Thuốc dùng ngoài da ở phụ nữ cho con bú

posted 09/05/2022 Admin

Các thầy thuốc da liễu thường xuyên được đặt các câu hỏi về tính an toàn của các loại thuốc dùng ngoài da hoặc thuốc toàn thân đối với con của các phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Không có cơ sở dữ liệu để xác định chính xác nguy cơ sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, có những ý kiến tư vấn sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng đặc biệt này từ các nhà sản xuất, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, các chuyên gia mô phôi, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới. Không phải tất cả các loại thuốc đều chống chỉ định tuyệt đối trong thời kỳ cho con bú. Một số loại thuốc đã được sử dụng rộng rãi mà không có tác dụng phụ rõ ràng cho người mẹ hoặc trẻ sơ sinh. Khi cần thiết phải lựa chọn một loại thuốc để sử dụng trong thời kỳ cho con bú, thuốc đó phải có rủi ro tối thiểu đối với em bé của các bà mẹ này.

 

1. Nhóm thuốc chống viêm tại chỗ

    • Thuốc cortisteroid tại chỗ:

Corticosteroid là một thành phần xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ trung bình trung bình là 7 g/L. Corticosteroid tại chỗ có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ cho con bú. Có một trường hợp báo cáo trẻ sơ sinh tăng huyết áp có mẹ sử dụng corticosteroid tại chỗ loại mạnh bôi trực tiếp vào núm vú, vì vậy khuyến nghị không nên sử dụng cortisteroid tại chỗ loại mạnh bôi trực tiếp vào núm vú bà mẹ đang cho con bú.

  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ:

Thuốc ức chế calcineurin có kích thước phân tử lớn nên kém hấp thụ khi bôi lên da, vì vậy lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ là không đáng kể. Ngay cả khi dùng đường uống, tacrolimus được bài tiết qua sữa mẹ là tối thiểu và nồng độ thuốc trong huyết thanh trẻ sơ sinh không đo được hoặc rất thấp. Các báo cáo hiện có về trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc chưa phát hiện tác dụng phụ nào và đáp ứng tất cả các mốc phát triển thể chất và tinh thần theo lứa tuổi.. Mức độ phơi nhiễm thông qua sữa lá rất nhỏ nhưng do lo ngại về các tác động tiềm ẩn của thuốc đối với trẻ nên các nhà sản xuất tuyên bố rằng tacrolimus chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú. Tacrolimus và pimecrolimus nên được sử dụng ít và không bôi trực tiếp trên núm vú tránh hấp thu thuốc trực tiếp qua miệng của trẻ

  • Sản phẩm từ nhựa than đá

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc trong tử cung với các sản làm từ nhựa than đá liều cao dẫn đến tử vong chu sinh, tăng nguy cơ hở hàm ếch và phổi nhỏ ở trẻ em, nhưng các tài liệu về sự tiếp xúc ở người không thể hiện bất kỳ tác động phát triển nào. Một nghiên cứu đã phân tích cả nồng độ sữa mẹ và nồng độ nước tiểu của trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng các sản phảm từ nhựa than đá. Điều thú vị là các phân tử hoạt tính của nhựa than đá được phát hiện trong nước tiểu của trẻ sơ sinh, nhưng không phát hiện được trong sữa mẹ. Điều này khiến các tác giả kết luận rằng hầu hết việc tiếp xúc với nhựa than đá qua da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh hoặc qua đường miệng của trẻ. Các sản phẩm từ nhựa than đá thường được sử dụng bôi lên phần lớn diện tích bề mặt cơ thể gây khó khăn cho việc ngăn chặn hoàn toàn sự tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Khuyến cáo nên tránh sử dụng nhựa than đá ở các bà mẹ đang cho con bú.

Vitamin D được tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp  và tỷ lệ với nồng độ vitamin D trong huyết thanh mẹ Liều quá mức có thể gây tăng nồng độ vitamin D ở trẻ sơ sinh, vì vậy liều lượng <10.000 IU / ngày được đề nghị.  Tuy nhiên, khi chỉ sử dụng với diện tích nhỏ thì ít gây ảnh hưởng tới trẻ. Khuyến cáo có thể sử dụng calcipotrion ở phụ nữ cho con bú với diện tích được giới hạn.

 

2. Nhóm thuốc chống nấm, virus, kí sinh trùng

2.1 Thuốc chống nấm tại chỗ

Không phát hiện được nystatin trong huyết thanh của những người mẹ sử dụng nystatin đường uống vì tính sinh khả dụng kém của thuốc. Tương tự, khi bôi lên da hoặc niêm mạc âm đạo, sự hấp thu của clotrimazole rất kém. Ciclopirox hấp thu toàn thân chỉ 1,3% ngay cả khi bôi thuốc với diện tích lớn, <5% terbinafine đường dùng tại chỗ hấp thu toàn thân.

Các loại thuốc chống nấm tại chỗ đều có thể  sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Selenium là một nguyên tố thiết yếu được bài tiết qua sữa mẹ. Có mối lo ngại tiếp xúc với selenium với lượng lớn có thể ức chế sản xuất sữa, nhưng các nghiên cứu trên động vật không tìm thấy sự thay đổi nào. Trong 1 ca bệnh báo cáo ức chế tiết sữa, tác dụng này mất đi ngay sau khi ngừng điều trị.  Không có trường hợp báo cáo về tác dụng phụ khác của selenium khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

2.2 Thuốc bôi kháng virus

Sử dụng nitơ lỏng được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Axit salicylic tại chỗ có tác dụng bạt sừng được sử dụng để điều trị mụn cóc. Sự hấp thụ toàn thân của thuốc là tối thiểu, và

Học viện Da liễu Hoa Kỳ xem xét kết hợp liệu pháp nito lỏng và sử dụng acid salicylic tại chỗ là các liệu pháp ưu tiên ở phụ nữ cho con bú.

Ngay với trường hợp mẹ sử dụng acyclovir đường uống với liều lượng cao, chỉ có khoảng 1% acyclovir bài tiết qua sữa mẹ và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Acyclovir tại chỗ được áp dụng cho các vùng nhỏ trên cơ thể mẹ cách xa vú sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Chỉ nên bôi các sản phẩm dạng gel hoặc kem có khả năng hòa tan với nước vào vú vì thuốc mỡ có thể khiến trẻ sơ sinh tiếp xúc với hàm lượng cao parafin có trong thuốc qua đường miệng của trẻ.

Không có thông tin về việc sử dụng imiquimod trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, vì thuốc thường được sử dụng trên một diện tích bề mặt hạn chế và hấp thu hệ thông kém nên khó có thể xảy ra tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ bắt buộc phải dùng imiquimod, thì đó không phải là lý do để ngừng cho con bú. Không thoa imiquimod vào núm vú và đảm bảo rằng da của trẻ sơ sinh không tiếp xúc trực tiếp với các vùng da đã được điều trị.

Podophyllin chống chỉ định trong thời kì mang thai vì liều cao gây bất thường về tim mạch, tai, tay chân, các vấn đề về tâm thần, tử vong mẹ và thai. Chưa có thông tin về sử dụng podpphyllin ở phụ nữ cho con bú.

2.3 Thuốc bôi điều trị kí sinh trùng

Permethrin là thuốc điều trị  ghẻ, chấy rận được ưu tiên sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Khi dùng tại chỗ, phơi nhiễm toàn thân tối thiểu đối với cả permethrin và pyrethrin. Permethrin tại chỗ đã được sử dụng an toàn đối với trẻ sơ sinh

Lindane và malathion cần tránh trong thời kỳ cho con bú. Lindane được hấp thu hệ thống và được phát hiện trong sữa mẹ với lượng lớn. Tiếp xúc với lindane ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến co giật và tăng men gan.

3. Các thuốc khác

3.1 Minoxidil

Minoxidil thường được sử dụng tại chỗ cho rụng tóc androgen và chỉ 1,4% liều dùng được hấp thu toàn thân. AAP (American Academy of Pediatrics) khuyến cáo có thể sử dụng minoxidil tại chỗ cho phụ nữ cho con bú.

3.2 Thuốc bôi điều trị trứng cá

Vì vitamin A là một thành phần có trong sữa mẹ, tretinoin có khả năng được bài tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên, dạng thuốc bôi tại chỗ khó có thể được hấp thụ với số lượng đáng kể, do đó khá an toàn trong thời kỳ cho con bú. Khi sử dụng tại chỗ, sự hấp thu toàn thân được ước tính là 6%.

Tazarotene là một tiền chất được chuyển hóa thành axit tazarotenic ở dạng hoạt động, ít ưa mỡ hơn các retinoid khác, làm giảm nguy cơ tiết vào sữa. Tuy nhiên, khuyến cáo cần cẩn trọng nếu sử dụng trên diện tích bề mặt lớn (20-30%) vì nguy cơ bài tiết thuốc qua sữa mẹ.

Benzoyl peroxide  và axit azelaic có thể sử dụng trong thời kì cho con bú do hấp thu toàn thân của thuốc qua da là tối thiểu.

Acid salicylic là một thành phần không cần kê đơn sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da, chưa có trường hợp nào ghi nhận tác dụng phụ của thuốc ở những phụ nữ cho con bú.

Các kháng sinh bôi tại chỗ như: Erythromycin, clindamycin và metronidazole được cho là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi bôi tại chỗ, sự hấp thu toàn thân của thuốc là tối thiểu.

Liệu pháp kết hợp nhiều thuốc tác động vào các cơ chế sinh lý bệnh khác nhau của trứng cá thường được các bác sĩ da liễu sử dụng do tính hiệu quả điều trị của chúng. Các kết hợp phổ biến bao gồm kháng sinh với benzoyl peroxide/retinoids và retinoids với benzoyl peroxide. Về mặt lý thuyết, có sự gia tăng tính thẩm thấu qua da khi sử dụng các thuốc kết hợp như vậy và do đó có nguy cơ tăng khả năng hấp thu toàn thân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cho thấy sự gia tăng lượng hấp thụ qua da, và việc sử dụng liệu pháp kết hợp trong thời kỳ cho con bú do đó được cho là an toàn.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. B R Reed. Dermatologic drugs, pregnancy, and lactation. A conservative guide. Arch Dermatol 1997.
  2. SDaniel C. Butler, BS,a Misha M. Heller. afety of dermatologic medications in pregnancy and lactation Part II. Lactation. J AM ACAD DERMATOL
  3. Kong • H. L. Tey. Treatment of Acne Vulgaris During Pregnancy and Lactation Y. THERAPY IN PRACTICE 2013

Viết bài: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao.

Báo giá- Mời thầu- 3 ngày trước

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: 'Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da'

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: "Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da"

Bác sĩ tham gia: TS.BS. Vũ Thái Hà - Trưởng Khoa NC&ƯD Công nghệ Tế bào gốc.

Video- 1 tuần trước

Tổ chức lễ khai giảng lớp 'tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da' khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8.

Tin hoạt động- 1 tuần trước

Thông báo số 1: Hội nghị Da liễu Thẩm mỹ Toàn quốc lần thứ 7

Thông báo số 1: Hội nghị Da liễu Thẩm mỹ Toàn quốc lần thứ 7

.

Tin hoạt động- 2 tuần trước

Thư mời Hội thảo khoa học Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tóc và da vùng đầu

Thư mời Hội thảo khoa học Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tóc và da vùng đầu

.

Tin hoạt động- 2 tuần trước

Thông báo Danh sách trúng tuyển vị trí Điều dưỡng viên năm 2024

Thông báo Danh sách trúng tuyển vị trí Điều dưỡng viên năm 2024

.

Tin hoạt động- 2 tuần trước

largeer