Quy trình nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp


1.   Mục đích:Nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trên mẫu da của bệnh nhân

 1.1  Nguyên tắc của phương pháp:

     Kỹ thuật miễn  dịch  huỳnh  quang  cũng  tương  tự  kỹ  thuật  hoá mô miễn dịch: có  sự kết  hợp  giữa  kỹ  thuật mô  bệnh  học  với  kỹ  thuật miễn  dịch  học, nhưng  sự khác biệt là:    trong miễn  dịch  huỳnh  quang,  chất  đánh  dấu  là  các kháng thể được gắn  với một  chất  nhuộm  huỳnh  quang  (fluorochrome)  có  đặc tính phát quang dưới kích thích của nguồn sáng là tia cực tím. Trong phương pháp miễn dịch huỳnh quang  trực  tiếp, muốn phát hiện mỗi kháng nguyên  lại cần có một kháng thể huỳnh quang tương ứng.
1.2 Bệnh phẩm, dụng cụ, hóa chất:
1.2.1 Bệnh phẩm:

    – Mảnh mô da đã được cắt mỏng từ khối nến của bệnh nhân.

1.2.2 Dụng cụ:

     – Máy cắt lạnh

     – Phiến kính

     – Lá kính

     – Kính hiển vi huỳnh quang

     – Giá đựng tiêu bản nằm ngang

     – Cốc đong loại 1000ml, 500ml, 100ml và 50ml.

     – Ống hút tự động

     – Ống hút bằng nhựa, quả bóp cao su hút hóa chất.

     – Kẹp không mấu, kéo.

     – Tủ ấm 370 C.

     – Bôm Mouting hoặc keo gắn lá kính, parafin nóng chảy.

     – Nguồn cấp nước chảy.

     – Kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, áo choàng.

     – Dung dịch đệm photphat PH 7,2.

     – Dung dịch glyxerin đệm photphat 1%.

     – Kháng thể huỳnh quang.
1.3 Kỹ thuật tiến hành:

     – Bệnh phẩm tươi (chưa cố định) được tiến hành cắt lạnh theo qui trình cắt lạnh bệnh phẩm.

     – Cắt các lát mỏng, có độ dầy 5µm.

     – Ngâm bằng dung dịch đệm photphat PH 7,2 trong 5 phút x 3 lần

     -Nhỏ lên các mảnh cắt đã được cố định  trên phiến kính  từ 1-3 giọt Fitc Protein Blocking Agent (PBA) để 20 phút

     – Kháng thể huỳnh quang đã pha theo theo tỉ lệ của hãng.

      – Nhỏ lên các mảnh cắt đã được cố định  trên phiến kính  từ 1-3 giọt kháng  thể huỳnh quang, để 30 phút trong một hộp ẩm, kín, tối màu ở nhiệt độ 370C.

      – Đổ kháng thể huỳnh quang thừa đi rồi tráng kỹ và nhẹ nhàng bằng dung dịch đệm photphat PH 7,2.

     –  Ngâm bằng dung dịch đệm photphat PH 7,2 trong 5 phút x 3 lần

     – Để ráo nước ở nhiệt độ thường.  

     – Khi các mảnh cắt còn hơi ẩm, nhỏ lên một giọt Mouting  đậy bằng lá kính. Gắn xung quanh lá kính bằng Mouting hoặc bằng bất cứ loại nhựa nào, đảm bảo không làm khô mảnh cắt.
1.4 Kết quả và bàn luận:

     Kháng nguyên cần phát hiện có màu xanh lục
2.Tài liệu tham khảo:

     – Tài liệu đào tạo Kỹ thuật viên chuyên nghành Giải phẫu bệnh.

     – Tài liệu đào tạo Bác sĩ đa khoa chuyên nghành Giải phẫu bệnh.

Tin bài: CN. Nguyễn Thị Minh Hiền
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT