U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Tổng quan
Herpes sinh dục là một bệnh lây qua đường tình dục do herpes simplex virus (HSV) gây ra. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp và là vấn đề y tế cộng đồng đáng lưu tâm do tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ tái phát cao. Bệnh có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não vô khuẩn, nhiễm trùng chu sinh.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh herpes sinh dục là HSV.
HSV có 2 type: HSV1 (HHV1) và HSV2 (HHV2). HSV1 chủ yếu gây bệnh vùng mặt và HSV2 chủ yếu gây bệnh ở vùng sinh dục.
Nhiễm HSV2 thường có biểu hiện lâm sàng nặng hơn và có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở não, mắt, phổi. HSV2 cũng làm tăng khả năng nhiễm HIV gấp 3 lần.
Nhiễm HSV là tình trạng nhiễm trùng mạn tính, kéo dài suốt đời và hay tái phát.
Virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da, niêm mạc với dịch chứa virus. Các sang chấn nhỏ trên da, niêm mạc tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào các tế bảo biểu mô. Sau nhiễm tiên phát, virus tồn lưu trong hạch thần kinh cảm giác ở trạng thái tiềm ẩn và khi tái hoạt sẽ gây ra những đợt bệnh tái phát.
Phụ nữ có thai nhiễm HSV tiên phát khi sinh con có nguy cơ lây nhiễm tới 50% cho con gây nhiễm trùng sơ sinh nặng, có thể dẫn đến tử vong. Nếu mẹ bị nhiễm vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể gây thai chết lưu hoặc sinh non.
2. Biểu hiện lâm sàng Herpes tiên phát
Thương tổn da thường xuất hiện 5-14 ngày sau tiếp xúc tình dục, mụn nước hoặc ban đỏ mọc thành chùm, thường ở cạnh bộ phận sinh dục ngoài, quanh hậu môn hoặc mông. Mụn nước hóa mụn mủ, loét, đóng vảy và thường tự lành sau 2-3 tuần.
Tổn thương trên niêm mạc có thể không thấy giai đoạn mụn nước mà đôi khi chỉ thấy loét.
Đau, ngứa, rát tại thương tổn. Một số có thể bị rối loạn tiểu tiện như tiểu đau, tiểu khó
Mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, sưng hạch vùng, biểu hiện không rõ ràng trong khoảng 3-4 ngày đầu.
3. Biểu hiện lâm sàng Herpes thứ phát
Khả năng tái phát khoảng 95% với HSV2 và 50% với HSV1. Có khoảng 2/3 trường hợp tái phát từ 2-6 lần/năm. Các yếu tố gây tái phát bệnh có thể là các sang chấn nhẹ, các bệnh nhiễm trùng khác, stress,.. tuy nhiên, nhiều trường hợp không khai thác được lý do gì.
Thường có dấu hiệu báo trước như ngứa ran, dị cảm, đau. Triệu chứng thường nhẹ hơn và không có các triệu chứng toàn thân. Tổn thương ít hơn so với tiên phát. Các tổn thương có thể lành sau 5-10 ngày mà không cần điều trị kháng virus. Trường hợp có suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV thì thường tái phát hơn và triệu chứng nghiêm trọng hơn.
4. Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm virus học:
- NAAT (Nucleic Acid Amplification Test) tại thương tổn da, niêm mạc, loét sinh dục có độ nhạy cao, dễ lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản, cho kết quả nhanh.
- PCR dịch não tuỷ được sử dụng khi nhiễm HSV thần kinh, nhiễm HSV toàn thân (viêm màng não, viêm não, mụn rộp sơ sinh).
- Nuôi cấy virus mặc dù là tiêu chuẩn vàng, nhưng độ nhạy thấp, nhất là khi lấy mẫu trong đợt bệnh tái phát.
Lưu ý nếu NAAT (-) và nuôi cấy (-) trong các trường hợp tổn thương đã cũ hoặc không còn tổn thương đang hoạt động thì không có ý nghĩa loại trừ nhiễm HSV.
Xét nghiệm tế bào học:
- Sử dụng bệnh phẩm tại thương tổn da, niêm mạc, cho kết quả nhanh nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
- Kết quả soi thấy tế bào khổng lồ đa nhân
Xét nghiệm MDHQ trực tiếp: có độ nhạy thấp
Xét nghiệm huyết thanh học:
- Kháng thể đặc hiệu và kháng thể thông thường xuất nhiện vài tuần sau nhiễm và tồn tại vĩnh viễn.
- Kháng thể đặc hiệu phân biệt được HSV1 và HSV2
- Ưu điểm khi phát hiện bệnh trong giai đoạn tiềm ẩn, không triệu chứng
5. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vảo triệu chứng lâm sàng điển hình: mụn nước thành chùm vùng sinh dục, hay tái phát. Chẩn đoán có thể khó khăn do triệu chứng lâm sàng tự giới hạn.
Nếu có tổn thương sinh dục, chẩn đoán dựa vào xét nghiệm virus học: NAAT tại tổn thương hoặc nuôi cấy.
Các xét nghiệm huyết thanh học có thể dùng hỗ trợ chẩn đoán trong các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng.
6. Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt với các bệnh da có thương tổn bọng nước như zona, chốc, chàm cấp, loét apth, dị ứng thuốc,…
- Phân biệt với các thương tổn trợt, loét, sẩn hay gặp ở vùng sinh dục như: săng, sẩn giang mai, săng ghẻ, hạ cam, Behcet,…
7. Điểu trị
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bao gồm chống bôi nhiễm tại tương tổn, chống virus và tư vấn cho người bệnh về khả năng bệnh tái phát, đề phòng biến chứng như eczema herpecticum, và phòng lây nhiễm cho người khác.
Cần điều trị càng sớm càng tốt đối với nhiễm HSV tiên phát mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. Thuốc chống virus sẽ giúp giảm triệu chứng toàn thân, hạn chế sự lan rộng của HSV tại chỗ. Liệu trình điều trị đối với nhiễm trùng nguyên phát cần ít nhất 10 ngày.
Nhiễm HSV sinh dục cần được tư vấn điều trị cho cả bạn tình và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác trong đó co nhiễm HIV
Nếu có bội nhiễm dùng kháng sinh phổ rộng.
Tăng cường sức khỏe bằng dinh dưỡng nhiều đạm, vitamins và chế độ nghỉ ngơi thích hợp.
Điều trị cụ thể
Tại chỗ:
- Bôi acyclovir khi thương tổn chưa hình thành mụn nước. Một số trường hợp có thể bị viêm da tiếp xúc dị ứng với thuốc bôi acyclovir.
- Chấm thuốc màu (dung dịch millian, castellani)
Toàn thân:
- Thuốc kháng virus: Kiểm soát một phần dấu hiệu và triệu chứng và ngăn ngừa tái phát, cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa lây truyền bạn tình nhưng không loại bỏ được virus tiềm ẩn.
- Các loại thuốc: Acyclovir, Valacyclovir: số lần dùng thưa hơn, Famciclovir: sinh khả dụng đường uống cao
Tài liệu tham khảo
1. Bài Herper sinh dục - Bệnh học Da liễu Tập 1
2. WHO (2021). Genital ulcer disease syndrome. Guidelines for the management of symptomatic sexually transmitted
3. CDC (2021).Genital herpes. STIs treatment guideline 2021. https://www.cdc.gov/std/treatment-guidelines/herpes.htm
Viết bài: THS.BS Trịnh Minh Trang - phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế - Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)