ở trẻ sơ sinh, liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm quầng sau sinh. Có ít bằng chứng cho thấy tụ cầu khuẩn đóng vai trò trong bệnh viêm quầng. 

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Phù bạch huyết (yếu tố nguy cơ chính)
  • Tắc nghẽn bạch huyết
  • Rò động mạch tĩnh mạch
  • Tình trạng sau phẫu thuật
  • Hội chứng thận hư
  • Cắt bỏ tĩnh mạch hiển để bắc cầu

Nhiễm trùng da lan truyền qua vết thương trên da, xâm nhập trực tiếp vào hệ thống bạch huyết. Côn trùng cắn, loét do ứ trệ, vết mổ và suy tĩnh mạch đã được báo cáo là các yếu tố tạo đường vào. Một số yếu tố nguy cơ khác là béo phì, phù bạch huyết, bệnh nấm chân, loét chân, chàm, sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt và bệnh gan.

4. Các đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột và kèm theo sốt, ớn lạnh và rét run. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến chi dưới, nhưng khi ảnh hưởng đến mặt, bệnh có thể phân bố theo hình cánh bướm trên má và sống mũi. Vùng da bị ảnh hưởng có đường viền rõ và nhô lên. Nó có màu đỏ tươi và sung nề. Nó có thể có vết lõm nhỏ (giống như vỏ cam). Tổn thương có thể có bọng nước và trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị hoại tử. Một số trường hợp có thể có xuất huyết.

Viêm mô bào thường không biểu hiện sưng tấy rõ rệt nhưng có những đặc điểm khác giống với viêm quầng như đau và nóng ở vùng da bị ảnh hưởng.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này thường xảy ra ở rốn hoặc vùng tã lót.

Viêm quầng có bọng nước có thể là do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng đồng thời với tụ cầu khuẩn vàng (bao gồm cả MRSA).

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương của viêm quầng (Nguồn: Internet)

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương của viêm quầng (Nguồn: Internet)

Bệnh viêm quầng tái phát ở 1/3 số bệnh nhân do: sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ và tổn thương hệ bạch huyết (do đó làm suy yếu khả năng dẫn lưu độc tố).

Biến chứng rất hiếm gặp nhưng có thể gặp: áp xe, hoại tử, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng các cơ quan khác như viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu; huyết khối xoang hang, sốc nhiễm độc do liên cầu khuẩn (hiếm gặp).

5. Làm thế nào để chẩn đoán viêm quầng?

    Viêm quầng thường được chẩn đoán bằng lâm sàng đặc trưng.

    Các xét nghiệm có thể thấy:

  • Tăng số lượng bạch cầu trong máu
  • CRP tăng cao
  • Nuôi cấy vi khuẩn dương tính
  • Chụp MRI và CT có thể chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng sâu.

6. Chẩn đoán phân biệt

Các chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm mô bào, áp xe, bệnh gút và viêm quanh móng. Một số chẩn đoán nghiêm trọng hơn bao gồm viêm bao hoạt dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm cân hoại tử, viêm mô bào hốc mắt, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm bao gân gấp.

7. Phương pháp điều trị

Điều trị chung

  • Chườm lạnh và thuốc giảm đau
  • Nâng cao chi bị nhiễm trùng để giảm sưng tại chỗ
  • Chăm sóc vết thương thường xuyên.

Thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh được lựa chọn đầu tiên là các kháng sinh điều trị liên cầu như penicillin uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Erythromycin, roxithromycin hoặc pristinamycin có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị dị ứng với penicillin.
  • Vancomycin được sử dụng khi bệnh do MRSA gây ra
  • Điều trị thường kéo dài 5-10 ngày

8. Tiên lượng

Triệu chứng toàn thân sẽ hết trong vòng một hoặc hai ngày, những thay đổi trên da có thể mất vài tuần để khỏi hoàn toàn và không để lại sẹo.

Viêm quầng tái phát ở 1/3 số bệnh nhân do các yếu tố nguy cơ vẫn tồn tại và cũng do bản thân bệnh có thể gây tổn thương bạch huyết (do đó làm suy yếu khả năng dẫn lưu độc tố) ở vùng da bị ảnh hưởng, dẫn đến các đợt tái phát. Nếu bệnh nhân bị tái phát, có thể cân nhắc điều trị dự phòng lâu dài bằng penicillin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Karakonstantis S. Is coverage of S. aureus necessary in cellulitis/erysipelas? A literature review. Infection. 2020 Apr;48(2):183-191.

2.      Klotz C, Courjon J, Michelangeli C, Demonchy E, Ruimy R, Roger PM. Adherence to antibiotic guidelines for erysipelas or cellulitis is associated with a favorable outcome. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2019 Apr;38(4):703-709.

3.      Rath E, Skrede S, Mylvaganam H, Bruun T. Aetiology and clinical features of facial cellulitis: a prospective study. Infect Dis (Lond). 2018 Jan;50(1):27-34.

 Viết bài: BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

dalieu.vn dalieu.vn