Sốt tinh hồng nhiệt

Ngày đăng: 20/07/2017 Admin

Đại cương, dịch tễ, căn nguyên

     Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh do vi khuẩn, đặc trưng bởi các chấm màu đỏ- hồng, bóng, bao phủ toàn bộ cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người trước đó có viêm họng hoặc bị chốc, gây ra bởi mộ số chủng của liên cầu A. Độc tố của vi khuẩn gây ra ban trong sốt tinh hồng nhiệt.

     Ở thế kỷ trước, bệnh hay gặp hơn do kháng sinh chưa phát triển, thậm chí gây chết người, thành dịch lớn. Hiện nay, bệnh ít gặp hơn, việc sử dụng sớm kháng sinh trong nhiễm liên cầu ngăn ngừa được các biến chứng như thấp tim, sốt tinh hồng nhiệt.

     Bệnh thường xảy ra ở trẻ em 4-8 tuổi. Khoảng 80% trẻ em 10 tuổi có kháng thể kháng độc tố liên cầu suốt đời, trẻ em dưới 2 tuổi vẫn còn kháng thể kháng ngoại độc tố có được từ mẹ. Nam và nữ có tỷ lệ sốt tinh hồng nhiệt như nhau.

     Nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A gây sốt tinh hồng nhiệt. Liên cầu có thể lây từ người này sang người khác qua các giọt nước bọt từ đường hô hấp, hoặc lây do tiếp xúc trực tiếp với thương tổn da, dùng chung quần áo, vật dụng nhiễm khuẩn.

     Nguồn bệnh có thể ở người mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng bệnh. Có khoảng 15-20% trẻ em lứa tuổi đi học thuộc nhóm người lành mang vi khuẩn. Người mang vi khuẩn phải có cơ địa nhạy cảm với độc tố của liên cầu. Vì vậy, đôi khi trong gia đình có hai trẻ em cùng mang vi khuẩn nhưng chỉ có một trẻ tiến triển thành sốt tinh hồng nhiệt. Thời gian ủ bệnh khoảng 1-4 ngày.

     Các yếu tố nguy cơ:

– Những người sống trong các tập thể đông đúc như trường học, nhà trẻ, doanh trại quân đội.

– Trẻ trên ba tuổi.

– Những người tiếp xúc với người bị viêm họng hoặc nhiễm khuẩn da.
Dấu hiệu và triệu chứng của sốt tinh hồng nhiệt

     Bệnh thường bắt đầu với dấu hiệu sốt đột ngột, đi kèm với đau họng, hạch vùng cổ sưng to, đau đầu, buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, lưỡi sưng đỏ như quả dâu tây, đau bụng, đau mình mẩy, mệt mỏi.

     Ban tinh hồng nhiệt xuất hiện sau khi có dấu hiệu sốt 12-48 giờ, đầu tiên là ở vùng dưới tai, cổ, ngực, nách, háng, sau đó lan ra các vùng khác của cơ thể sau 24 giờ. Ban dạng cát thô, nhỏ, bóng, đồng đều, có nơi tập trung thành mảng.  Khi thương tổn da lan rộng, sờ vào da có cảm giác như sờ vào giấy nhám.

     Ở các nếp gấp của cơ thể, đặc biệt là ở nách và khuỷu, các mạch máu mỏng manh có thể vỡ, tạo thành các đường đỏ cổ điển gọi là đường Pastia, có thể tồn tại thêm1-2 ngày sau khi ban đỏ lan tỏa đã biến mất.
Tiến triển

     Nếu không được điều trị, đỉnh của sốt vào ngày thứ hai, sau đó từ từ về bình thường trong 5-7 ngày. Nếu được điều trị với kháng sinh phù hợp, sốt sẽ hết trong 12-24 giờ.

     Sau 6 ngày, các ban đỏ bắt đầu mờ, bong da, giống như diễn biến của bỏng nắng. Ở các vùng như nách, háng, đầu ngón tay, ngón chân, da bong lâu hơn, thậm chí kéo dài tới 6 tuần.










Ảnh 1. Lưỡi đỏ như quả dâu tây.

Nguồn: http://www.e-hospital.co.uk/resource/scarlet-fever/

Ảnh 2. Ban dạng tinh hồng nhiệt, thô ráp như tờ giấy nhám.

Nguồn: http://eagnews.org/scarlet-fever-infects-pa-high-school/

Ảnh 3. Ban đỏ vùng nách

Nguồn: Fitzpatrick’s dermatology in general medecine.
Ảnh 4. Bong vảy da ở ngón tay

Nguồn: Fitzpatrick’s dermatology in general medecine.



Một số hình ảnh về bong ba ở quanh miệng và ở các ngón tay sau sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ em.

Nguồn: Bác sỹ Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
 
Chẩn đoán sốt tinh hồng nhiệt

     Chẩn đoán bệnh dựa vào diễn biến của bệnh và các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, có thể dựa vào các xét nghiệm:

– Nuôi cấy vi khuẩn hoặc xét nghiệm nhanh liên cầu từ bệnh phẩm vùng hầu sau hoặc từ hạch hạnh nhân (a-mi-đan).

– Định lượng kháng thể kháng dexoyribonuclease và kháng thể kháng streptolysin O (ASLO).
Điều trị sốt tinh hồng nhiệt

     Khi xác định nguyên nhân là nhiễm khuẩn tụ cầu, cần sử dụng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian. Các kháng sinh hàng đầu được sử dụng là penicillin, erythromycin. Thời gian điều trị là 10 ngày.

     Các điều trị hỗ trợ:

– Paracetamol nếu có sốt, đau đầu, đau họng.

– Kháng histamin và dưỡng ẩm da để giảm ngứa.

– Cắt ngắn móng tay cho trẻ em.

     Sốt cải thiện trong 12-24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, hầu hết bệnh nhân hồi phục sau 4-5 ngày. Trong khi đó, các biểu hiện da có thể kéo dài trong vài tuần.
Các biến chứng của sốt tinh hồng nhiệt

– Thấp tim

– Viêm xương

– Viêm phổi

– Nhiễm khuẩn huyết

– Viêm cầu thận

– Viêm tủy xương

     
Nếu không được điều trị hoặc điều trị thất bại, các biến chứng sau có thể xảy ra sau sốt tinh hồng nhiệt, thậm chí có thể gây tử vong.
Phòng bệnh

– Hiện tại chưa có vaccin phòng bệnh.

– Cho trẻ bị bệnh nghỉ học, cách ly với những người khác.

– Không sử dụng vật dụng chung với người bị bệnh. Khử trùng các vật dụng.

– Cho người bệnh tới các cơ sở y tế khám sớm khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

     Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, chúng tôi gặp nhiều trẻ em 4-10 tuổi với biểu hiện bong vảy da thành mảng, cấp tính ở đầu các ngón tay, ngón chân. Khi hỏi bệnh sử thì trẻ thường có sốt, đau họng trước đó (ảnh 5-12 như trên).

Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu TƯ, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT

 


U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn