Biểu hiện da của thiếu vitamin và khoáng chất

Ngày đăng: 03/04/2023 bvdalieutrunguong

I. Đại cương 

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể là có thể có những biểu hiện bất thường đầu tiên khi thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thiếu vitamin và khoáng chất phổ biến ở những nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ có thai, nghiện rượu, người ăn kiêng, bệnh lý hệ thống, rối loạn hấp thu tiêu hóa... Các bệnh nhân có thể có thiếu nhiều hơn một chất. Biểu hiện ở da có thể giúp bác sĩ lâm sàng gợi ý và chẩn đoán sớm tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.  

II. Thiếu vitamin 

1. Vitamin A 

Ở mức độ phân tử, vitamin A giúp thành phần màng tế bào. Vitamin A điều hòa đáp ứng viêm, tổng hợp collagen và mạch máu, sự sừng hóa của cơ thể. 

Biểu hiện của thiếu vitamin A là dày sừng nang lông, da khô, bong vảy, tóc thưa, sợi tóc mỏng.  

Phrynoderma: sẩn dày chắc, dày sừng ở nang lông, ở vùng duỗi của chi hoặc mông, cổ, lưng, bụng, không có triệu chứng cơ năng (Nguồn: Internet)

Phrynoderma: sẩn dày chắc, dày sừng ở nang lông, ở vùng duỗi của chi hoặc mông, cổ, lưng, bụng, không có triệu chứng cơ năng (Nguồn: Internet)

2. Vitamin nhóm B 

Đây là nhóm vitamin thiết yếu của cơ thể, bao gồm thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin/niacinamid (vitamin B3), pantothenic acid (vitamin B5), pyrodoxine/pyridoxal (vitamin B6), cobalamin (vitamin B12).   

Vitamin B1 (Thiamin) 

Thiamin là cofactor thiết yếu cho hoạt động các enzym có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrat, aminoacid, hệ thần kinh. Vitamin B1 chủ yếu có từ nguồn các loại hạt nguyên cám, bột mì, đậu, cá, thịt… Khi tiêu hóa lượng carbohydrat lớn có thể làm thiếu hụt thiamin (hay gặp ở các vận động viên). 

Các triệu chứng thiếu thiamin gồm có: mệt mỏi, khó chịu, nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, yếu cơ, giảm cân. Trường hợp trầm trọng có thể có dẫn đến bệnh Beriberi ướt hoặc khô. Beriberi ướt có biểu hiện là da phù nề, xanh xao, khó thở, giảm cung lượng tim, suy tim. Beriberi khô nổi bật với các triệu chứng thần kinh: rối loạn thần kinh cảm giác, vận động. Triệu chứng ở da thường không điển hình. 

Vitamin B2 (Riboflavin) 

Vitamin B2 là loại vitamin tan trong nước, chủ yếu có nguồn gốc động vật, rau xanh, nấm. Đây là thành phần của coenzym flavin mononucleotid và flavin-adenine dinucleotid, liên quan đến nhiều con đường chuyển hóa và phosphoryl hóa. Thiếu vitamin B2 hay gặp ở trẻ em đang bú mẹ, nghiện rượu, suy giáp, người dùng thuốc (chống trầm cảm ba vòng, probenicid, chlorpromazin),... 

Biểu hiện của thiếu vitamin B2 là hội chứng mắt-miệng-sinh dục. Tổn thương da gồm có khô môi, mất nhú lưỡi, ngứa, viêm da ở mặt, quanh hậu môn dạng viêm da dầu. Tổn thương mắt gồm có viêm kết mạc, giác mạc, nhạy cảm ánh sáng, chảy nước mắt.

Thiếu vitamin B2: viêm da góc miệng (nguồn: Internet)

Thiếu vitamin B2: viêm da góc miệng (nguồn: Internet)

 Thiếu vitamin B2: viêm da góc miệng (nguồn: Internet)  

Vitamin B3 (Niacin, nicotinamide, vitamin PP) 

Là loại vitamin có vai trò quan trọng trong các chuỗi chuyển hóa năng lượng, vận chuyển electron, có nhiều trong thịt động vật, ngũ cốc. Chẩn đoán thiếu vitamin B3 bằng đo lượng N-methylnicotinamid trong nước tiểu. Nguyên nhân hay gặp là do thiếu dinh dưỡng, nghiện rượu, chế độ ăn nhiều ngô, suy giảm hấp thu tryptophan, bệnh tiêu hóa ruột, rối loạn tâm thần.  

Biểu hiện điển hình của thiếu niacin mắc phải là bệnh Pellagra, biểu hiện bởi 3D (viêm da, tiêu chảy, rối loạn tâm thần). Tổn thương da là đỏ da đối xứng ở vùng tiếp xúc ánh sáng (tay, cổ, mặt), sau đó tổn thương trở nên khô, tăng sắc tố, bong vảy, đóng vảy tiết, ít khi có bọng nước. Tổn thương niêm mạc gồm có viêm môi, lưỡi teo, đỏ, viêm quanh hậu môn sinh dục.  

Hội chứng Hartnup là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, do rối loạn chuyển hóa tryptophan, từ đó gây thiếu vitamin B3 và có biểu hiện tương tự như pellagra. 

Pellagra ở bệnh nhân nam, nghiện rượu, trước và sau điều trị bằng vitamin B3 (Nguồn: ThS.BS. Hồ Phương Thùy) Vitamin B6 (Pyridoxin)

Pellagra ở bệnh nhân nam, nghiện rượu, trước và sau điều trị bằng vitamin B3 (Nguồn: ThS.BS. Hồ Phương Thùy) Vitamin B6 (Pyridoxin)

Đóng vai trò quan trong chuyển hóa acid béo và aminoacid. Thiếu vitamin B6 có thể liên quan đến một số thuốc như isoniazid.  

Triệu chứng da do thiếu vitamin B6 gồm có viêm môi, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm da dạng viêm da dầu quanh miệng, da đầu, cổ. 

Vitamin B12 (Cyanocobamin) 

Vitamin B12 tìm thấy nhiều trong thịt động vật. Thiếu vitamin B12 có thể do do thiếu cung cấp, hoặc giảm tiết yếu tố nội của dạ dày, bất thường thụ thể ở hồi tràng.  

Tổn thương da khá hiếm gặp trong thiếu vitamin B12, có thể gặp tăng sắc tố ở vùng nếp gấp, lòng bàn tay chân, móng, khoang miệng; lưỡi đỏ, chảy nước mắt, viêm góc miệng, loét áp tái phát, teo nhú lưỡi. Trong số đó, teo nhũ lưỡi là một biểu hiện xảy ra muộn. 

3. Vitamin C (ascorbic acid) 

Vitamin C là một vitamin tan trong nước, có nhiều ở chanh, rau xanh, sữa. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hình thành collagen và xúc tác enzym, chống oxi hóa.  

Triệu chứng của thiếu vitamin C là bệnh Scurvy, biểu hiện sau 1-3 tháng thiếu vitamin C, thường ở trẻ em 6-24 tháng. Bệnh Scurvy được tóm tắt bằng 4S: hemorrhagic signs (xuất huyết), hyperkeratosis of the hair follicles (dày sừng nang lông), hypochondriasis (tự ti), and hematologic abnormalities (thiếu máu). Bệnh nhân thường mệt mỏi, giả liệt (chân ếch), giảm cân, tiêu chảy, chuỗi hạt sườn ở mạn sườn, thiếu máu, xuất huyết. Tổn thương da gồm có: xuất huyết, sưng nề lợi, dày sừng nang lông, kèm theo lông cuộn ngược. 

Hình ảnh dày sừng nang lông và lông cuộn ở cẳng chân ở bệnh nhân nữ giảm vitamin C huyết thanh do ăn uống kém (Nguồn: Internet)

Hình ảnh dày sừng nang lông và lông cuộn ở cẳng chân ở bệnh nhân nữ giảm vitamin C huyết thanh do ăn uống kém (Nguồn: Internet)

4. Vitamin H (Biotin) 

Biotin có ở trong nhiều loại thức ăn và được tổng hợp ở ruột bởi hệ vi khuẩn chí. Thiếu biotin có thể do di truyền (thiếu enzym holocarboxylase, biotinidase) hoặc mắc phải (hấp thu kém hoặc ăn quá nhiều lòng trắng trứng có chứa avidine).  

Đặc điểm lâm sàng chính là triệu chứng thần kinh, suy giảm miễn dịch, tổn thương da niêm mạc như đỏ da quanh miệng, bong vảy da, tím, teo nhú lưỡi, rụng tóc lan tỏa, tóc nhạt màu. Thiếu biotin mắc phải gồm có tổn thương dạng chàm, rụng tóc, viêm giác mạc, tê bì, đau cơ. Trẻ sơ sinh có thể có đỏ da toàn thân. Ở trẻ sơ sinh có thể có biểu hiện tương tự như viêm da đầu chi ruột. 

5. Các vitamin khác 

Vitamin D 

Ít có biểu hiện ngoài da, các triệu chứng thường gặp là tê bì, chuột rút, loãng xương 

Vitamin E (tocopherol) 

Có nhiều trong dầu của các loại rau, hạt… Một số bệnh da có thể cải thiện khi dùng vitamin E như ly thượng bì bọng nước, xơ cứng da, … 

Acid folic 

Chức năng chính của acid folic là hình thành hemoglobin và acid nucleic. Biểu hiện của thiếu acid folic là thiếu máu, mệt mỏi. Ít có triệu chứng trên da. 

III. Thiếu chất khoáng 

1. Đồng 

Đồng là yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển hóa và chức năng của các enzym, trong đó có enzym tyrosinase.  

Thiếu đồng mắc phải hiếm gặp, thường không liên quan đến các tổn thương da. Thiếu đồng bẩm sinh gây ra hội chứng Menkes và bệnh Wilson. Hội chứng Menkes là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X, biểu hiện bởi giảm sắc tố ở da, bất thường cấu trúc tóc, bất thường về thần kinh. 

2. Selenium 

Selenium có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật. Selenium là một yếu tố thiết yếu cho sự hoạt động của enzym glutathion peroxidase, có vai trò trong sửa chữa mô, giảm các gốc oxy hóa tự do. Chưa tìm thấy sự liên quan giữa thiếu selenium giữa các triệu chứng da, tuy nhiên có thể thấy nồng độ selenium thấp trong một số bệnh như vảy nến, trứng cá, viêm da cơ địa.  

3. Kẽm 

Kẽm là một yếu tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể người, với vai trò cho hơn 24 loại enzym chuyển hóa lipid, protein, nucleic acid. Kẽm có nguồn gốc từ thịt, hạt, gan, cá… Liều khuyến cáo là 3-5mg với trẻ nhỏ và 5-10mg đối với trẻ lớn. Thiếu kẽm có thể là di truyền hoặc mắc phải (thiếu cung cấp, giảm hấp thu, tăng nhu cầu).  

Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều triệu chứng da: rụng tóc, tiêu chảy, tổn thương da, kém ăn, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm thần, chậm phát triển. Thiếu kẽm bẩm sinh với biểu hiện bệnh là viêm da đầu chi ruột (đột biến gen ZIP4) hoặc thiếu kẽm thoáng qua ở trẻ sơ sinh có thể do đột biến protein vận chuyển kẽm.  Tổn thương da thường là các mảng da đỏ, bong vảy, trợt da quanh miệng, hậu môn sinh dục. Tóc thưa mỏng, loạn dưỡng móng, viêm bờ mi, viêm môi.  

Viêm da thiếu kẽm ở bệnh nhân nam, 29 tuổi (Nguồn: ThS.BS. Hồ Phương Thùy)

Viêm da thiếu kẽm ở bệnh nhân nam, 29 tuổi (Nguồn: ThS.BS. Hồ Phương Thùy)

   

4. Sắt 

Triệu chứng thiếu sắt bao gồm thiếu máu, chán ăn, chậm phát triển (đối với trẻ em) và giảm khả năng chống nhiễm trùng, rụng tóc.  

5. Magnesium 

Chức năng của Magnesium với cơ thể chuyển hóa năng lượng, co cơ, tổ chức thần kinh. Thiếu Magnesium gây ra yếu cơ, buồn nôn, khó chịu, gần như không biểu hiện ở da. 

IV. Tổng kết 

Biểu hiện da nhiều khi là triệu chứng đầu tiên của các thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bác sĩ Da liễu cần tiếp cận một cách toàn diện. 

Bảng: Các biểu hiện da của thiếu vitamin và khoáng chất 

Triệu chứng da Thiếu chất gợi ý Chẩn đoán phân biệt Phrynoderma Vitamin A, B, C, K Dày sừng nang lông 

Vảy phấn đỏ nang lông Xuất huyết Vitamin C, K Bệnh mạch máu, đông máu Vàng da Caroten Các bệnh vàng da khác Tăng sắc tố Vitamin B12, folic acid Bệnh Addison Viêm da vùng tiếp xúc ánh sáng Vitamin B3, B6 Bệnh mô liên kết, bệnh do ánh sáng Viêm da dạng viêm da dầu Vitamin B Viêm da dầu, vảy nến Viêm góc miệng Vitamin B, Sắt Viêm môi góc miệng Viêm lưỡi Vitamin B, Sắt, Kẽm Lichen phẳng miệng, giang mai, hội chứng Sjogren Viêm kẽ Kẽm, Vitamin B Viêm da tiếp xúc, vảy nến đảo ngược,  Tóc phai màu Vitamin B, Đồng Bạch biến, bạch tạng Lông cuộn xoắn Vitamin C  Thay đổi móng Sắt, vitamin B3 Vảy nến, lichen phẳng, nấm móng, loạn dưỡng móng, chấn thương, do thuốc  

Tài liệu tham khảo

1.      Harper's Textbook of Pediatric Dermatology, Fourth Edition. 20 November 2019 

2.      Christine Y. Wong MD et al, Cutaneous signs of nutritional disorders. Int J Womens Dermatol . 2021 Sep 22;7(5Part A):647-652. 

3.      Justin P. Canakis et al, Cutaneous Manifestations of Nutritional Deficiencies in the Context of Food Deserts of United State, Cureus . 2022 Sep 22;14(9):e29464. doi: 10.7759/cureus.29464. 

4.      Henry C. Lukaski et al, Cutaneous manifestations of nutritional deficiency, Curr Opin Pediatr. 2006 Aug;18(4):417-22. 

5.      Henry C. Lukaski, Vitamin and Mineral Status: Effects on  Physical Performance 

Viết bài: ThS. BSNT Hồ Phương Thùy 

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn