U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
1. Đại cương
Bệnh Sporotrichosis do S. schenckii gây ra do tiếp xúc đất, thực vật và các chất hữu cơ bị nhiễm nấm. Bệnh Sporotrichosis thường biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc mụn mủ tạo thành các nốt loét liên quan đến đường bạch huyết tại chỗ. Bệnh Sporotrichosis được phân loại gồm tổn thương da, phổi và lan tỏa, trong đó tổn thương da là dạng bệnh phổ biến nhất.
Bệnh sporotrichosis được tìm thấy trên toàn thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh có yếu tố liên quan đến nghề nghiệp, người trồng hoa hồng, nông dân, thợ mỏ có nguy cơ nhiễm cao hơn. Bệnh sporotrichosis có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính và độ tuổi vì nó liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp.
2. Nguyên nhân
S. schenckii lần đầu tiên được Benjamin Schenx, một sinh viên y khoa tại Bệnh viện Johns Hopkins, phân lập vào năm 1896. Sporotrichosis có thể gây ra bởi các chủng S. brasilienis, S. globosa và S. Mexicana, vì vậy nó được gọi là phức hợp S. schenckii hoặc S. schenckii senu lato. Sporotrichosis đã được báo cáo có ở hầu hết các loài động vật có vú bao gồm mèo, chó, lợn, ngựa, chuột và tatu.
3. Sinh lý bệnh
S. schenckii là một loại nấm hai hình thái tồn tại dưới dạng sợi nấm ở nhiệt độ dưới 37 độ và dưới dạng nấm men ở nhiệt độ trên 37 độ. S. schenckii được tìm thấy trên đất, động vật biển, rêu, gỗ và thảm thực vật mục nát. Yếu tố độc lực là một đặc điểm của sinh vật giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn. Một số yếu tố độc lực của S. schenckii bao gồm khả năng chịu nhiệt, ergosterol peroxide và melanin.
4. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nấm Sporotrichosis có thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến 3 tháng sau khi tiếp xúc. Bệnh có thể được chia thành một số hội chứng bao gồm da, phổi và lan tỏa. Biểu hiện ở da và hệ bạch huyết là phổ biến nhất, khởi phát do các chấn thương nhỏ trên da, phổ biến nhất ở những người làm vườn hoa hồng. Các tổn thương ban đầu là các tổn thương sẩn cục đỏ có thể nhẵn hoặc sùi và có thể lan theo đường bạch huyết. Các tổn thương thường không đau ngay cả sau khi loét. Trong hội chứng này, bệnh nhân sẽ không có các triệu chứng toàn thân.
Các triệu chứng của bệnh sporotrichosis ở phổi bao gồm ho, sốt nhẹ hoặc sụt cân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm nam giới trung niên mắc các vấn đề về phổi mãn tính, nghiện rượu hoặc có tiền sử sử dụng steroid, đái tháo đường, bệnh sarcoidosis và tình trạng suy giảm miễn dịch. Chụp X-quang ngực cho thấy các tổn thương hang ở một bên hoặc hai bên và nếu không được điều trị, các hang sẽ dần mở rộng gây rối loạn chức năng phổi. Chẩn đoán phân biệt với bệnh histoplasma, coccidiomycosis và mycobacteria. Nhuộm Gram hoặc nuôi cấy đờm sẽ giúp chẩn đoán.
Nhiễm trùng lan tỏa thường xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Thường biểu hiện áp xe phổi, gan và lách bị ảnh hưởng, và nhiễm nấm huyết lan đến thực quản, đại tràng, tủy xương và hạch bạch huyết.
5. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định dựa trên nuôi cấy. Chẩn đoán bệnh sporotrichosis ở da có thể thực hiện thông qua sinh thiết mô hoặc mủ từ các tổn thương; nuôi cấy đờm chẩn đoán bệnh sporotrichosis ở phổi. Đối với trường hợp bệnh lan tỏa có thể làm các xét nghiệm nước tiểu, máu và dịch khớp. Soi tươi các tế bào nấm men bằng kali hydroxit có thể cho thấy hình ảnh điếu xì gà đặc trưng hoặc các thể sao (asteroid body). Các phương pháp khác như phản ứng chuỗi polymerase (PCR), xét nghiệm xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA), phát hiện kháng thể và xét test sporotrichin có thể hỗ trợ chẩn đoán.
Sinh thiết da có thể hỗ trợ chẩn đoán. Mô bệnh học cho thấy phản ứng dạng u hạt có hình thành áp xe. Nhuộm PAS có thể dương tính.
6. Chẩn đoán phân biệt với những bệnh gì ?
7. Phương pháp điều trị
Việc điều trị bệnh nấm Sporotrichosis phụ thuộc vào vị trí và cơ quan bị nhiễm trùng.
Trước đây, kali iodide là phương pháp điều trị chính. Do tác dụng phụ của thuốc này, itraconazole là phương pháp điều trị đầu tiên được lựa chọn. Liều dùng thay đổi phụ thuộc vào thể bệnh, cơ quan bị tổn thương. Không được sử dụng Itraconazole cho bệnh nhân đang mang thai; có thể sử dụng amphotericin B sau 12 tuần mang thai, nhưng thuốc này chỉ dành cho các dạng lan tỏa và phổi, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Việc điều trị bệnh có thể kéo dài đến khi tất cả các tổn thương đã được giải quyết. Quá trình này có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh sporotrichosis toàn thân hoặc lan tỏa thường khó điều trị hơn và trong một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng ở những người suy giảm miễn dịch.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm đeo găng tay, áo dài tay và ủng dày để tránh vết thương trên da.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sizar O, Talati R. Sporotrichosis. 2021 Jun 29. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, 2022.
2. Sharma R, Mahajan VK, Chauhan PS, Sharma A, Sharma J. The clinico-epidemiological characteristics and therapeutic experience of 152 patients with cutaneous sporotrichosis: a 10-year retrospective study from India. Int J Dermatol. 2021;60:99–106. doi: 10.1111/ijd.15299.
3. Ramírez-Soto MC, Tirado-Sánchez A, Bonifaz A. Ocular sporotrichosis. J Fungi (Basel). 2021;7:951
4. Gremião ID, Miranda LH, Reis EG, Rodrigues AM, Pereira SA. Zoonotic Epidemic of Sporotrichosis: Cat to Human Transmission. PLoS Pathog. 2017 Jan;13(1):e1006077.
Viết bài: BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng
Đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)