PHÁT BAN MỘT BÊN CỦA NGỰC (Unilateral laterothoracic exanthem)

Ngày đăng: 15/06/2019 Admin

1.ĐẠI CƯƠNG

Unilateral laterothoracic exanthem hay asymmetrical periflexural exanthem of childhood được mô tả lần đầu năm 1962. Bệnh đặc trưng bởi phát ban dạng sẩn ở vị trí quanh các nếp kẽ một bên (thường là nách), với tổn thương lan rộng ra xung quanh và có thể sang cả bên đối diện theo tiến triển của bệnh.

Bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi 1 – 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Bệnh thay đổi theo mùa, hay gặp nhất vào mùa đông xuân.

2.SINH BỆNH HỌC

Căn nguyên của bệnh chưa rõ, nhưng yếu tố mùa phối hợp với các triệu chứng của virus cũng như không đáp ứng với kháng sinh gợi ý tới căn nguyên virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan của bệnh với nhiều loại virus khác nhau: adenovirus, virus á cúm, parvovirus B19, human herpes virus (HHV-6, HHV-7) và Epstein-Barr virus.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh đến nay vẫn chưa được biết rõ.

3.LÂM SÀNG

Tiền triệu: viêm long đường hô hấp trên (sốt nhẹ, viêm mũi, chảy nước mũi), tiêu chảy gặp khoảng 60% các trường hợp.

Tổn thương cơ bản: các dát, sẩn hồng kích thước 1 – 4mm, có thể có vòng sáng nhạt màu ở xung quanh (pale halo), khởi phát ở vùng nách (hay gặp) hoặc bẹn và lan ra xung quanh. Vị trí: chủ yếu chỉ gặp ở 1 bên cơ thể nhưng bệnh cũng có thể lan rộng hơn sang bên đối diện và trở nên đối xứng.

Hình 1: bệnh nhân nữ 22 tháng, tổn thương ban đầu là các dát và sẩn đỏ ở vùng nách phải sau đó lan ra xung quanh (nguồn: Internet).

Hình 2: mảng đỏ, sẩn đỏ ở vùng nách và phần sườn trên (nguồn: Bolognia).

Cơ năng: thường có ngứa nhẹ.

Triệu chứng khác: nổi hạch ở 70% bệnh nhân, kích thước 1 – 3cm ở khu vực khởi phát.

Tiến triển: tổn thương điển hình kéo dài 2 – 6 tuần nhưng cũng có thể tới 2 tháng, sau đó tự khỏi không để lại sẹo và thường không tái phát.

4.CẬN LÂM SÀNG

Không cần thiết cho chẩn đoán.

Giải phẫu bệnh: không đặc hiệu bao gồm: xâm nhập viêm quanh mạch chủ yếu là bạch cầu lympho, xốp bào nhẹ và thoát bào bạch cầu lympho vào thượng bì. Xâm nhập trung bì tập trung chủ yếu ở quanh các ống tuyến mồ hôi eccrine.

5.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

–        Viêm da tiếp xúc –        Ghẻ

–        Phát ban không điển hình do virus

–        Nấm da
–        Vảy phấn hồng không điển hình –        Hội chứng Gianotti-Crosti

6.ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng ngứa bằng corticosteroid bôi tại chỗ, kháng histamin H1, dưỡng ẩm.

Bệnh sẽ tự thoái lui sau khoảng 2 – 6 tuần. Trong quá trình lui bệnh có thể gặp hiện tượng bong vảy và tăng sắc tố sau viêm nhưng sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại sẹo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Fitzpatrick (2013). Unilateral laterothoracic exanthem.Dermatology in general medicine. 8thedition.
  2. Rook (2016). Textbook of dermatology. 9th edition.
  3. Bolognia (2012). Dermatology. 3rd edition.

Bài viết: BSNT Nguyễn Doãn Tuấn

Đăng bài: Phòng CTXH.

Dấu hiệu nhận biết phân biệt bệnh Bạch biến với một số bệnh da giảm sắc tố khác

Dấu hiệu nhận biết phân biệt bệnh Bạch biến với một số bệnh da giảm sắc tố khác

Dấu hiệu nhận biết phân biệt bệnh Bạch biến với một số bệnh da giảm sắc tố khác

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh – phát hiện sớm, chăm sóc đúng, giúp người bệnh vượt qua đau đớn

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh – phát hiện sớm, chăm sóc đúng, giúp người bệnh vượt qua đau đớn

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh – phát hiện sớm, chăm sóc đúng, giúp người bệnh vượt qua đau đớn

Kén thượng bì (Epidermoid cyst)

Kén thượng bì (Epidermoid cyst)

Kén thượng bì (Epidermoid cyst)

U nang nhày niêm mạc miệng (Oral mucocele)

U nang nhày niêm mạc miệng (Oral mucocele)

U nang nhày niêm mạc miệng (Oral mucocele)

Dị tật thừa ngón tay cái – hiểu đúng, điều trị sớm, bảo vệ tuổi thơ trẻ nhỏ

Dị tật thừa ngón tay cái – hiểu đúng, điều trị sớm, bảo vệ tuổi thơ trẻ nhỏ

Dị tật thừa ngón tay cái – hiểu đúng, điều trị sớm, bảo vệ tuổi thơ trẻ nhỏ

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

dalieu.vn dalieu.vn