Rám má ở nam giới

Ngày đăng: 19/04/2023 bvdalieutrunguong

I. Đại cương 

Rám má là bệnh tăng sắc tố mắc phải, không thường gặp ở nam giới với tỉ lệ khoảng 10-25%. Cơ chế bệnh sinh của rám má khá phức tạp, có liên quan đến di truyền, môi trường, hormon và yếu tố mạch máu. Chưa có nhiều quan tâm đến tình trạng tăng sắc tố này ở nam giới. Rám má ở nam giới dù không phổ biến nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  

II. Dịch tễ 

Ở phụ nữ, tỉ lệ mắc rám má khoảng 1,5-33,3% và ở phụ nữ có thai, tỉ lệ rám má có thể lên đến 70%. Tỉ lệ rám má ở nam chưa được nghiên cứu nhiều, thay đổi từ 14,5-20% qua một số khảo sát nhỏ. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu tiến hành ở các đơn vị da liễu nên số liệu có thể chưa khách quan. Rám má gặp phổ biến hơn ở type da IV-VI theo Fitzpatrick. 

III. Cơ chế bệnh sinh     

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của rám má vẫn chưa rõ ràng nhưng các yếu tố được cho là có đóng vai trò trong sinh bệnh học của rám má gồm có: tiếp xúc với ánh sáng cực tím, di truyền, hormon, các thuốc/thủ thuật thẩm mỹ, thuốc chống động kinh, bệnh lý tuyến giáp… Tuy nhiên, những yếu tố này được báo cáo chủ yếu là ở nữ giới. Có rất ít hiểu biết về cơ chế bệnh sinh trong rám má ở nam giới. 

Tiếp xúc ánh sáng mặt trời được cho là căn nguyên chính gây ra rám má ở nam giới. Nghiên cứu của Sarkar và cộng sự ở Ấn Độ trên 200 bệnh nhân rám má ở cả hai giới có thấy nam giới tiếp xúc nhiều với ánh sáng hơn so với nữ (48,8% ở nam so với 23,9% ở nữ). Các nghiên cứu khác đều cho thấy trong số các nam giới rám má thì có tỉ lệ cao tiếp xúc nhiều với ánh sáng (45-81%). 

Yếu tố di truyền cũng cho thấy có vai trò trong rám má ở nam giới. Vazquez và cộng sự báo cáo 70,4% nam giới có tiền sử gia đình có rám má. Tuy nhiên cho đến ngày nay, chưa có gen nào được chứng minh có vai trò rõ ràng trong rám má.  

Hormon ảnh hưởng rất rõ ở rám má nữ giới nhưng ở nam giới thì chưa có nhiều bằng chứng. Sialy và cộng sự khảo sát trên 15 nam giới Ấn Độ mắc rám má cho thấy tỉ lệ hormon LH cao hơn và testosteron thấp hơn so với nhóm chứng. Một số nghiên cứu cho thấy testosteron làm giảm hoạt động của tyrosinase, adenosine monophosphate ngoại bào, từ đó làm giảm sinh tổng hợp melanin. Ngoài ra, một vài trường hợp lâm sàng báo cáo sử dụng hormon (estrogen, fosfestrol, finasteride…).  

Rám má trên nam giới 27 tuổi, thấy xuất hiện tổn thương sắc tố 2 thái dương 2 năm nay, sau khi sử dụng finasteride liều thấp sau 6-8 tháng để điều trị rụng tóc hói. Bệnh nhân không tiếp xúc nhiều với ánh sáng, hóa chất, thuốc, mỹ phẩm khác (Nguồn: Internet).

Rám má trên nam giới 27 tuổi, thấy xuất hiện tổn thương sắc tố 2 thái dương 2 năm nay, sau khi sử dụng finasteride liều thấp sau 6-8 tháng để điều trị rụng tóc hói. Bệnh nhân không tiếp xúc nhiều với ánh sáng, hóa chất, thuốc, mỹ phẩm khác (Nguồn: Internet).

Những yếu tố nguy cơ khác chưa được nghiên cứu và chứng minh vai trò trong cơ chế bệnh sinh rám má ở nam giới. 

IV. Lâm sàng 

Tuổi gặp rám má ở nam giới là 18-72%, tuổi trung bình là 30,7 tuổi, tương tự như ở nữ. Ở nam, rám má vùng mặt giữa (má và mũi) chiếm đa số (44,1-61,0%) so với thể trung tâm (trán, cằm, mũi, môi trên, cằm) và thể vùng góc hàm. Ngược lại, ở nữ giới hay gặp thể trung tâm mặt nhất. Rám má có thể bị những vùng khác ngoài mặt như cổ, cánh tay, lưng, chủ yếu gặp ở phụ nữ mãn kinh, dùng liệu pháp hormon; ít được mô tả ở nam giới. Trên ánh sáng đèn Wood, thể thượng bì hay gặp nhất (48,4-68,3%), tiếp đến là thể hỗn hợp, ít nhất là rám má trung bì (5%). Điều này tương tự với ở nữ. 

Rám má vùng mặt giữa (malar melasma) (Nguồn: Internet)

Rám má vùng mặt giữa (malar melasma) (Nguồn: Internet)

Hình ảnh mô bệnh học tương tự như rám má ở nữ: tăng melanin ở lớp đáy và dưới màng đáy, trung bì, thoái hóa sợi chun, nhú trung bì phẳng, xâm nhập ít tế bào viêm. Ở nam giới, thấy tăng bộc lộ yếu tố SCF (yếu tố tế bào gốc) và c-kit so với vùng không tổn thương và so với nữ, cho thấy vai trò của tia cực tím đến cơ chế bệnh sinh rám má ở nam giới. 

Rám má ở nam giới cần chẩn đoán phân biệt với tăng sắc tố sau viêm, viêm da tiếp xúc tăng sắc tố, lichen phẳng thể tăng sắc tố bớt Ota, bớt Hori, tàn nhang đồi mồi, bớt Becker… Bác sĩ có thể phân biệt rám má với những bệnh ở trên bằng hỏi tiền sử, khám đèn Wood,… 

V. Điều trị 

Các phương pháp điều trị rám má ở nam tương tự như ở nữ. Tuy nhiên, nam giới thường có mong muốn thực hiện các điều trị nhanh, ngắn ngày, tuy nhiên cho đến nay, chưa có phương pháp gì có thể kiểm soát nhanh rám má. Nam giới cũng yêu cầu những trị liệu đơn giản hơn so với nữ vì sự tuân thủ thường kém hơn so với nữ. Các phương pháp điều trị rám má ở nữ đều được áp dụng và có hiệu quả đối với nam, không có phương pháp nào được coi là ưu thế hơn ở nam giới. Các biện pháp được ưu tiên trong điều trị rám má ở nam giới hiện nay là: chống nắng, dùng kem ba thành phần. 

VI. Kết luận 

Rám má ở nam giới không phổ biến như ở nữ giới, với các yếu tố liên quan chính là tia cực tím và tiền sử gia đình. Ở nam giới, rám má thể mặt giữa (má, mũi) là thể hay gặp nhất, có hình ảnh mô bệnh học tương tự như ở nữ giới. Điều trị rám má ở nam giới tương tự như ở nữ, tuy nhiên chống nắng cần được khuyến cáo mạnh mẽ hơn và ưu tiên những phương pháp dễ dàng tuân thủ.  

 

Tài liệu tham khảo 

1.      Vasanop Vachiramon et al. Melasma in men. J Cosmet Dermatol . 2012 Jun;11(2):151-7. doi: 10.1111/j.1473-2165.2012.00613.x. 

2.      S Handa et al. The clinicoaetiological, hormonal and histopathological characteristics of melasma in men. Clin Exp Dermatol . 2018 Jan;43(1):36-41. doi: 10.1111/ced.13234. Epub 2017 Sep 22. 

3.      M Vázquezet al. Melasma in Men A Clinical and Histologic Study. Int J Dermatol . 1988 Jan-Feb;27(1):25-7. 

4.      R Sarkar et al. Melasma in men: a clinical, aetiological and histological study. J Eur Acad Dermatol Venereol . 2010 Jul;24(7):768-72. doi: 10.1111/j.1468-3083.2009.03524.x. Epub 2009 Dec 15. 

5.      Rashmi Sarkar et al. Melasma in Men: A Review of Clinical, Etiological, and Management Issues. J Clin Aesthet Dermatol . 2018 Feb;11(2):53-59. Epub 2018 Feb 1. 

Viết bài: ThS. BSNT Hồ Phương Thùy 

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn