Chín mé do virus herpes

Ngày đăng: 21/04/2017 Admin

     Chín mé do virus herpes là một nhiễm trùng ở bàn tay do virus herpes simplex (HSV) gây ra, ảnh hưởng tới một hoặc nhiều ngón tay, hay gặp nhất là ở đốt xa của ngón tay. Virus herpes simplex gồm có hai loại là HSV-1 và HSV-2, trong đó nguyên nhân gây chín mé do HSV-1 chiếm 60%, do HSV-2 chiếm 40%. Chín mé do virus herpes được xem như là một bệnh da nghề nghiệp, những người chăm sóc sức khỏe có nguy cơ cao bị bệnh do tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh, đặc biệt là trong chuyên khoa răng hàm mặt. Virus từ các dịch tiết vùng miệng, từ các mụn nước trên da xâm nhập vào tay nhân viên y tế qua các vết nứt, nẻ, xây xước. Ngoài ra, trẻ em là đối tượng dễ bị chín mé do virus herpes, liên quan tới thói quen mút ngón tay của trẻ. Ở trẻ em, nhiễm herpes tiên phát thường gặp ở vùng miệng, môi, lưỡi, lợi. Khi trẻ mút tay, virus từ các vùng đó xâm nhập vào da tay. Ở người lớn, căn nguyên do HSV-2 có nguồn gốc từ nhiễm herpes sinh dục.
Triệu chứng lâm sàng

     Chín mé do herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 2-20 ngày. Các triệu chứng toàn thân như sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện như là biểu hiện đầu tiên của bệnh, nhưng ít gặp. Các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay có nhiễm virus herpes. Sau đó, đốt ngón tay trở nên đỏ, phù nề, xuất hiện các đám mụn nước có đường kính 1-3 mm trên nền da đỏ, tồn tại trong 7-10 ngày. Các mụn nước có thể bị loét, vỡ ra, thường chứa dịch trong suốt, hoặc có màu đục hoặc có máu. Hạch vùng nách ít khi to. Sau 10-14 ngày, các triệu chứng cải thiện, thương tổn đóng vảy tiết và lành.

Sau đợt nhiễm trùng đầu tiên, virus herpes từ ngón tay xâm nhập vào đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các hạch thần kinh ngoại vi và tế bào Schwann, sống tiềm ẩn ở đó trong thời gian rất lâu. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, sang chấn tâm lý, tiếp xúc với tia xạ, tia cực tím, laser, virus tái hoạt động, di chuyển ra da, tạo nên hình ảnh lâm sàng của nhiễm herpes thứ phát. Thông thường, các triệu chứng lâm sàng của nhiễm herpes tiên phát rầm rộ nhất, còn nhiễm thứ phát thì nhẹ hơn với thời gian ngắn hơn.
Chẩn đoán

     Chẩn đoán chín mé do herpes chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng như đã mô tả ở trên, tiền sử nghi ngờ phơi nhiễm hoặc ở trẻ em có thói quen mút ngón tay. Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm chứng minh sự có mặt của virus herpes như chẩn đoán tế bào học, phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase (PCR) với HSV-1 và HSV-2, nuôi cấy virus. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, chúng tôi thực hiện hai xét nghiệm đầu tiên. Đặc biệt, chẩn đoán tế bào học là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ nhạy cao. Bệnh phẩm được lấy từ nền của mụn nước, dàn lên lam kính, sau đó thực hiện các bước của kỹ thuật nhuộm Giemsa. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, có thể thấy các đặc điểm của tế bào viêm, tế bào biểu mô. Hình ảnh đặc trưng của nhiễm herpes là các tế bào biểu mô có nhiều nhân.
  





.
Ảnh 1.    Trẻ gái 6 tuổi có thói quen mút ngón tay, xuất hiện nhiều mụn nước thành đám trên nền da sưng đỏ đầu ngón tay, mụn nước chứa dịch máu. Trẻ đau nhiều, không sốt.    
(Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)

.
Ảnh 2.  Trẻ được xét nghiệm tế bào học. Hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại x10 cho thấy các tế bào biểu mô nhiều nhân đứng thành đám.  
(Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)
Ảnh 3. Hình ảnh tế bào biểu mô nhiều nhân ở độ phóng đại x40.

 (Nguồn: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội)

Điều trị và phòng bệnh

     Với các nhân viên y tế: đi găng tay khi chăm sóc người bệnh, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Với trẻ em, tránh thói quen mút tay.

Thuốc điều trị:
Nhiễm trùng tiên phát

– Người lớn: acyclovir 200 mg uống 5 lần/ngày; acyclovir 400 mg uống 3 lần/ngày; valacyclovir 1000 mg uống 2 lần/ngày; famciclovir 250 mg uống 03 lần/ngày.

– Trẻ em: acyclovir 15 mg/kg uống 5 lần/ngày.

– Thời gian điều trị : 5-7 ngày.
Nhiễm trùng tái phát

– Ở người lớn: có thể dùng thuốc bôi acyclovir, cidofovir; uống acyclovir 400 mg 5 lần/ngày trong 4-5 ngày; famciclovir 500 mg 2-3 lần/ngày trong 01 ngày; valacyclovir 2000 mg 2 lần/ngày trong 01 ngày.

– Ở trẻ em: acyclovir 20-30 mg/kg uống 5 lần/ngày trong 4-5 ngày.

Dự phòng tái phát: người lớn uống acyclovir 400 mg 2 lần/ngày.

Bài và ảnh: BS. Trần Thị Huyền, Khoa D2-Bệnh viện Da liễu Trung ương; Bộ môn Da liễu-Đại học Y Hà Nội.

Đăng bài: Phòng CNTT&GDYT


U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

dalieu.vn dalieu.vn