Sẩn ngứa: cách nhận biết, nguyên nhân và điều trị

Ngày đăng: 22/06/2023 bvdalieutrunguong

1.   Cách nhận biết

Sẩn ngứa là một phản ứng ở da, đặc trưng bởi các sẩn và hoặc nốt nhỏ rời rạc kèm ngứa dữ dội. Một vài tuýp sẩn ngứa ở người trung tuổi có diễn biến mạn tính, có thể kết hợp với một số bệnh lý mạn tính khác như suy thận, suy gan hoặc bệnh lý ác tính. Ngứa dữ dội dai dẳng làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trên lâm sàng, có thể dễ dàng nhận ra các tổn thương của bệnh sẩn ngứa, bao gồm:

  • Sẩn cục: các nốt cứng, dày sừng, hình vòm hoặc dạng hạt cơm, thường có màu nâu sẫm với đường kính từ 1-2 cm, phân bố chủ yếu ở vùng da hở như tay chân, ít gặp ở thân mình (Hình 1). Các đợt bệnh có thể kéo dài vài tháng.
Hình 1: Tổn thương sẩn cục phân bố ở hai chi trên

Hình 1: Tổn thương sẩn cục phân bố ở hai chi trên

  • Sẩn ngứa mạn tính đa hình thái: thường bắt đầu là các sẩn dạng mày đay kèm ngứa, sau đó thành sẩn chắc màu nâu sáng. Các sẩn có thể riêng rẽ hoặc liên kết lại tạo mảng kèm theo vết trợt do gãi, chà xát. Vị trí phân bố thường ở vùng bụng, mông, mặt ngoài đùi ở những bệnh nhân lớn tuổi (Hình 2). Các đợt bệnh thường kéo dài vài tuần.
Hình 2: Tổn thương sẩn ngứa mạn tính đa hình thái phân bố ở thân mình

Hình 2: Tổn thương sẩn ngứa mạn tính đa hình thái phân bố ở thân mình

  • Các dạng sẩn ngứa không phân loại khác (bao gồm sẩn ngứa cấp tính và bán cấp) với các tổn thương sẩn phù dạng mày đay, sẩn mụn nước ở vùng da hở (Hình 3,4).
Hình 3: Tổn thương sẩn ngứa cấp tính ở trẻ em

Hình 3: Tổn thương sẩn ngứa cấp tính ở trẻ em

Hình 4: Tổn thương sẩn ngứa bán cấp ở bệnh nhân lớn tuổi

Hình 4: Tổn thương sẩn ngứa bán cấp ở bệnh nhân lớn tuổi

2.   Nguyên nhân

Sẩn ngứa là phản ứng tại da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bảy nhóm căn nguyên chính bao gồm:

  • Phản ứng với vết cắn của động vật chân đốt như nhện, rết, các loại côn trùng…
  • Sẩn ngứa trên bệnh lý nền:

+   Sẩn ngứa trên bệnh thận mạn

+   Sẩn ngứa trên bệnh gan mạn

+   Sẩn ngứa trên bệnh tiểu đường

+   Sẩn ngứa trên bệnh máu ác tính

+   Sẩn ngứa trên bệnh ác tính của các cơ quan nội tạng

+   Sẩn ngứa trên viêm da cơ địa

+   Sẩn ngứa trên tổn thương da chàm

+   Sẩn ngứa trên HIV

  • Sẩn ngứa trên các bệnh lý tâm thần
  • Sẩn ngứa trên thai kì: bao gồm dạng đặc biệt là phát ban đa dạng ở phụ nữ có thai
  • Sẩn ngứa do dị ứng thuốc
  • Sẩn ngứa do dị ứng kim loại
  • Sẩn ngứa không rõ căn nguyên

3.   Điều trị

3.1.        Nguyên tắc điều trị

  • Tìm và loại bỏ nguyên nhân gây sẩn ngứa
  • Điều trị triệu chứng: kiểm soát ngứa và làm giảm/sạch tổn thương tại da.

3.2.        Điều trị cụ thể

Có rất nhiều loại thuốc tại chỗ và hoặc toàn thân có thể được chỉ định trong bệnh sẩn ngứa, tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể được dùng một hoặc kết hợp nhiều loại khác nhau

  • Điều trị tại chỗ bao gồm:

+   Kem dưỡng ẩm: giúp làm mềm và làm phẳng các tổn thương sẩn, mảng và hỗ trợ giảm ngứa.

+  Thuốc giảm ngứa tại chỗ như menthol, phenol, pramoxine hoặc capsaicin Đây là có sẵn mà không cần toa bác sĩ.

+  Thuốc giảm viêm tại chỗ như: Corticosteroid, pimecrolimus, tacrolimus hoặc calcipotriol. Các thuốc này cần có sự kê toa và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

+  Băng y tế phủ corticosteroid: Dùng băng này che các tổn thương sẩn ngứa, có thể giúp da bạn hấp thụ nhiều thuốc hơn và tạo một lớp bảo vệ, tránh việc gãi trực tiếp lên tổn thương da.

+   Các liệu pháp can thiệp tại chỗ khi các thuốc bôi không hiệu quả, bao gồm áp lạnh, tiêm corticoid tại tổn thương, liệu pháp ánh sáng…

  • Điều trị toàn thân:

+  Thuốc kháng Histamin H1 như Fexofenadin, Bilastin, Desloratadin…

+  Thuốc ức chế miễn dịch với các trường hợp sẩn ngứa dai dẳng, mức độ nặng như: methotrexate, ciclosporin, azathioprine

+   Thuốc tác động lên thần kinh trung ương như gabapentin, pregabalin, amitryptilin… 

Tài liệu tham khảo

Elmariah S, Kim B, Berger T et al. (2021). Practical approaches for diagnosis and management of prurigo nodularis: United States expert panel consensus. J Am Acad Dermatol 84:747-60.

Metz M, Raap U. (2022). [Novel aspects of the current guideline for chronic pruritus]. Dermatologie (Heidelb) 73:609-12.

Pereira MP, Zeidler C, Wallengren J et al. (2021). Chronic Nodular Prurigo: A European Cross-sectional Study of Patient Perspectives on Therapeutic Goals and Satisfaction. Acta Derm Venereol 101:adv00403.

Satoh T, Yokozeki H, Murota H et al. (2021). 2020 guidelines for the diagnosis and treatment of prurigo. J Dermatol 48:e414-e31

Viết bài: BS Nguyễn Thị Kim Cúc - Bệnh viện Da liễu Trung ương

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

 

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn