PHÙ MẠCH

Ngày đăng: 18/10/2016 Admin


Phù mạch là một phản ứng giống với mày đay, đặc trưng bởi sự sưng nề của da và niêm mạc trong thời gian ngắn. Tất cả các phần của cơ thể đều có thể bị phù mạch nhưng hay gặp nhất là môi và mắt. Trong trường hợp nặng có thể phù đường hô hấp và đường tiêu hóa.

          Viêm mạch và mày đay thường rất giống nhau và có thể tồn tại cùng với nhau, chồng chất lên nhau. Mày đay thường phổ biến hơn và nhẹ hơn so với phù mạch vì nó xảy ra ở các lớp của da còn phù mạch xảy ra ở mô dưới da.

Bảng 1. So sánh phù mạch và mày đay

Nguyên nhân gây phù mạch

          Nguyên nhân gây phù mạch phụ thuộc vào loại phù mạch. Phù mạch có thể được chia ra ít nhất là 4 loại: phù mạch dị ứng cấp tính; phản ứng do thuốc không qua cơ chế dị ứng; phù mạch tự phát; phù mạch có tính di truyền và thiếu hụt yếu tố ức chế C1 mắc phải.

Bảng 2. Nguyên nhân gây phù mạch

Dù với nguyên nhân nào, cơ chế gây ra phù nề đều giống nhau. Các chất như bradykinin gây giãn mạch, tăng tính thấm, rỉ dịch qua thành mạch gây phù nề, tương tự trong mày đay.

Vai trò của bradykinin trong phù mạch

Kinin la những peptide có trọng lượng phân tử thấp tham gia vào quá trình viêm do chúng có khả năng hoạt hóa các tế bào nội mô dẫn tới giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, sản xuất ra các nitric oxide và huy động acid arachidonic. Kinin cũng kích thích đầu mút thần kinh cản giác gây rát. Các triệu chứng lâm sàng của phù mạch như sưng, nóng, đỏ, đau là do kinin. Bradykinin là chất kinin đặc trưng nhất trong các chất hoạt hóa mạch máu.

Có hai con đường tổng hợp bradykinin. Con đường đơn giản hơn chỉ có hai thành phần tham gia: enzym kallikrein của mô và một kininogen có trọng lượng phân tử thấp. Kallikrein của mô được tiết ra bởi nhiều tế bào trong cơ thể tuy nhiên chỉ vài cơ quan sản xuất ra một lượng lớn kallikrein như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tụy nội tiết, phổi, thận, ruột và não. Con đường thứ hai phức tạp hơn và là một phần trong hoạt hóa con đường đông máu nội sinh. Yếu tố XII là protein khởi động gắn trên bề mặt của các đại phân tử đã bị biến đổi và tự hoạt hóa để hình thành yếu tố XIIa. Có hai chất plasma nền cho yếu tố XIIa là prekallikrein và yếu tố XI, tuần hoàn dưới dạng phức hợp với kininogen trọng lượng phân tử cao (HK). Những phức hợp này gắn vào các bề mặt đầu tiên và vị trí gắn kết chủ yếu là trên hai domain của HK, theo cách đó, nó cũng là vị trí cho cả prekallikrein và yếu tố XI trong một hình thể tối ưu để tách ra kallikrein và yếu tố XIa tương ứng. Một điều chú ý là plasma kallikrein và kallikrein của mô là những sản phẩm gen riêng biệt và có ít amino acid tương đồng, cho dù chúng liên quan về chức năng. Kallikrein của mô ưa kininogen trọng lượng phân tử thấp hơn nhưng nó cũng có khả năng tách ra HK, trong khi kallikrein chỉ tách ra duy nhất HK.
Triệu chứng lâm sàng của phù mạch

          Các triệu chứng của phù mạch có thể khác nhau tùy theo từng loại  phù mạch nhưng nhìn chung sẽ có một số hoặc tất cả các dấu hiệu sau:

– Phù nề quanh mắt và miệng

          – Họng, lưỡi, bàn tay, bàn chân và cơ quan sinh dục có thể bị sưng nề

          – Da có vẻ bình thường: không có ban đỏ, không có sẩn phù

          – Phù có thể ngứa hoặc không

          – Phù có thể đau, căng hoặc rát bỏng

          – Trong các trường hợp phù nề họng và lưỡi có thể gây khó thở

          – Phù nề đường tiêu hóa có thể gây đay bụng và ỉa chảy

Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng của phù mạch

Chẩn đoán phù mạch

          Chẩn đoán phù mạch dựa vào bệnh sử, tiền sử gia đình, tiền sử dị ứng và các biểu hiện lâm sàng như trên. Thử nghiệm lẩy da có thể được sử dụng để xác định dị nguyên. Nếu phù mạch di truyền cần làm xét nghiệm về nồng độ và chức năng của các protein đặc hiệu trong máu.
Điều trị phù mạch

          Điều trị phù mạch phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Trong trường hợp đường hô hấp bị phù nề cần sơ cứu đường thở, bệnh nhân có thể phải nhập viện cấp cứu. Những bệnh nhân phù mạch mức độ nhẹ được điều trị giống với mày đay và các phản ứng dị ứng khác. Trong nhiều trường hợp, phù mạch tự hết sau vài ngày hoặc vài giờ. Trong trường hợp phù mạch kéo dài có thể tiêm dưới da adrenalin, liệu pháp corticosteroid toàn thân, liệu pháp kháng histamin toàn thân. Các trường hợp phù mạch mạn tính đáp ứng kém với điều trị. Các bước điều trị phù mạch mạn tính như sau:

          Bước 1. Dùng các thuốc kháng histamin không gây an thần

          Bước 2. Các thuốc kháng histamin gây an thần

          Bước 3. Corticosteroid đường uống hoặc các thuốc ức chế miễn dịch như ciclosporin, methotrexate

          Omalizumab, một kháng thể đơn dòng kháng IgE, có hiệu quả trong một số trường hợp phù mạch khó điều trị.

Mục tiêu điều trị phù mạch mạn tính là giảm ngứa, sưng nề, đau, giúp người bệnh duy trì các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống. Phù mạch di truyền không đáp ứng với các liệu pháp điều trị như trên. Tuy nhiên, nó không đe dọa tính mạng người bệnh.
Các liệu pháp điều trị khác

          – Tiêm tĩnh mạch yếu tố ức chế C1

          – Các thuốc ức chế bradykinin (icatibant), hoặc kallikrein (ecallantide)

          – Các thuốc đồng hóa steroid như stanazolol, axandrolone và danazol làm tăng nồng độ của chất ức chế C1 có chức năng bình thường.

          – Acid tranexamic được sử dụng ở trẻ em trước tuổi dậy thì, có hiệu quả trong phù mạch di truyền loại 3.
Tài liệu tham khảo
1. Book: Textbook of Dermatology. Ed Rook A, Wilkinson DS, Ebling FJB, Champion RH, Burton JL. Fourth edition. Blackwell Scientific Publications.
2. Kaplan AP, Greaves MW. Angioedema. J Am Acad Dermatol 2005;53:373-88.
3.  Nagy N, Grattan CE, McGrath JA. New insights into hereditary angio-oedema: Molecular diagnosis and therapy. Aust J Dermatol 2010: 51;157-162.

Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT



U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn