Mối liên quan giữa một số tự kháng thể và đặc điểm lâm sàng trong bệnh xơ cứng bì hệ thống.

posted 05/06/2019 Admin

Bệnh viện Da liễu Trung Ương mỗi năm có trên 400 bệnh nhân khám và điều trị bệnh XCBHT.  Ngày nay, bệnh có xu hướng ngày càng tăng trong nhóm bệnh tạo keo, đứng thứ hai sau Lupus ban đỏ hệ thống. Cho đến nay, căn nguyên gây bệnh vẫn chưa rõ ràng vì vậy vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu vẫn là kiểm soát triệu chứng của bệnh, có nhiều nhóm thuốc điều trị tác động vào các cơ chế gây bệnh khác nhau.

1.Đại cương.

XCBHT là bệnh lý hệ thống ít gặp với tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là 20 trường hợp trên 1 triệu dân số. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 30-50, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn gấp 3 lần nam giới. Tỉ lệ tử vong của bệnh còn cao gấp khoảng 5-8 lần dân số chung và phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương nội tạng.

2.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.

Cơ chế bệnh sinh của XCBHT gồm 3 yếu tố chính là tổn thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể, rối loạn chức năng nguyên bào sợi dẫn đến tăng sản xuất quá mức và lắng đọng các sợi xơ.

Tình trạng xơ cứng da và các cơ quan nội tạng là do sự tăng sinh quá mức sợi collagen và các thành phần của tổ chức liên kết bởi nguyên bào sợi, trong đó collagen typ IV đóng vai trò chủ yếu trong sự cứng và xơ hóa của da.

3.Chẩn đoán và phân loại

Chẩn đoán bệnh dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán XCBHT theo Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1980 .

Gần đây hay sử dụng tiêu chuẩn  EULAR 2013 với độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn, giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn và thể hiện được vai trò của các tự kháng thể trong XCBHT.

Phân loại:- XCBHT thể tổn thương da giới hạn: tổn thương da chỉ từ khuỷu tay và đầu gối trở xuống bao gồm cả tổn thương vùng mặt, không có tổn thương thân mình, gốc chi.

– XCBHT thể tổn thương da lan tỏa : tổn thương da gốc chi (đùi, cánh tay) và/hoặc tổn thương thân mình, có thể tổn thương toàn bộ cơ thể.

4.Mối liên quan giữa các tự kháng thể và đặc điểm lâm sàng bệnh XCBHT.

Trong quá trình nghiên cứu về XCBHT, các tác giả đã phát hiện ra nhiều tự kháng thể có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống.Các kháng thể kháng nhân được tìm thấy ở 85-99% bệnh nhân SSc và có liên quan với các biểu hiện của bệnh và tổn thương nội tạng.

  • Kháng thể kháng Topoisomerase I ( Scl-70):

Enzym Topoisomerase : protein có chức năng cắt và nối các chuỗi AND trong quá trình sinh tổng hợp AND, ARN. Nó có ái lực cao với nguyên bào sợi ở trung bì.

Gồm có 2 type: Type I: cắt và nối từng chuỗi đơn của phân tử AND.

Type II: cắt và nối chuỗi kép của phân tử AND.

Cơ chế: Kết hợp kháng nguyên – kháng thể ở nguyên bào xơ: hoạt hóa và kết dính của các tế bào đơn nhân bao gồm tế bào lympho và tế bào mono.

-Tỷ lệ 28 – 70% ,liên quan đến tổn thương da lan tỏa, các tổn thương nội tạng nặng đặc biệt là xơ phổi và tổn thương thận.

  • Kháng thể kháng tâm động:

Kháng nguyên centromere: chuỗi DNA chuyên biệt của nhiễm sắc thể liên kết cặp chromatid của nhiễm sắc thể.Trong quá trình phân chia, các sợi trục chính gắn với centromere qua kinetochore.

Có 6 loại centromere: A-> F.

Cơ chế chưa rõ: CENP làm rối loạn chu trình tế bào, có thể gây độc tế bào

Tỷ lệ 20 – 30% bệnh nhân XCBHT, thường gặp ở thể tổn thương da khu trú và liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi, ít liên quan đến tổn thương nội tạng khác.

  • Kháng thể kháng RNA polymerase I, II, III:

-20% bệnh nhân, liên quan với XCBHT có tổn thương da lan tỏa và tổn thương thận.

ARN Polymerase là enzym trong quá trình tổng hợp ARN

Có ba loại RNA polymerase : Pol I và III đặc hiệu trong bệnh SSC hơn Pol II.

-Pol I tạo ra các RNA lớn như mARN

-Pol II phiên mã các gene cấu trúc

-Pol III tạo ra các RNA nhỏ như tRNA và rRNAs.

Cơ chế: các tiểu đơn vị  tồn tại trong nhiều sinh vật (men, vi khuẩn, tế bào động vật có vú), và nó đã được gợi ý rằng sự giống nhau giữa các phân tử có thể dẫn đến việc sản xuất kháng thể chống lại RNA Pol III

  • Kháng thể kháng Th/To:

Liên quan đến tổn thương da giới hạn nhưng có nguy cơ cao bị tổn thương nội tạng nặng.

  • Kháng thể kháng PM-Scl:

liên quan tới tổn thương da giới hạn không có tổn thương nội tạng, thường kèm theo viêm bì cơ.

Hệ thống kháng nguyên PM-Scl chủ yếu nằm trong  hạt nhân.

Phức hợp protein gồm 11-16 polypeptide từ 20 đến 100 kD và trong đó có hai protein 75 và 100 kD đã được xác định là mục tiêu chính của anti-PM-Scl

tỷ lệ gặp < 2%,  Tiên lượng tốt đáp ứng với corticoid liều thấp tới trung bình, tổn thương da giới hạn,  không có tổn thương nội tạng, thường kèm theo viêm bì cơ .

Anti Pm-SSc có độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 80% cho hội chứng overlap giữa PM/SSc.

  • Anti U1-RNP:

Thường gặp trong các bệnh MCTD (90%), trong SSc 8% ( 2-14%), liên quan đến hội chứng Overlap / MCTD với tần suất hơn 90%.

Tiên lượng lành tính, đáp ứng với corticoid, ít xuất hiện các tổn thương nội tạng hơn.

  • Anti Ku:

Kháng nguyên Ku (p70 / p80) là một protein liên kết DNA liên quan đến việc sửa chữa DNA sợi kép. Tỷ lệ 1,5-16%, liên quan đến viêm cơ, viêm khớp và ILD, thể da giới  hạn và ít có tổn thương mạch máu hơn

  • Anti Ro52.

Anti SSA (Ro52 / Ro60) : hội chứng Sjogren và SLE.

Các nghiên cứu  gần đây: Ro52 và Ro60 bao gồm hai protein khác nhau đại diện cho hai hệ thống tự kháng thể khác nhau và có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Ro52 : protein 52 kDa, thuộc họ protein  (TRIM), còn gọi là anti TRIM21. 20%,liên quan chặt chẽ với bệnh phổi kẽ và Overlap.

  • Anti SM: Hiếm khi được tìm thấy ở những bệnh nhân SSc. Khi được tìm thấy, chúng thường xuất hiện ở bệnh nhân SSc có overlap Tiên lượng xấu với sự tham gia của nhiều cơ quan nghiêm trọng như viêm thận lupus, xơ thận và tăng  áp phổi.

5.Kĩ thuật Immonoblot.

– Là kĩ thuật được sử dụng rộng rãi để phát hiện các tự kháng thể trong mẫu bệnh phẩm.

-Cơ chế: dựa trên sự kết hợp kháng nguyên –kháng thể. Màng được gắn các kháng nguyên tinh khiết tạo thành đường thẳng song song ,kết hợp với các kháng thể đặc hiệu trong máu của bệnh nhân, được nhuộm màu và biểu hiện bằng các vạch màu trên dải.

-Tùy thuộc vào phổ kháng nguyên được sử dụng, có thể phân tích nhiều kháng thể đồng thời.

– Các bước tiến hành: kĩ thuật immunoblot có 3 bước chính.

  • Bước 1: Màng đã được gắn với các kháng nguyên xác định từ trước tạo thành các dải kháng nguyên, kết hợp với kháng thể đặc hiệu trong mẫu huyết thanh tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể.
  • Bước 2: Kháng kháng nguyên gắn nhãn enzyme gắn vào phức hợp kháng nguyên kháng thể đặc hiệu.
  • Bước 3: enzyme hoạt động phân hủy chất nền tạo thành các vạch màu tương ứng với các vạch kháng nguyên trên màng, đọc kết quả.

-Kết quả hiện thị: Khoa xét nghiệm- Bệnh viện da liễu trung ương sử dụng bộ kit profile 23- bao gồm 23 tự kháng thể khác nhau trong các bệnh hệ thống.

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thảo Nhi.

Đăng bài: Phòng CTXH.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội nghị khoa học thường niên của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD)

Hội nghị khoa học thường niên của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD)

Hội nghị khoa học thường niên của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD).

Tin hoạt động- 2 giờ trước

Ban lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TW thăm quan và làm việc tại tập đoàn y tế tổng hợp Mayo Clinic

Ban lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TW thăm quan và làm việc tại tập đoàn y tế tổng hợp Mayo Clinic

Ban lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TW thăm quan và làm việc tại tập đoàn y tế tổng hợp Mayo Clinic.

Tin hoạt động- 2 giờ trước

Hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2024

Hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2024

.

Tin hoạt động- 4 giờ trước

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề 'Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu'

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu"

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu".

Tin hoạt động- 2 ngày trước

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề 'Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu'.

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu".

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu"..

Tin hoạt động- 2 ngày trước

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu.

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu.

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu..

Tin hoạt động- 2 ngày trước

largeer