U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Bệnh mô bào Langerhans (Langerhans cell histiocytosis – LCH) là một bệnh ác tính hiếm gặp của các tế bào tua gai với các biểu hiện lâm sàng đa dạng ở da, xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân có thể đến khám chuyên khoa Da liễu đầu tiên nên việc nhận định tổn thương và có thái độ đúng đắn với bệnh là điều hết sức quan trọng với Bác sĩ Da liễu.
1.Case lâm sàng
Trẻ nam 5 tháng tuổi. Bệnh từ lúc 3 tháng tuổi, xuất hiện các sẩn trắng ở da đầu, không cào gãi, bú mẹ bình thường, không sốt, chưa điều trị gì. Trẻ xuất hiện thêm các tổn thương ở bụng, lưng, mu, bẹn, các tổn thương cũ lặn, tổn thương mới xuất hiện. Về tiền sử, trẻ là con thứ 3, sinh thường, đủ tháng, cân nặng lúc sinh 3 kg, hiện tại 4,3kg, trong gia đình không có ai có biểu hiện tương tự. Tổn thương trên da là các sẩn nhỏ 2-3mm, màu da, đỉnh phẳng, thô ráp, một số ở bụng xuất huyết, lõm giữa.
Hình 1: Trẻ nam, 5 tháng tuổi, tổn thương là các sẩn nhỏ 2-3mm, màu da, đỉnh phẳng, thô ráp, một số xuất huyết, phân bố vùng đầu, bụng, lưng, mu, bẹn
Xét nghiệm: Công thức máu, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường. Hình ảnh mô bệnh học: thượng bì bình thường, thoát bào của 1 số tế bào đơn nhân lên thượng bì tạo thành ổ; trung bì xâm nhập viêm BC đơn nhân và ái toan sát thượng bì hoặc quanh mạch à có 1 số đặc điểm của bệnh mô bào. Nhuộm hóa mô miễn dịch: dương tính S100, CD1a, CD45, CD43, âm tính: CD20.
Chẩn đoán xác định của bệnh nhân là: Bệnh mô bào Langerhans
Hình 2: Mô bệnh học: thoát bào của 1 số tế bào đơn nhân lên thượng bì tạo thành ổ; trung bì xâm nhập viêm bạch cầu đơn nhân và ái toan sát thượng bì hoặc quanh mạch
Hình 3: Nhuộm HMMD dương tính với CD1a và S100
2. Định nghĩa bệnh mô bào Langerhans
Bệnh mô bào Langerhans (Langerhans cell histiocytosis – LCH) là một bệnh ác tính hiếm gặp của các tế bào tua gai với các biểu hiện lâm sàng đa dạng. Đặc trưng là sự xâm nhập các TB đơn nhân có CD1a/S100B/CD207 dương tính với nhân hình hạt đậụ. Bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến xương nhưng cũng liên quan đến da hoặc nhiều cơ
Đây là một bệnh hiếm gặp. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ <15 tuổi là 0,7-4,1/1 triệu trẻ, người lớn là 1-2/1 triệu.
Một số yếu tố nguy cơ: sống nơi chật chội, học vấn kém, bố mẹ phơi nhiễm với kim loại, đá granite, bụi gỗ, tiền sử gia đình có bệnh lý tuyến giáp/ung thư, nhiễm trùng trước và sau sinh.
3. Nguồn gốc tế bào Langerhans
Tế bào Langerhans có nguồn gốc từ tế bào gốc dòng tủy phát triển thành tế bào nguyên bạch cầu đơn nhân trong tủy xương và đến các cơ quan biệt hóa thành tế bào Langerhans. Chức năng của nó là trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T.
4. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của bệnh chưa được biết đầy đủ nhưng người ta nhân tìm thấy 60% mảnh sinh thiết có đột biến V600E ở gen BRAF. Gen này mã hóa protein Braf đóng vai trò quan trong trong điều khiển phát triển tế bào qua con đường tín hiệu ngoại bào kinase. Đột biến gen BRAF còn thấy trong ung thư lympho không Hodgkin, ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp thể nhú, melanoma.
Tùy đột biến gen xảy ra ở giai đoạn nào mà mức độ nặng và mức độ lan tỏa của bệnh khác nhau. Đột biến xảy ra ở tế bào gốc tạo máu CD34+, bệnh lan tỏa nhiều cơ qua, nhiều vị trí. Đột biến xảy ra ở tiền tế bào đuôi gai ở mô, bệnh ở một cơ quan, đa vị trí. Đột biến chỉ ở tế bào tại tổn thương LCH, bệnh khu trú 1 vị trí.
5. Phân loại bệnh:
Theo phân loại cũ, bệnh được chia làm 4 thể theo mức độ nặng tăng dần:
+ Bệnh Hashimoto-Pritzker: xảy ra ở trẻ sơ sinh đến vài tuổi, tổn thương khu trú ở da đầu, mặt.
+ U hạt khu trú ưa acid: xảy ra ở trẻ 5-15 tuổi, chiếm 60-80% bệnh, chỉ có tổn thương xương đơn độc
+ Bệnh Hand – schuller Christian: chiếm 15-40%, gặp ở trẻ 5-15 tuổi. Bệnh có tam chứng: lồi mắt, đái tháo nhạt, tổn thương niêm mạc.
+ Bệnh Letterer – Siwe: bệnh cấp tính, tổn thương nhiều vị trí, ở da, hệ tạo máu, gan, lách, xương.
Phân loại hiện nay: Do phân loại cũ không đầy đủ vì một số người bệnh không thể xếp vào thể bệnh nào, vì vậy hiện nay người ta đưa ra phân loại mới gồm
+ Bệnh chỉ có tổn thương ở 1 cơ quan, xương, da, hạch, phổi hoặc thần kinh trung ương; chiểm 55-65%.
+ Bệnh có tổn thương đa cơ quan, chiếm 35-45%. Trong đó có các cơ quan nguy cơ: hệ tạo máu, gan, lách.
6. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của LHC biến đổi phụ thuộc vào vị trí và mức độ liên quan.
Hình 4: Sẩn màu vàng đỏ và phát ban giống viêm kẽ do candida
Hình 5: Phát ban giống viêm da dầu. Hình ảnh sẩn xuất huyết.
7. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản:
Xét nghiệm chuyên sâu:
Mô bệnh học:
Hình 6:TB LCH với nhân hình hạt đậu
Hình 7: HMMD dương tính với CD1a và KHV điện tử: hạt Birbeck
8.Chẩn đoán
Mức 1: Dự đoán qua đặc điểm hình thái tế bào dưới kính hiển vi quang học
Mức 2: Chẩn đoán đúng hướng: Hình thái tế bào qua kính hiển vi quang học + nhuộm dương tính từ 2 phương pháp nhuộm sau đây trở lên: Adenosine triphosphat/ Protein S100/ Alpha- D- Mannosidase/ Lectin từ lạc.
Mức 3: Chẩn đoán xác định: Hình thái tế bào qua kính hiển vi quang học với hạt Birbeck ở tế bào tổn thương qua kính hiển vi điện tử và/hoặc nhuộm kháng nguyên CD1a dương tính ở tế bào tổn thương.
9.Điều trị
Phụ thuộc mức độ lan rộng của bệnh.
Điều trị tại chỗ hoặc toàn thân gồm: nitrogen mustard tại chỗ, NB UVB, methotrexate, 6-mercaptopurine, hóa trị
Phác đồ LCH III
Thời gian điều trị: 12 tháng
Khởi đầu: Vinblastine 6mg/m2/tuần x 6 tuần + prednisolone 40mg/m2/ngày x 4 tuần rồi giảm dần trong 2 tuần
Đáp ứng: 80%
10. Kết luận
Bệnh mô bào Langerheans là một bệnh ác tính, có thể biểu hiện nhiều cơ quan. Chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học và nhuộm hóa mô miễn dịch có tế bào Langerhans CD1a, S100B, CD207 (+). Triệu chứng ở da gặp ở hơn 1/3 số trường hợp, điều này giúp cho chẩn đoán sớm. Điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh, khi bệnh ảnh hưởng một cơ quan thì cần theo dõi chặt chẽ, bệnh đa cơ quan thì điều trị đa hóa trị liệu.
Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thu Phương
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)