Áp xe sau khi tiêm Filler

Ngày đăng: 01/03/2024 bvdalieutrunguong

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao đó, rất nhiều spa – thẩm mỹ viện ra đời, song song với những cơ sở có chất lượng chuyên môn cao, được thẩm định và kiểm tra kĩ càng thì còn tồn tại rất nhiều cơ sở mở “chui”, kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, thậm chí không có chuyên môn về Y tế vẫn ngang nhiên thực hiện các thủ thuật xâm lấn lên người khách hàng. Bệnh viện Da liễu Trung ương đã từng ghi nhận rất nhiều trường hợp là hậu quả của những spa “chui” này, hầu hết do tâm lý ham giá rẻ, tin vào những lời chèo kéo “ngọt ngào” trên internet để rồi “tiền mất tật mang”. Trong các bệnh nhân vào viện, biến chứng sau tiêm Filler (chất làm đấy) chiếm một số lượng tương đối lớn.

Tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là thủ thuật tiêm đưa hợp chất có tác dụng làm đầy tự nhiên đến vị trí tại các nếp gấp và mô trên khuôn mặt để làm giảm sự hiện diện của nếp nhăn và hồi phục sự căng đầy trên khuôn mặt, đồng thời giảm dần các dấu hiệu lão hóa theo thời gian. Nhưng tiêm Filler chỉ thực sự an toàn và có hiệu quả khi được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn, khi khách hàng chọn những cơ sở không được cấp giấy phép, nguy cơ tai biến rất cao có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề.

Ngày 26/2, bệnh viện tiếp đón một bệnh nhân nữ, 37 tuổi, được tiêm Filler vùng mông cách ngày đến khám 3 tuần tại một cơ sở “người quen” và bệnh nhân không biết mình được tiêm loại thuốc gì. Sau tiêm 2 ngày, bệnh nhân xuất hiện khối sưng, nóng, đỏ, đau vùng mông, kèm các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt. Bệnh nhân tự sử dụng thuốc kháng sinh và hạ sốt tại nhà nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Sau khi xuất hiện các biểu hiện chảy dịch, chảy mủ thì bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Hình 1: Tổn thương sưng đỏ vùng mông, siêu âm phát hiện nhiều ổ áp xe (Nguồn: BS. Tạ Thị Hà Phương – Bệnh viện Da liễu trung ương)

Hình 1: Tổn thương sưng đỏ vùng mông, siêu âm phát hiện nhiều ổ áp xe (Nguồn: BS. Tạ Thị Hà Phương – Bệnh viện Da liễu trung ương)

 Bệnh nhân đến khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, được chẩn đoán biến chứng nhiễm trùng sau tiêm filler do kỹ thuật không bảo đảm vô trùng và sử dụng các sản phẩm filler không an toàn của những người không có chuyên môn. Đây là biến chứng hay gặp gần đây với những người tiêm filler ở cơ sở không uy tín. Các bác sĩ tại khoa đã phẫu thuật chích rạch áp xe, điều trị kháng sinh toàn và chăm sóc tại chỗ cùng hỗ trợ tâm lý cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp những di chứng về thể chất hoặc tinh thần.

Hình 2: Bệnh nhân sau khi chọc hút áp xe (Nguồn: BS. Tạ Thị Hà Phương – Bệnh viện Da liễu trung ương)

Hình 2: Bệnh nhân sau khi chọc hút áp xe (Nguồn: BS. Tạ Thị Hà Phương – Bệnh viện Da liễu trung ương)

Các loại filler được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) cấp phép vẫn mang lại sự hiệu quả, linh hoạt và an toàn, với tỷ lệ biến chứng thấp và phần lớn ở mức độ nhẹ như bầm tím, ban đỏ, nóng rát tại chỗ... Tuy nhiên, filler vẫn là chất lạ đối với cơ thể, nếu bị lợi dụng hoặc thực hiện bởi người thiếu chuyên môn thì có thể gặp những biến chứng khó lường: nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, hoại tử.

Vì vậy, những khách hàng có nhu cầu làm đẹp có thể chọn những cơ sở uy tín, có chuyên môn cao, đã được thẩm định bởi các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng những loại thuốc tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng bởi vì dù sao tiêm Filler cũng là một thủ thuật không cần đến phẫu thuật, thực hiện tại phòng khám dễ dàng không cần gây mê, gây tê, thời gian nghỉ dưỡng tối thiểu và đặc biệt được cho là an toàn với cơ thể.

Viết bài: THS.BS Tạ Thị Hà Phương - Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống

JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống

JAMA: Nguy cơ gặp phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) khi sử dụng kháng sinh đường uống

Liệu pháp sinh học Dupilumab trong điều trị viêm da cơ địa

Liệu pháp sinh học Dupilumab trong điều trị viêm da cơ địa

Một trong những phương pháp điều trị mới đáng chú ý nhất là liệu pháp sinh học với dupilumab. Dupilumab là một kháng thể đơn dòng được phát triển đặc biệt để điều trị viêm da cơ địa (eczema) từ trung bình đến nặng. Phương pháp này đã chứng minh hiệu quả cao và mang lại hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc bệnh da liễu.

Nấm mọc toàn thân do tự điều trị mẩn ngứa

Nấm mọc toàn thân do tự điều trị mẩn ngứa

Kiến ba khoang 'tấn công', xử lý tổn thương như thế nào?

Kiến ba khoang "tấn công", xử lý tổn thương như thế nào?

Kiến ba khoang "tấn công", xử lý tổn thương như thế nào?

Những mảnh ghép của cuộc sống: Bệnh da hiếm gặp - Tập 1

Những mảnh ghép của cuộc sống: Bệnh da hiếm gặp - Tập 1

Những mảnh ghép của cuộc sống: Bệnh da hiếm gặp - Tập 1

Rủi ro khi làm đẹp ở tuổi “xế chiều”

Rủi ro khi làm đẹp ở tuổi “xế chiều”

Rủi ro khi làm đẹp ở tuổi “xế chiều”

Nhiều người mắc ung thư da vẫn lầm tưởng đó là nốt ruồi hoặc bớt sắc tố

Nhiều người mắc ung thư da vẫn lầm tưởng đó là nốt ruồi hoặc bớt sắc tố

Bé 23 tháng tuổi trợt loét toàn thân, vảy đóng kín đầu

Bé 23 tháng tuổi trợt loét toàn thân, vảy đóng kín đầu

Bé 23 tháng tuổi trợt loét toàn thân, vảy đóng kín đầu

Phóng sự: Xử lý rác thải y tế

Phóng sự: Xử lý rác thải y tế

Phóng sự: Xử lý rác thải y tế

Khám bệnh da miễn phí cho hàng trăm người dân sau bão lũ

Khám bệnh da miễn phí cho hàng trăm người dân sau bão lũ

Khám bệnh da miễn phí cho hàng trăm người dân sau bão lũ

dalieu.vn dalieu.vn