JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống
JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống
(NLĐO) - Mỗi năm cả nước vẫn ghi nhận khoảng 100 ca bệnh phong mới, không ít ca sống tại Hà Nội, TP HCM. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về da khác Ngày 24-11, tại hội nghị da liễu toàn quốc năm 2023, PGS-TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm cả nước vẫn phát hiện từ 70 đến hơn 100 ca mắc mới bệnh phong, trong đó không ít trường hợp ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM...
Đáng nói là có nhiều trường hợp bệnh phong phát hiện khá muộn nên đã để lại di chứng, tàn tật ở mặt, tay chân, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân theo PGS Doanh là do thời gian ủ bệnh kéo dài (5-10 năm), bệnh bị quên lãng nên nhiều bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm sang viêm da dị ứng tiếp xúc, dị ứng, viêm da cơ địa… do cũng có những biểu hiện nổi sẩn, hồng ban trên da.
Hiện nay, cả nước đang quản lý khoảng 8.000 bệnh nhân phong. Đây là bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể...
PGS Doanh cho biết trước đây bệnh phong được coi là bệnh nan y, gây tàn tật cao nhưng với sự tiến bộ của y học, nhiều bệnh nhân phong đã được chữa trị kịp thời. Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2000. Tuy nhiên, số bệnh nhân mới phát hiện hằng năm còn cao nên chương trình phòng, chống phong vẫn phải duy trì tới khi đạt mục tiêu thanh toán hoàn toàn.
Theo bác sĩ Dương Phúc Hiếu, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh phong vẫn là gánh nặng cho một số quốc gia. Số ca phát hiện mới giảm đi nhưng số lượng ca bệnh phong tiềm ẩn có xu hướng tăng. Thậm chí, sau hóa trị liệu, những ca phong nhiều vi khuẩn có khả năng tái phát và phản ứng.
Việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin đặc hiệu phòng bệnh phong rất có ý nghĩa tuy nhiên hiện chưa có sản phẩm nào dù nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu. Một trong những nguyên nhân là do việc nuôi cấy trực khuẩn phong để chế tạo vắc-xin rất khó. Một số vắc-xin ngừa bệnh phong được thử nghiệm lâm sàng nhưng hiệu quả còn hạn chế.
Các chuyên gia cho biết cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc. Bệnh lây qua các dịch tiết của người bệnh, nhưng rất khó lây, đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Bệnh phong không di truyền và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị từ 6 tháng đến 1 năm. Người bệnh điều trị tại nhà, không cần cách ly. Khi được điều trị khả năng truyền bệnh giảm tới 99%.
Nguồn: Báo Người lao động
JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống
Một trong những phương pháp điều trị mới đáng chú ý nhất là liệu pháp sinh học với dupilumab. Dupilumab là một kháng thể đơn dòng được phát triển đặc biệt để điều trị viêm da cơ địa (eczema) từ trung bình đến nặng. Phương pháp này đã chứng minh hiệu quả cao và mang lại hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc bệnh da liễu.
Kiến ba khoang "tấn công", xử lý tổn thương như thế nào?
Những mảnh ghép của cuộc sống: Bệnh da hiếm gặp - Tập 1
Bé 23 tháng tuổi trợt loét toàn thân, vảy đóng kín đầu
Khám bệnh da miễn phí cho hàng trăm người dân sau bão lũ