Vảy nến móng

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Vảy nến móng rất hay gặp, chiếm tỉ lệ >50% với vảy nến thể mảng và >80% với viêm khớp vảy nến.
  • Tổn thương móng đơn độc có thể gặp ở: 5 – 10% bệnh nhân và yếu tố tiên lượng tổn thương khớp vảy nến trong tương lai.
  • Ảnh hưởng của tổn thương móng: Nghiên cứu J de Jong trên 1728 BN cho thấy:

3% cảm thấy ảnh hưởng tới thẩm mỹ

8% có cảm giác đau

0% cảm thấy ảnh hưởng tới công việc

Hình 1: Giải phẫu móng

1.Lâm sàng: Chia 2 nhóm tổn thương phụ thuộc cấu trúc bị tổn thương:

  • Mầm móng:
    • Rỗ móng
    • Rãnh ngang móng
    • Vạch trắng móng
    • Móng xù xì
  • Giường móng:
    • Giọt dầu
    • Tách móng
    • Dày sừng dứoi móng
    • Dày bản móng
    • Xuất huyết Splinter

-> việc phân chia quan trọng cho vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị

III. Đánh giá mức độ: 2 thang điểm hay được sử dụng

  • Thang điểm NAPSI: chia mỗi móng thành 4 phần, đánh giá cả tổn thương của mầm móng (0 – 4 điểm) và giường móng (0 – 4 điểm). Mỗi móng cho điểm từ 0 – 8 điểm, tối đa là 160 điểm. Dùng để đánh giá hiệu quả điều trị như NAPSI 50, 75, 90, 100. Thang điểm này hay được sử dụng trong các nghiên cứu

  • Thang điểm N-NAIL (Nijmegen Nail psoriasis Activity Index tool)

Dựa vào 5 đặc điểm: đường Beau, rỗ móng, móng xù xì, tách móng/giọt dầu, và dày sừng dưới móng (mỗi dấu hiệu từ 0-3đ)

  Tay trái Tay phải
  1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Đường Beau
Rỗ móng
Mủn móng, xù xì
Tách móng/giọt dầu
Dày sừng dưới móng
Tổng

IV. Điều trị

1.Liệu pháp không dùng thuốc: Nên tránh:

  • Cắn, xé và chấn thương móng
  • Thường xuyên sử dụng và loại bỏ mỹ phẩm làm móng
  • Tiếp xúc với nước thường xuyên
  • Đi giày cao gót hoặc giày mũi hẹp
  • Cắt móng tròn tại các cạnh

Các biện pháp trên đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh, do đây đều là các yếu tố làm nặng bệnh và giảm hiệu quả điều trị

2.Thuốc bôi

Corticoid bôi:

  • Hiệu quả với tổn thương mầm móng hơn là giường móng
  • Corticoid loại rất mạnh (dùng 1 lần/ngày), mạnh (dùng 2 lần/ngày): dạng mỡ và solution
  • Thử nghiệm RCT sử dụng thuốc mỡ thành phần betamethasone dipropionate (64 mg/g) 2 lần/ngày và kem clobetasol propionate 0.05% 1 lần/ngày kèm băng bịt đã xác định các tác động tích cực trên tổn thương dày sừng dưới móng, giọt dầu, rỗ móng, và tách móng sau 12 – 20 tuần sử dụng

DX vitamin D: Calcipotriol

  • Hiệu quả với tổn thương giường móng hơn mầm móng
  • Bôi 2 lần/ngày
  • Một nghiên cứu loạt bệnh sử dụng thuốc mỡ calcipotriol (50 µg/g) đơn trị liệu, 2 lần/ngày trong 5 tháng, cho thấy hiệu quả tốt trên các tổn thương giường móng, bao gồm dày sừng dưới móng, tách móng và thay đổi màu sắc móng

Dạng phối hợp: Daivobet, tăng hiệu quả cả tổn thương ở mầm móng và giường móng

  • Thời gian sử dụng: 6 tháng (tức là thời gian thay thế móng hoàn toàn)
  • Đáp ứng lâm sàng thường thấy sau 3 – 6 tháng

3.Tiêm nội tổn thương

3.1. Triamcinolon acetonid

  • Cơ chế: chống viêm, chống phân bào và ức chế miễn dịch
  • Ứng dụng trong điều trị tổn thương móng vảy nến từ lâu
  • Hiệu quả (ngắn hạn) hơn thuốc bôi, an toàn
  • Hiệu quả tốt nhất: rỗ móng và dày sừng dưới móng

Sau đó là tách móng, dày bản móng, vạch dọc, và giọt dầu

Móng xù xì đáp ứng kém nhất với phương pháp điều trị này

  • Phương pháp hay dùng: De Berker

Nồng độ: 10mg/ml, Liều: 0,1ml/1 vị trí

Mỗi móng tiêm 4 vị trí: 2 vị trí vào mầm móng, 2 vị trí giường móng

Điều trị 2 lần cách nhau 2 tháng

Sử dụng kim (30G)

Hạn chế lớn nhất: đau trong quá trình tiêm

Đỉnh tác dụng sau 2 tháng, tác dụng kéo dài không quá 6 tháng

 

 

 

Hình ảnh minh họa vảy nến móng

3.2. Methotrexat

  • Methotrexate được sử dụng rộng rãi trong kiểm soát vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng.
  • Gần đây có một số báo cáo case lâm sàng điều trị thành công tổn thương móng vảy nến bằng tiêm nội tổn thương methotrexate

4.Thuốc toàn thân đường uống

  • Nhìn chung, tổn thương móng đáp ứng kém với các thuốc đường toàn thân.
  • Hiệu quả cải thiện tổn thương móng khác nhau nhiều tùy theo các nghiên cứu và thuốc được sử dụng (methotrexate, ciclosporin, acitretin,…)

5.Thuốc sinh học

  • Trong vảy nến móng, đáp ứng với thuốc sinh học thường chậm và tối thiểu sau 12 tuần
  • Nhóm thuốc kháng TNF-α cho thấy có hiệu quả rõ rệt nhất đối với tổn thương móng
  • Nhóm thuốc kháng IL12/23 cho thấy sự cải thiện không cao
  • Nhóm thuốc kháng IL17A cho thấy sự cải thiện rất thấp

6.Liệu pháp không phải thuốc

  • Laser: PDL (595nm)
  • AS: UVA, UVB, excimer, PUVA
  • Hiện các phương pháp này đang được nghiên cứu tuy nhiên chưa được khuyến cáo như một điều trị chính thức mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị.

KẾT LUẬN

  • Vảy nến móng là tổn thương thường gặp trong vảy nến
  • Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
  • 2 nhóm triệu chứng: mầm móng (rỗ móng, vạch ngang móng, vạch trắng, móng xù xì), giường móng (xuất huyết spilter, tách móng, dày sừng dưới móng, tách móng, giọt dầu, dày bản móng)
  • Khó điều trị, nhiều phương pháp:

Thuốc bôi: corticoid (mầm móng), calcipotriol (giường móng) hoặc phối hợp (bôi 1 lần/ngày); bôi quanh 4 bờ móng; thời gian: ít nhất 6 tháng

Tiêm nội tổn thương: corticoid, MTX

Thuốc uống toàn thân: kém hiệu quả

Thuốc sinh học: tốt nhất là nhóm ức chế TNFα (infliximab)

Các liệu pháp không dùng thuốc

Tài liệu tham khảo

  1. Rigopoulos D., Baran R., Chiheb S., et al. (2019). Recommendations for the definition, evaluation, and treatment of nail psoriasis in adult patients with no or mild skin psoriasis: A dermatologist and nail expert group consensus. Journal of the American Academy of Dermatology, 81(1), 228–240.
  2. Pasch M.C. (2016). Nail Psoriasis: A Review of Treatment Options. Drugs, 76(6), 675–705.

Bài viết: BSNT Nguyễn Doãn Tuấn

Đăng bài: Phòng CTXH