Dị ứng với kim loại NICKEL

Ngày đăng: 20/10/2016 Admin


    Dị ứng với kim loại nickel là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của viêm da tiếp xúc dị ứng. Ở những người dị ứng nickel, thương tổn dạng chàm (eczema) cấp tính hoặc mạn tính xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với các vật dụng kim loại, hợp kim chứa nickel. Các vị trí hay gặp nhất là những vùng đeo đồ trang sức, đồng hồ, thắt lưng có bản kim loại, khuyu quần kim loại: dái tai, cổ tay, cổ, thắt lưng, bụng, quanh rốn, …Các vùng da bị ảnh hưởng trở nên ngứa rất nhiều, xuất hiện dát đỏ, mụn nước, bọng nước hoặc nếu mạn tính thì có khô da, dày da, tăng sắc tố.
Cơ chế bệnh sinh

    Cơ chế gây viêm da tiếp xúc dị ứng do nickel là phản ứng quá mẫn typ IV theo phân loại của Gell và Coombs. Dị nguyên nickel thâm nhập vào da, khởi động phản ứng dị ứng muộn, liên quan tới lympho Th1. Tuy nhiên, có những bệnh nhân vốn viêm da tiếp xúc dị ứng với nickel sẽ xuất hiện các triệu chứng da khi chế độ ăn chứa chất nickel. Trường hợp này được gọi là viêm da tiếp xúc hệ thống. Cơ chế có thể là do nickel trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ tạo ra những thay đổi được nhận biết của hệ miễn dịch. Người ta thấy việc hấp thụ nickel làm giảm sự lưu hành  trong máu của các tế bào lympho T mang dấu ấn CD8+ CD45RO+CLA+, điều này liên quan tới sự di trú của các tế bào T trí nhớ CD8+ vào mô. Việc ăn thức ăn chứa nickel ở những người dị ứng với nickel làm tăng nồng độ interleukin 5, một cytokin của lympho Th2 (mặc dù viêm da tiếp xúc dị ứng được xếp vào loại hình quá mẫn typ IV thống qua phản ứng của Th1). Interleukin 5 liên quan với sự biệt hóa, tăng sinh của bạch cầu ái toan. Điều này góp phần giải thích sự có mặt của các bạch cầu này trên mô bệnh học thương tổn da dị ứng nickel.
Các nguồn chứa nickel

     Nickel rất phong phú trong các vật dụng, đồ trang sức, thức ăn khác nhau. Có thể tìm thấy nickel ở khắp nơi.

     – Trong các đồ trang sức như vòng tay, nhẫn, vòng cổ, khuyên tai, đồng hồ bằng hợp kim đều có thể chứa nickel. Vàng trắng hoặc vàng 9 carat có thể chứa nickel. Các đồ trang thức bằng inox, hoặc vàng nguyên khối từ 12 carat trở lên, hoặc bằng bạc an toàn hơn.

     – Nickel có thể chứa trong thành phần của các vật dụng cá nhân như chìa khóa, túi xách, thắt lưng, khuyu quần áo, dao, bút, điện thoại, thỏi son, các vật dụng trong nhà, tiền xu, các dụng cụ văn phòng phẩm như cái kẹp giấy.

     – Các thức ăn giàu nickel : coca, cho-co-la, hạt điều, ca cao, đậu đỏ, rau chân vịt, đậu xanh (green beans), đậu tương (soya beans), đồ hộp (canned food), spaghetti, súp lơ xanh, các lạo quả đóng hộp, rau đóng hộp.
Biểu hiện lâm sàng

     Tại vùng da tiếp xúc với các vật dụng chứa nickel, da trở nên ngứa dữ đội, đỏ da. Nếu ở giai đoạn cấp tính sẽ có các mụn nước hoặc bọng nước đứng thành đám trên nền da đỏ. Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hình ảnh thương tổn giống như tổ đỉa. Nếu ở giai đoạn mạn tính, da vùng tiếp xúc trở nên dày, khô, bong vảy, tăng sắc tố. Các thương tổn thứ phát như vết xước, vết trợt do cào gãi có thể hiện diện. Các triệu chứng này mất đi khi người bệnh thôi tiếp xúc với vật dụng chứa nickel. Tuy nhiên, nếu những người này ăn thức ăn chứa nickel thì các triệu chứng xuất hiện trở lại trên các vùng da vốn bị dị ứng nickel.


Chẩn đoán


     Dựa vào các biểu hiện lâm sàng ở vùng da tiếp xúc với hợp kim chứa nickel. Thử nghiệm áp da (patch test) được sử dụng để phát hiện dị ứng nickel. Chất được dùng để thử là nickel sulphate-hexahydrate. 



Ảnh 3. Cách làm test áp : dán các ô chứa chất thử lên vùng da lành của người bệnh. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu dị ứng với chất nào thì tại ô tương ứng của chất đó sẽ có phản ứng đỏ da, phù nề, ngứa, thậm chí xuất hiện mụn nước. Quy trình xét nghiệm này được thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Điều trị

     Bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.
Điều trị triệu chứng

     Với các thương tổn cấp tính, đang ướt, có thể làm se thương tổn bằng dung dịch Jarish hoặc nước muối sinh lý. Với các thương tổn khô, dùng kem, mỡ chứa corticoi trong 2-3 tuần. Bôi kem dưỡng ẩm cho những thương tổn khô da, bong vảy, tăng sắc tố. Nếu có bội nhiễm thì sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân cho phù hợp.
Điều trị nguyên nhân

     Không tiếp xúc với các vật dụng chứa nickel như đồ kim loại, hợp kim, mỹ ký. Ở một số nơi có kit thử để phát hiện vật dụng chứa nickel. Kit gồm hai lọ nhỏ chứa dung dịch trong suốt, một cái chứa dimethylglyoxime, cái còn lại chứa ammonium hydroxide. Khi hai dung dịch này được trộn với nhau trên vật dụng chứa nickel sẽ tạo ra màu hồng.

     Cách làm: nhỏ một giọt từ mỗi lọ lên bề mặt kim loại, sau đó dùng tăm bông trọn nhẹ hỗn dịch. Nếu vật dụng chứa nicken thì đầu tăm bông chuyển màu hồng.



 Các chất này không làm hư hỏng vật dụng. Người bị dị ứng nickel có thể dùng bộ kit này để kiểm tra các vật dụng của họ.


Hạn chế các loại thức ăn giàu nickel như đã liệt kê ở trên.

Bài và ảnh: Bác sỹ Trần Thị Huyền
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT


U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn