Hướng tới Ngày Vảy nến thế giới (29/10), chiều 18/10, tại Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tổ chức buổi họp chia sẻ thông tin chuyên môn về căn bệnh này và những câu chuyện xung quanh.
Tới tham dự buổi chia sẻ thông tin này, về phía Bệnh viện Da liễu Trung ương gồm có:
PGS. Ts. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện, Phó chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam – Chủ trì
BS. Hoàng Văn Tâm – Khoa Điều trị bệnh da nam giới, phụ trách phòng chiếu UVA, UVB;
Chi hội vảy nến Việt Nam: Ông Trần Hồng Trường – Chủ tịch chi hội vảy nến Việt Nam
Đại diện một số Bệnh nhân vảy nến thuộc chi hội vảy nến Việt Nam.
PGS. Ts. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện, Phó chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam – Chủ trì
BS. Hoàng Văn Tâm – Khoa Điều trị bệnh da nam giới, phụ trách phòng chiếu UVA, UVB;
Chi hội vảy nến Việt Nam: Ông Trần Hồng Trường – Chủ tịch chi hội vảy nến Việt Nam
Đại diện một số Bệnh nhân vảy nến thuộc chi hội vảy nến Việt Nam.
Buổi chia sẻ thông tin cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, tìm hiểu từ các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và Hà Nội.
PGS. TS. Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương trả lời các câu hỏi từ các phóng viên
Các cơ quan báo chí, truyền thông tham gia buổi chia sẻ thông tin
PGS.TS. Lê Hữu Doanh kêu gọi mọi người cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ bệnh nhân vẩy nến
Ông Trần Hồng Trường – Chủ tịch chi hội vảy nến Việt Nam phát biểu tại buổi chia sẻ thông tin
PGS.TS. Lê Hữu Doanh kêu gọi mọi người cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ bệnh nhân vẩy nến
Chung tay cùng bệnh nhân vẩy nến
..
Các cơ quan báo chí lên tham gia chia sẻ cùng bệnh nhân vẩy nến
Bệnh nhân vảy nến trả lời câu hỏi của các phóng viên
Tại buổi chia sẻ thông tin, các bác sỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Nguyên nhân thật sự của vẩy nến vẫn chưa rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy vảy nến có liên quan đến gen di truyền và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng góp phần khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vảy nến.
Yếu tố di truyền là nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì có khoảng 8% con bị bệnh, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tới 41% con mắc bệnh. Miễn dịch liên quan đến các tế bào miễn dịch lympho T ở da. Các yếu tố môi trường là nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn. Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà xát mạnh, các stress tâm lý…
Yếu tố di truyền là nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì có khoảng 8% con bị bệnh, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tới 41% con mắc bệnh. Miễn dịch liên quan đến các tế bào miễn dịch lympho T ở da. Các yếu tố môi trường là nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn. Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà xát mạnh, các stress tâm lý…
PGS. TS. Lê Hữu Doanh giải đáp thắc mắc của các phóng viên
BS. Hoàng Văn Tâm thăm khám cho bệnh nhân vảy nến
BS. Hoàng Văn Tâm chia sẻ về các biểu hiện của bệnh vẩy nến
Điều trị bệnh vảy nến cần phải cân nhắc về độ tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Người bệnh cần đến bác sỹ chuyên khoa da liễu để chẩn đoán xác định bệnh, cho chỉ định điều trị ban đầu. Trường hợp thương tổn da chỉ chiếm dưới 5% diện tích da cơ thể thì người bệnh có thể điều trị tại y tế cơ sở theo chỉ định ban đầu của bác sỹ chuyên khoa. Các trường hợp khác cần được các bác sỹ chuyên khoa điều trị và theo dõi lâu dài.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của điều trị (dùng thuốc, thuốc sinh học, quang trị liệu…) là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.
Ngoài ra các bác sỹ có một số lời khuyên như sau:
Để phòng bệnh vảy nến, người dân cần tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê…).
Hàng ngày, mọi người cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm; không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh vì có thể làm tăng các triệu chứng. Mọi người nên sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt; sau khi tắm, thấm khô da sau đó dùng kem dưỡng ẩm.
Người bệnh vảy nến cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh (như: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng…); đồ uống có chất kích thích (như: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…); đồ ăn có chứa nhiều chất béo (như: đường, sữa, mỡ, bơ, đồ ngọt tổng hợp…).
Ngoài ra, người bệnh vảy nến phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất (như: xà phòng, dầu gội, sữa tắm…); thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc… Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega – 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa để bổ sung một số loại thảo dược giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của điều trị (dùng thuốc, thuốc sinh học, quang trị liệu…) là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.
Ngoài ra các bác sỹ có một số lời khuyên như sau:
Để phòng bệnh vảy nến, người dân cần tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê…).
Hàng ngày, mọi người cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm; không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh vì có thể làm tăng các triệu chứng. Mọi người nên sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt; sau khi tắm, thấm khô da sau đó dùng kem dưỡng ẩm.
Người bệnh vảy nến cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh (như: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng…); đồ uống có chất kích thích (như: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…); đồ ăn có chứa nhiều chất béo (như: đường, sữa, mỡ, bơ, đồ ngọt tổng hợp…).
Ngoài ra, người bệnh vảy nến phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất (như: xà phòng, dầu gội, sữa tắm…); thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc… Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega – 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể tham khảo các thầy thuốc chuyên khoa để bổ sung một số loại thảo dược giảm ngứa và tránh tổn thương lan rộng.
Một trong những phương pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh vảy nến hiện nay hiện đang được sử dụng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đó là điều trị bằng UVB dải hẹp toàn thân. Đối với kiểm soát trường hợp bệnh nhân vảy nến mức độ vừa và nặng thì UVB dải hẹp đáp ứng tốt (khoảng 80% các trường hợp được nghiên cứu là đáp ứng tốt đến rất tốt; một số trường hợp khác cần chuyển phác đồ điều trị tùy đáp ứng của bệnh nhân). Đây là phương pháp mới, ổn định bệnh lâu dài (so với các phương pháp trước đây là điều trị ánh sáng UV, UVA dải rộng). Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và của BV Da liễu Trung ương chỉ ra rằng khoảng gần 50% bệnh nhân vẫn ổn định bệnh sau 6 tháng điều trị.
Bài và ảnh: Phòng CNTT&GDYT,
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương