U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
4. XÉT NGHIỆM:
Các xét nghiệm sau có thể làm để chẩn đoán nhiễm Chlamydia, tuy nhiên tùy theo năng lực của cơ sở mà chọn tét nào cho phù hợp.
– Nuôi cấy phân lập: có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Trong nhiều năm nuôi cấy được cho là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán nhiễm Chlamydia. Tuy nhiên, việc lấy, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm rất khó khăn. Hơn nữa, labo có thể làm nuôi cấy Chlamydia rất ít, giá thành đắt nên hiện nay ít được dùng trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia. Hiện nay các kỹ thuật xét nghiệm không nuôi cấy được sử dụng nhiều do những thuận lợi về thực hiện kỹ thuật, lấy và vận chuyển bệnh phẩm.
– Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp bằng kháng thể đơn dòng có độ nhạy không cao, đạt khoảng 60-85% so với nuôi cấy. Độ đặc hiệu có thể đạt được đến 99%.
– Miễn dịch gắn men: ELISA bằng kháng thể đơn dòng hoặc đa dòng, độ nhạy đạt 60-80%, đặc hiệu 97-99%.
– PCR hoặc LCR, TMA (Transcription- mediated amplification): là kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. Bệnh phẩm lấy từ cổ tử cung, niệu đạo và nước tiểu. Độ đặc hiệu đạt 99%, độ nhạy giao động từ 70- 100%.
5. CHẨN ĐOÁN:
a) Đối với nam giới: Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Cũng cần xét nghiệm cho các bệnh nhân lậu, viêm niệu đạo không do lậu và các bệnh nhân STD khác vì nhiều trường hợp không có triệu chứng. Xét nghiệm nhuộm Gram thấy >5 bạch cầu đa nhân/vi trường độ phóng đại 1000X, không có song cầu Gram (-). Nuôi cấy tìm lậu cầu, làm PCR, LCR, TMA hoặc ELISA.
b) Đối với phụ nữ: Có tiền sử phơi nhiễm với C. trachomatis (có quan hệ tình dục hoặc bạn tình có dấu hiệu, triệu chứng bệnh) và có biểu hiện một số triệu chứng (viêm cổ tử cung tiết dịch nhày mủ, viêm niêm mạc tử cung, viêm tiểu khung, viêm niệu đạo, viêm trực tràng) cần được xét nghiệm. Xét nghiệm dịch cổ tử cung >30 bạch cầu đa nhân/vi trường độ phóng đại 1000X, không có song cầu Gram (-). Nuôi cấy tìm lậu cầu, làm PCR, LCR, TMA hoặc ELISA
Các phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh cần được xét nghiệm sàng lọc: bệnh nhân đến các phòng khám STD, phụ khoa, phụ nữ xảy thai, người có nhiều bạn tình.
6. ĐIỀU TRỊ:
Các kháng sinh có hiệu quả diệt C. trachomatis bao gồm nhóm cyclin, rifampixin, marcrolid, sulfonamides, fluoroquinolon và clindamycin. Hiệu quả điều trị đạt được từ 85-95% viêm niệu đạo nam. C. trachomatis không kháng kháng sinh mạnh như lậu cầu. Các kháng sinh nhóm β- lactamin, cephalosporin và spectinomycin không có hiệu quả diệt C. trachomatis.
Trị liệu được lựa chọn là Tetraxyclin hoặc Doxycyclin trong 1-3 tuần.
6.1 Điều trị nhiễm C. trachomatis không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung và trực tràng:
– Doxycyclin 100mg uống 2 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc
– Tetracyclin 1g/ngày trong 7 ngày, hoặc
– Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hoặc
– Erythromycin 500mg uống 4 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc
– Ofloxacin 200mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Azitromycin có thời gian bán hủy 5-7 ngày, xâm nhập rất tốt vào trong tế bào và tổ chức, vì vậy hiệu quả điều trị rất cao, có thể đạt được 100% với liều duy nhất 1g. Với liều điều trị này, ưu điểm lớn nhất là bệnh nhân tuân thủ điều trị và có thể áp dụng chữa cho bạn tình của bệnh nhân cũng như các đối tượng khó tiếp cận như thanh thiếu niên trẻ, phụ nữ mại dâm.
Theo dõi sau điều trị cho thấy có một số trường hợp bị lại (5-10%) có thể do tái phát hoặc tái nhiễm. Một số bệnh nhân sau điều trị mặc dù không còn C. trachomatis vẫn còn triệu chứng hoặc tái phát triệu chứng bệnh (10-15%) có thể do đồng thời bị một tác nhân gây bệnh khác.
6.2 Điều trị cho phụ nữ có thai:
– Erythromycin 500mg uống 4 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc
– Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Các bạn tình của bệnh nhân: Cần được xét nghiệm trong vòng 30 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc được điều trị bằng tetraxyclin, doxycyclin.
Chú ý: không dùng nhóm cyclin, quinolon cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ dưới 7 tuổi. Riêng quinolon không dùng cho người < 18 tuổi.
7. PHÒNG BỆNH:
Trở ngại chủ yếu trong việc phòng chống có hiệu quả nhiễm trùng sinh dục do C. trachomatis là không có các xét nghiệm đặc hiệu tại các phòng khám STD. Có tới trên 40% bệnh nhân nhiễm C. trachomatis không có triệu chứng và rất nhiều người trong tuổi hoạt động tình dục bị nhiễm C. trachomatis mà không đi khám chữa bệnh vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn. Một biện pháp có thể thực hiện là tầm soát C. trachomatis ở các phòng khám nơi có nhiều bệnh nhân, cũng như tầm soát định ký các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện các trường hợp không có triệu chứng. Việc điều trị cho bạn tình là một biện pháp quan trọng và hiệu quả.
BỆNH LÝ DO CHLAMYDIA GÂY NÊN Ở NGƯỜI
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)