Lịch khám chữa bệnh dịp tết dương lịch 2025 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
Lịch khám chữa bệnh dịp tết dương lịch 2025 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Tin hoạt động- 12 giờ trước
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 13h30-16h30
Sáng: 5h45-7h30
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 14h-17h30
Thông tin chính
● Phản ứng do thuốc với sự tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS) là một phản ứng quá mẫn nghiêm trọng.
● Các thuốc thường liên quan đến hội chứng DRESS là thuốc chống co giật, các kháng sinh và allopurinol.
● Hiệu chỉnh liều các thuốc này khi bắt đầu điều trị để giảm thiểu nguy cơ gây hội chứng DRESS.
Trung tâm Theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại New Zealand (CARM) mới đây đã nhận được báo cáo về trường hợp một bệnh nhân khi bắt đầu sử dụng allopurinol đã xuất hiện phản ứng do thuốc với sự tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS) và hội chứng Steven-Johnson (SJS) sau đó.
Hội chứng DRESS
DRESS là một phản ứng quá mẫn do thuốc nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Hội chứng này được đặc trưng bởi phát ban da trên diện rộng, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, hạch to, tăng bạch cầu ái toan và tăng lympho bào máu không điển hình.
Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng DRESS có phơi nhiễm với thuốc rõ ràng. Các nghiên cứu về dược lý di truyền cũng đã xác định mối liên quan giữa nguy cơ mắc hội chứng DRESS và các alen của kháng nguyên bạch cầu người (HLA) và các biến thể di truyền.
Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh sau khi dừng thuốc đang sử dụng. Tuy nhiên, các bệnh nhân sau khi hồi phục vẫn có nguy cơ mắc di chứng tự miễn dịch lâu dài. Hội chứng DRESS cũng có thể gây tử vong, với tỷ lệ tử vong 2-10%. Sự tổn thương nghiêm trọng các cơ quan và suy đa tạng là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân hội chứng DRESS.
Tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh liều
Hiệu chỉnh liều liên quan đến việc thay đổi liều lượng của thuốc để đạt được đáp ứng điều trị tốt nhất ở liều thấp nhất có thể, với mục đích giảm việc sử dụng các thuốc không cần thiết và các biến cố bất lợi. Có bằng chứng gián tiếp cho thấy nguy cơ mắc hội chứng DRESS đối với một số loại thuốc phụ thuộc vào liều. Ví dụ, một đánh giá về các trường hợp hội chứng DRESS do phenytoin đã xác định có sự chậm thải trừ và tích lũy phenytoin.
Bắt đầu với liều cao và hiệu chỉnh liều nhanh góp phần gây nguy cơ các phản ứng bất lợi như hội chứng DRESS. Vì vậy, bắt đầu với liều thấp và hiệu chỉnh liều từ từ có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài ra, hội chứng DRESS thường khởi phát chậm, sau 2-8 tuần dùng thuốc nghi ngờ. Hiệu chỉnh liều thuốc chậm có thể cho phép phát hiện và chẩn đoán các triệu chứng sớm của hội chứng DRESS.
Các thuốc thường liên quan đến hội chứng DRESS
Các thuốc chống động kinh (Carbamazepin, Phenytoin, Lamotrigin), Allopurinol, Vancomycin và kháng sinh chứa nhóm Sulfonamid thường liên quan đến DRESS.
Allopurinol
Khi điều trị bệnh gút bằng allopurinol, bắt đầu với liều thấp và sau đó tăng dần liều cho đến khi đạt được mức urat huyết thanh mục tiêu. Thuốc có thể được sử dụng lâu dài nhưng phải ngừng nếu xuất hiện phát ban hoặc các dấu hiệu dị ứng khác.
Sự bài tiết allopurinol và các chất chuyển hóa của nó bị kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận. Do đó, có thể giảm liều một nửa hoặc giảm hơn nữa khi bắt đầu điều trị và sau đó tăng từ từ tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Ngoài ra, suy thận và khuynh hướng di truyền cùng làm tăng nguy cơ bị DRESS và các phản ứng nghiêm trọng có hại trên da khác do allopurinol gây ra.
Lamotrigin
Phát ban ở da là một phản ứng có hại thường thấy khi dùng lamotrigin và có khả năng xảy ra trong vòng 8 tuần đầu điều trị. Phát ban da thường nhẹ, nhưng có thể phát triển thành các phản ứng nghiêm trọng khác trên da trong một số trường hợp hiếm gặp.
DRESS do lamotrigin đã được báo cáo và là một ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa liều dùng, tốc độ chỉnh liều và phát ban. Khi điều trị ban đầu bằng lamotrigin, việc bắt đầu với liều thấp sau đó hiệu chỉnh liều chậm là rất quan trọng, vì nếu liều ban đầu cao hoặc tăng liều nhanh sẽ làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như DRESS.
Phenytoin
DRESS cũng đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng phenytoin. Cá thể hóa liều phenytoin để đạt được lợi ích tối đa cho bệnh nhân. Tăng liều cách nhau hai tuần.
Tài liệu tham khảo
https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/PDF/Prescriber-Update-Vol-43(3)-September-2022.pdf
Viết bài: THS. Trần Phương Thảo
Đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lịch khám chữa bệnh dịp tết dương lịch 2025 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Tin hoạt động- 12 giờ trước
Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tổ chức lễ trao chứng chỉ ISO 15189:2022 cho Khoa Hóa sinh, Huyết học và Miễn dịch cùng Khoa Xét nghiệm Vi sinh, Nấm, Ký sinh trùng. Chứng chỉ được trao bởi Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) – Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng tại Việt Nam..
Tin hoạt động- 13 giờ trước
Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024 đã được tổ chức thành công trong không khí trang trọng, đoàn kết và dân chủ. Hội nghị là dịp để tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động trong năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo..
Tin hoạt động- 16 giờ trước
Lịch làm ngoài giờ từ 30/12/2024 đến 05/01/2025.
Lịch ngoài giờ- 4 ngày trước
Ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh lý do virus thường gặp ở trẻ em. Bệnh này còn được gọi là “bệnh thứ năm” vì đây là 1 trong 6 bệnh phát ban do virus thường gặp nhất ở trẻ em..
Chuyên môn- 4 ngày trước
Thông báo: Bệnh viện Da liễu Trung ương mời các nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ chào giá đăng ký thực hiện dự toán mua sắm: Đĩa đọc.
Thông báo- 4 ngày trước