U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
U máu anh đào (Cherry hemangiomas)
Case lâm sàng:
Bệnh nhân nam 10 tuổi vào viện vì mảng tăng sắc tố vùng thái dương phải. Bệnh diễn biến sau khi sinh, tổn thương tăng dần về kích thước theo tuổi, nổi gờ cao hình rãnh cuộn não. Tổn thương không đau, không ngứa, không chảy máu.
Khám: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tâm thần trí tuệ phát triển bình thường. Mảng gờ cao, bề mặt hình cuộn não, rải rác một số điểm tăng sắc tố, ranh giới rõ với da lành, bề mặt có lông cứng, sờ chắc, không thâm nhiễm.
Vị trí: chẩm, trán, thái dương Phải, kích thước khoảng 10 x 12 cm
Hình ảnh bệnh nhân lúc nhập viện – Khoa phẫu thuật thẩm mỹ – Bệnh viện da liễu Trung Uơng
Chẩn đoán: Bớt trung bì dạng cuộn não bẩm sinh.
Kết quả mô bệnh học: Bớt trung bì, nhuộm HMMD: pr S100, HMB45+
Xét nghiệm CTM, SHM, ĐMCB trong giới hạn bình thường
1.Đại cương
Bớt trung bì dạng cuộn não (CIN) là một dạng hiếm gặp của bệnh da đầu uốn khúc (Cutis verticisgryata – CVG) biểu hiện lâm sàng như một biến dạng da đầu giống như bề mặt của não.
Được mô tả lần đầu năm 1937 bởi Hammond và Ransom
Bớt trung bì dạng cuộn não được coi là giả CVG hay là CVG thứ phát
Bớt trung bì dạng cuộn não cũng được coi là một dạng hiếm gặp của bớt sắc tố bẩm sinh phát triển trên da đầu
2. Dịch tễ
Thường xuất hiện khi sinh hoặc trong những năm đầu đời
Nữ > nam
3. Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế gây ra hình dạng bề mặt não trên bề mặt của bớt trung bì dạng cuộn não chưa rõ, có thể do tăng sản đa trung tâm của lớp biểu bì và tế bào nevus
4. Lâm sàng
Khối u không đối xứng, màu da hoặc hơi tăng sắc tố
Vị trí: hay gặp vùng đỉnh hoặc chẩm, hiếm gặp vùng da khác ngoài vùng da đầu
Tiến triển: dần dần mở rộng, lồi lên, ranh giới rõ với bề mặt dạng cuộn não
Kích thước thay đổi, có thể tới ½ đến ¾ da đầu
Rụng tóc tiến triển với tóc đặc biệt thưa thớt
Cơ năng: có thể ngứa, đau, nóng rát, nhiễm trùng, chảy máu
5. Mô bệnh học
Các tế bào nevus chiếm hết bề dày trung bì: ranh giới rõ hoặc không
Tế bào nevus chứa lượng melanin khácnhau
Biến đổi thần kinh có thể xuất hiện ở phần sâu hơn của tổn thương kèm theo tăng sợi collagen (giống như u xơ thần kinh)
Các tế bào nevus và tế bào nest được quan sát thấy hợp nhất với các mô thần kinh
Nang tóc có thể bị teo
6. Biến chứng
Tổn thương bớt trung bì dạng cuộn não có nguy cơ cao phát triển thành ung thư hắc tố về sau, lên đến 12% với các trường hợp tổn thương khổng lồ.
Ung thư hắc tố có thể xuất hiện khi sinh hoặc trẻ nhỏ hoặc muộn hơn về sau
Tỷ lệ tử vong khi gặp các thương tổn này là cao
Bệnh nhân bớt trung bì dạng cuộn não có trí thông minh bình thường và không quan sát thấy bệnh tại chỗ hay toàn thân khác (trừ trường hợp bớt khổng lồ)
7. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh da đầu uốn khúc nguyên phát: thường kèm theo các bất thường về thần kinh và nội tiết
Bệnh da đầu uốn khúc thứ phát: do nguyên nhân á u hay rối loạn chuyển hóa: u xơ thần kinh, u xơ cơ, bệnh amyloid.
Ngoài ra: bớt tuyến bã dạng cuộn não, hội chứng Ehlers-Danlos
Hình a: Bệnh cuộn não nguyên phát. Hình b: Bớt tuyến bã dạng cuộn não. Nguồn : Internet
8. Điều trị
Chẩn đoán sớm và điều trị CIN sớm rất quan trọng vì nguy cơ phát triển melanoma cao
Phương pháp: Phẫu thuật (toàn bộ/1 phần) kèm tạo hình. Một số trường hợp cần các kỹ thuật làm giãn mô
Trong trường hợp không thể cắt bỏ tổn thương, việc theo dõi sát thương tổn là bắt buộc
9. Kết luận
CIN là một dạng của bệnh Da đầu uốn khúc, và làmột dạng hiếm gặp của bớt sắc tố bẩm sinh
Chú ý: nguy cơ hình thành melanoma
Cần phát hiện và phẫu thuật sớm cho bệnh nhân
Tài liệu tham khảo
Bài viết: BSNT Nguyễn Doãn Tuấn
Đăng bài: Phòng CTXH
Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)
Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha
Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)