U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Ngày đăng: 30/03/2025 bvdalieutrunguong

1. Đại cương  

U máu anh đào là tình trạng tăng sinh mạch máu ở da lành tính phổ biến. Chúng còn được gọi là u máu người lớn hoặc u máu người già vì có xu hướng xuất hiện khi càng lớn tuổi. Chúng được đặt tên là đốm Campbell De Morgan, theo tên của một bác sĩ phẫu thuật. Theo phân loại hiện tại của Hiệp hội bất thường mạch máu quốc tế (ISSVA) đối với các khối u mạch máu lành tính, u máu anh đào không được đưa vào mặc dù chúng có các đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học riêng biệt và rất phổ biến ở người lớn.

U máu anh đào xuất hiện ở khoảng 7% thanh thiếu niên và 75% người trên 75 tuổi. Những tổn thương này bắt đầu xuất hiện từ khoảng 30-40 tuổi. Khoảng 5% đến 41% số người bắt đầu bị u máu anh đào ở độ tuổi 20. U máu anh đào xuất hiện ở mọi chủng tộc, dân tộc và không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

2. Nguyên nhân

Không có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra u máu anh đào. Một số yếu tố liên quan có thể được xác định như:

-  Lão hóa: Vì những tổn thương này chủ yếu xuất hiện ở người già nên quá trình lão hóa có thể là nguyên nhân gây ra sự phát triển của chúng. 

-  Đột biến gen: Một số nghiên cứu đã thấy đột biến sai nghĩa ở gen GNAQ (Q209H, Q209R, R183G) và GNA11 (Q209H) trong các tổn thương này. 

-  Mang thai.

U máu anh đào bùng phát: Thuật ngữ này chỉ sự phát triển đột ngột của nhiều u máu anh đào lan tỏa. Chúng có thể xuất hiện trong các tình trạng sau:

- Tác dụng phụ của mù tạt nitơ tại chỗ được sử dụng để điều trị bệnh bạch tạng.

- Tác dụng phụ của cyclosporine.

- Bệnh mảnh ghép chống chủ mãn tính.

- Bệnh lí tăng sinh lympho và bệnh Castleman đa trung tâm (MCD): Cơ chế có thể là tăng tiết yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu để đáp ứng với mức tăng cao của interleukin 6.

- Tác dụng phụ của ramucirumab: Cơ chế của tác dụng này là đột biến VEGFR2 kích hoạt thể soma do ramucirumab gây ra. 

- Virus HHV8: Thường được tìm thấy với tỉ lệ 52,9%.

3. Các đặc điểm lâm sàng

U máu anh đào là các sẩn hình vòm, sáng, màu hồng ngọc với quầng sáng nhạt. Tổn thương nhỏ, ranh giới rõ và thường có cách vách xơ ngăn cách. Chúng thường có đường kính từ 1 đến 5 mm. Chúng thường xuất hiện nhiều tổn thương, thường thấy ở thân hoặc phần gần của các chi và hiếm khi xuất hiện ở mặt, tay và chân. Khi nhiều tổn thương xuất hiện sát nhau, chúng tạo thành u mạch dạng polyp. Những tổn thương này thường mất màu khi ấn vào, nhưng một số bị xơ hóa và có thể không mất màu hoàn toàn. 

U máu anh đào là tổn thương phổ biến nhất trong nhóm tăng sinh mạch máu mắc phải ở da. Chúng được chẩn đoán bằng lâm sàng. Những tổn thương này không có khả năng ác tính. Mặc dù không có khả năng ác tính, chúng có thể bị nhầm lẫn với u hắc tố.

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương trên da và niêm mạc môi của hồng ban cố định nhiễm sắc (Nguồn: Internet)

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương trên da và niêm mạc môi của hồng ban cố định nhiễm sắc (Nguồn: Internet)

 U máu anh đào được chẩn đoán bằng lâm sàng. Nếu nghi ngờ ác tính, tổn thương nên được cắt bỏ và kiểm tra mô bệnh học. 

 Mặc dù u máu anh đào được chẩn đoán bằng lâm sàng nhưng các phát hiện mô bệnh học của chúng về cơ bản giống như u máu mao mạch thực sự. Mô bệnh học của các tổn thương này cho thấy chúng nằm ngay dưới lớp thượng bì trong lớp trung bì nhú và có cấu trúc riêng biệt so với các mô xung quanh. Đây là các u mao mạch thực sự bao gồm các mao mạch mới hình thành có lòng hẹp và được lót bằng các tế bào nội mô nổi bật được sắp xếp theo kiểu thùy. Có tình trạng hyalin hóa quanh mạch máu.

Hình 3. Hình ảnh mô bệnh học của u máu anh đào (Nguồn: Internet)

Hình 3. Hình ảnh mô bệnh học của u máu anh đào (Nguồn: Internet)

5. Chẩn đoán phân biệt

 Ngoài u hắc tố không sắc tố, chẩn đoán phân biệt u máu anh đào bao gồm u mạch sừng hóa, giãn mạch mạng nhện, u hạt nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô tế bào đáy thể u.

6. Phương pháp điều trị

 Những tổn thương này thường không có triệu chứng nhưng có thể chảy máu do chấn thương. Bệnh nhân có thể muốn cắt bỏ u máu anh đào, thường là vì lý do thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa chảy máu sau chấn thương. Điều trị các tổn thương nhỏ có thể điều trị bằng đốt điện. Các tổn thương lớn hơn thường được điều trị bằng cách cắt bỏ bằng dao với đốt điện ở gốc. Ngoài ra, có thể sử dụng liệu pháp lạnh. Các tổn thương nông cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp laser CO2.

 Ngoài ra, laser nhuộm xung hoặc IPL cũng đã thành công trong điều trị u máu anh đào. Laser diode Krypton và 532 nm có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các tổn thương này. Tuy nhiên điều trị các tổn thương này có thể để lại sẹo.

7. Tiên lượng

Các tổn thương u máu anh đào có tiên lượng tốt. Những tổn thương này không có khả năng ác tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Fernandez-Flores A, Colmenero I. Campbell de Morgan Spots (Cherry Angiomas) Show Endothelial Proliferation. Am J Dermatopathol. 2018 Dec;40(12):894-898.

2.      Klebanov N, Lin WM, Artomov M, Shaughnessy M, Njauw CN, Bloom R, Eterovic AK, Chen K, Kim TB, Tsao SS, Tsao H. Use of Targeted Next-Generation Sequencing to Identify Activating Hot Spot Mutations in Cherry Angiomas. JAMA Dermatol. 2019 Feb 01;155(2):211-215. 

3.      Espinosa Lara P, Medina-Puente C, Riquelme Oliveira A, Jiménez-Reyes J. Eruptive cherry angiomas developing in a patient treated with ramucirumab. Acta Oncol. 2018 May;57(5):709-711. 

4.      Corazza M, Dika E, Maietti E, Musmeci D, Patrizi A, Borghi A. Eruptive cherry angiomas and skin melanoma: a fortuitous association?. Melanoma Res. 2019;29(3):313-17. doi:10.1097/CMR.0000000000000563.

Viết bài: BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

dalieu.vn dalieu.vn