Bệnh về da sau mưa lũ gia tăng đáng kể

posted 23/09/2024 bvdalieutrunguong

 Nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt... là các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ. 

Viêm da, ghẻ lở, nấm chân tay... là các bệnh về da thường gặp phải sau mưa lũ. Ảnh đồ họa: Hương Giang

Viêm da, ghẻ lở, nấm chân tay... là các bệnh về da thường gặp phải sau mưa lũ. Ảnh đồ họa: Hương Giang

Những ngày qua, số lượng bệnh nhân gặp các vấn đề về da do mưa lũ đến khám gia tăng đáng kể tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

TS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay tỉ lệ bệnh nhân tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%.

Đơn cử bệnh nhân N.V.A, từ một nốt tròn nhỏ ở tay, sau những ngày dính mưa dai dẳng, vết nấm đã nhanh chóng lan nhanh đến nửa cánh tay kèm với những cơn rát ngứa… Hay kể cả với những bệnh về da mãn tính, thời tiết nắng mưa thất thường cũng khiến cho nhiều căn bệnh tái phát.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, ở thời điểm này, người dân cần chú ý tới các bệnh về da như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…

TS Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đối với những bệnh về nấm da, người dân cần chú ý đảm bảo sự khô ráo trên thân mình, chân, tay, vệ sinh sạch vùng da khi có thể. Điều trị bằng các thuốc bạt sừng, chống nấm dưới sự hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ da liễu.

Trong trường hợp ở lâu trong vùng lũ, lụt, mưa bão thì sau khi thoát khỏi tình trạng này, cần tắm sạch bằng xà phòng hoặc sữa tắm có tính chất axit một chút, làm khô ráo thân mình, nhất là các nếp gấp như kẽ chân, bẹn, nách. Nếu có các triệu chứng như trên liên hệ bác sĩ Da liễu gần nhất để khám và điều trị.

Một trong các bệnh da cần chú ý sau đợt mưa lũ nữa, đó là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn da, như: Chốc, nhọt, viêm nang lông, viêm mô bào... Bởi mưa lũ, ngập úng, điều kiện vệ sinh kém, da xây xát, cùng với hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khi ngâm trong nước lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ngoài da.

Biểu hiện là da có các sẩn, cục sưng nóng đỏ đau, có thể có ngòi mủ hoặc bọng mủ, đóng vảy tiết. Để điều trị, người dân cần dùng dung dịch sát khuẩn/kháng sinh tại chỗ, trường hợp nặng cần dùng kháng sinh toàn thân. Cần vệ sinh cơ thể ngay khi có thể và luôn giữ khô da nếu được.

Ngoài ra, người dân cần chú ý tới bệnh ghẻ, hiện tượng chấy rận: Do vệ sinh kém, môi trường sống chật chội làm gia tăng nguy cơ bệnh ghẻ, chấy rận và lây lan. Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ là các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: Lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục… và ngứa rất nhiều về đêm.

Bệnh về da thông thường là lành tính nhưng lại đi kèm với cảm giác ngứa rát khó chịu cùng vấn đề về thẩm mỹ, để có những cách bảo vệ da đúng đắn trước nguy cơ mắc bệnh, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng tránh…

Nguồn: Laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cuộc thi thiết kế Poster 5S năm 2024 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương: Ấn tượng sâu sắc!

Cuộc thi thiết kế Poster 5S năm 2024 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương: Ấn tượng sâu sắc!

Cuộc thi thiết kế Poster 5S năm 2024 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương: Ấn tượng sâu sắc!.

Tin hoạt động- 1 giờ trước

Lịch làm ngoài giờ từ 04/11 đến 11/11/2024

Lịch làm ngoài giờ từ 04/11 đến 11/11/2024

Lịch làm ngoài giờ từ 04/11 đến 11/11/2024.

Lịch ngoài giờ- 2 ngày trước

Thông báo yêu cầu báo giá

Thông báo yêu cầu báo giá

.

Thông báo- 2 ngày trước

Nhiễm Herpes simplex ở trẻ sơ sinh

Nhiễm Herpes simplex ở trẻ sơ sinh

Nhiễm Herpes simplex ở trẻ sơ sinh.

Chuyên môn- 2 ngày trước