U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Nấm móng là một bệnh phổ biến, chiếm khoảng 50% những rối loạn về móng. Những yếu tố nguy cơ của bệnh là đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại vi, tình trạng suy giảm miễn dịch, chấn thương và những rối loạn kèm theo khác của móng. Nấm móng chủ yếu gây khó chịu, mất thẩm mỹ, đau khi bệnh nhân cắt hoặc vận động. Đôi khi nó có thể gây biến chứng viêm mô bào.
Bệnh thường khó kiểm soát do chẩn đoán khó, điều trị cần dùng thuốc kéo dài kèm theo các tác dụng phụ, hơn nữa lại hay tái phát.
Các phương pháp điều trị nấm móng bao gồm: thuốc uống, thuốc bôi, phẫu thuật, quang động học và laser. Tuy nhiên, không phương pháp nào mang lại hiệu quả tuyệt đối nên các nhà nghiên cứu vẫn tìm kiếm phương pháp điều trị mới. Ngoài ra, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp dự phòng như: tất cotton, vệ sinh giày tất, giữ chân khô, xoa bột chống nấm… để hạn chế tái phát.
1.Thuốc uống chống nấm
Một số loại thuốc uống hay sử dụng như: Fluconazole, Griseolulvin, Itraconazole, Terbinafine đều cần dùng lâu dài, hay gây tương tác thuốc và có một số tác dụng phụ như: đau đầu, triệu chứng dạ dày- ruột, tăng men gan..
Theo các nghiên cứu, hiệu quả điều trị đạt được khoảng 71-82% dựa trên kết quả soi tươi và 60-70% nếu dựa trên đáp ứng lâm sàng. Tỉ lệ tái phát là khoảng 22%.
Thuốc uống chống nấm được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, tuy nhiên nó hay gây tác dụng phụ toàn thân, có nhiều chống chỉ định.
2.Cơ chế laser Nd YAG trong điều trị nấm móng
Laser Nd YAG 1064nm đã được FDA công nhận là một trong những phương pháp để điều trị nấm móng.
Cơ chế: bước sóng 1064 nm thuộc vùng hồng ngoại gần, có khả năng đâm xuyên tốt và gây tác dụng nhiệt là chủ yếu. Nấm có thể bị tiêu diệt khi nhiệt độ vào khoảng trên 50 độ C. Tuy rằng với nhiệt độ trên 45 độ C có thể gây hoại tử mô lành và gây đau nhưng do sự dẫn nhiệt của mô da tốt hơn so với nấm (thành tế bào nấm nhiều kitin) nên có thể dùng laser với chế độ xung để đưa nhiệt độ mô lên cao đủ để diệt nấm mà mô xung quanh ít bị ảnh hưởng. Một số nấm còn tạo sắc tố trên móng, sẽ hấp thu năng lượng laser tốt hơn, làm tang hiệu quả điều trị
Chính vì vậy, laser Nd:YAG với chế độ Q-switched, xung ngắn, xung dài đều có thể diệt được tế bào nấm ở bên dưới bản móng, kích thích miễn dịch.
3.Hiệu qủa điều trị nấm móng bằng laser Nd YAG xung dài
3.1 Điều trị nấm móng bằng laser Nd YAG xung dài
Theo nghiên cứu của Kozarev J năm 2011 trên 162 bệnh nhân với 413 móng bị nấm, sử dụng độ rộng xung 35ms, mật độ năng lượng 35-40J/cm2, kích thước chùm tia 4cm, bắn lặp lại 3 lần, 4 lần điều trị, mỗi tuần 1 lần, thu được tỉ lệ khỏi sau 3 tháng là 95,7%, sau 6 tháng là 98,8%.
Nghiên cứu của Zang năm 2012 trên 33 bệnh nhân với 154 móng bị nấm, sử dụng độ rộng xung 30ms, mật độ năng lượng 240-324J/cm2, kích thước chùm tia 3 mm, bắn lặp lại 2 lần, trong đó 78 móng điều trị 8 lần, 76 móng điều trị 4 lần, khoảng cách giữa các lần là 1 tuần, thu được tỉ lệ khỏi sau 16 tuần khoảng trên 50%.
Kết quả khác nhau giữa các nghiên cứu là do chọn thông số máy khác nhau như mật độ năng lượng, số lần bắn lặp lại trên tổn thương (pass). Tuy nhiên có thể thấy điều trị nấm móng bằng laser Nd YAG xung dài khá hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ toàn thân, thời gian điều trị ngắn, không cần chăm sóc sau điều trị.
Hình 1. Hiệu quả điều trị nấm móng bằng laser Nd YAG xung dài
3.2. Điều trị kết hợp laser Nd YAG xung dài và thuốc uống chống nấm
Nhóm B bao gồm 42 móng có tổn thương nặng, 21 móng cũng được điều trị bằng thuốc uống, 21 móng điều trị bằng thuốc uống và laser.
Tác giả theo dõi sau 24 tuần và thấy rằng với bệnh nhân nấm móng nặng nên kết hợp thuốc uống chống nấm và laser để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.3. Điều trị kết hợp laser Nd YAG xung dài và thuốc bôi chống nấm
Nghiên cứu năm 2016 trên 217 móng nhiễm nấm của 56 bệnh nhân, chia làm 3 nhóm. Nhóm L chỉ dùng laser, nhóm T chỉ dùng thuốc bôi chống nấm, nhóm L + T điều trị kết hợp thuốc bôi và laser. Sau 24 tuần theo dõi, tác giả thấy rằng nhóm kết hợp có hiệu quả cao nhất và vai trò của thuốc bôi chống nấm chủ yếu là ngăn ngừa việc tái nhiễm nấm.
Hình 2. Hiệu quả điều trị của nhóm L, L + T và nhóm T
Qua các nghiên cứu, có thể thấy rằng laser Nd YAG 1064 nm xung dài có hiệu quả tốt khi điều trị nấm móng, đã được công nhận. Phương pháp này không gây tác dụng phụ toàn thân và rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra khi kết hợp với thuốc uống hoặc thuốc bôi chống nấm, bệnh nhân sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, hạn chế khả năng tái phát.
Hiện nay, máy laser YAG xung dài đã có tại khoa Laser và săn sóc da bệnh viện Da liễu Trung Ương để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân nấm móng.
Tài liệu tham khảo
Bài viết: BSNT Trịnh Thị Linh
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)