Các nguyên tắc trong điều trị bệnh ghẻ

Ngày đăng: 01/06/2023 bvdalieutrunguong

Bệnh ghẻ là bệnh lý ngoài da phổ biến do ký sinh trùng ghẻ trên da gây nên. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu một số nguyên tắc trong điều trị bệnh ghẻ dưới đây. 

1. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh ghẻ

  • Chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
  • Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể.. vì ghẻ rất dễ lây lan.
  • Vệ sinh cá nhân, cắt ngắn móng tay, không chà xát cào gãi vào tổn thương gây nhiễm trùng
  • Giặt sạch quần áo, chăn màn, phơi nơi khô nắng thoáng mát hoặc sấy khô. Đồ dùng cá nhân, đồ đạc vệ sinh hoặc cho vào túi nilon buộc kín trong ít nhất 72 giờ vì ghẻ thường chết khi không kí sinh trên người trong 2-3 ngày. 

2. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

  • Có nhiều thuốc bôi sử dụng cho người bị bệnh ghẻ trong đó phổ biến nhất là permethrin 5% với hiệu quả hơn 90% các trường hợp mắc ghẻ người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi. Ngoài ra còn có benzyl benzoat 25% cho người lớn, 10-12,5% cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Ivermectin 1%, spinosad 0,9% dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Crotaminton 10%, malathion 0,5%, diethylphtalat (DEP) cũng là những thuốc bôi trước đây hay dùng. Thuốc lindan vì nhiều độc tính nên không được sử dụng nữa.
  • Mỡ lưu huỳnh 2-10%: dung được cho cả người lớn và trẻ em dưới 2 tháng tuổi, có thể dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú do an toàn, không gây độc tuy nhiên thuốc có nhược điểm là gây mùi khó chịu.
  • Với trường hợp ghẻ có biến chứng bội nhiễm thường do tụ cầu vàng trên da dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân tùy từng trường hợp. Bôi corticoid trong trường hợp ngứa, chàm hóa, nếu sẩn cục dai dẳng có thể tiêm corticoid nội tổn thương.
  • Trường hợp ghẻ vảy, cần làm mềm vảy bằng dưỡng ẩm, mỡ salicylic bạt sừng bong vảy
  • Lưu ý khi bôi thuốc trị ghẻ: 

    + Bôi thuốc điều trị vào buổi tối, sau tắm, lau khô người

   + Bôi toàn thân toàn bộ từ vùng cố đến chân với người lớn. Trẻ em có những trường hợp ghẻ bị ở vùng đầu, có thể bôi thuốc cả ở đầu mặt trừ các hốc tự nhiên như mắt, miệng. 

3. Điều trị ghẻ bằng thuốc đường toàn thân

  • Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, thường dùng 1 liều duy nhất. Thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 15kg, phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Kháng histamin điều trị triệu chứng có những trường hợp ngứa nhiều.

4. Nhận biết ghẻ đã chữa khỏi hay tái phát

  • Thường các tổn thương mụn nước, đường hầm ghẻ sẽ hết sau 1 tuần, một số trường hợp sẩn ngứa dai dẳng có thể thêm 1-2 tuần nữa. Tuy nhiên nếu ghẻ vẫn ngứa dai dẳng trên 4 tuần, cần phải khám lại để loại trừ trường hợp tái nhiễm hoặc có bệnh lý khác. 

5. Cách phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày
  • Điều trị bệnh sớm, đến các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa da liễu để điều trị.
  • Tránh tiếp xúc gần và dung chung đồ cá nhân với người bệnh ghẻ. 

Tài liệu tham khảo

1.      Mark G. Lebwohl, Warren R, Heymann et al (2021). Treatment of Skin Disease. Scabies. 222: 778-781

2.      Beth G Goldstein, Adam O Goldstein. Uptodate. Scabies: Management. Last update Oct 31, 2022

Viết bài: ThS.BS Lê Thị Hoài Thu- Khoa bệnh da phụ nữ và trẻ em. 

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn