Hồng ban cố định nhiễm sắc (Fixed drug eruption)
.
Chuyên môn- 4 ngày trước
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 13h30-16h30
Sáng: 5h45-7h30
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 14h-17h30
Tiếp theo chương trình của Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI, chiều nay đã diễn ra các Phiên khoa học và Symposium hấp dẫn tại nhiều Hội trường khác nhau đã đón nhận được rất nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự.
SYMPOSIUM 1- Điểm sáng của EADV 2024: Nâng cao kết quả điều trị bệnh nhân viêm da cơ địa dưới sự chủ trì của GS.TS.BS. Nguyễn Hữu Sáu. Với 3 bài báo cáo tới từ các bác sỹ chuyên ngành như sau:
Những thách thức trong điều trị và quản lý bệnh viêm da cơ địa và khô da
BS. Võ Thị Bạch Sương
Định nghĩa lại hiệu quả của chất làm mềm: Tăng cường hàng rào bảo vệ da để cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân
TS.BS. Đỗ Thị Thu Hiền
Tiến bộ mới về Microbiome và Ceramide trong quản lý bệnh viêm da cơ địa
DS. Trần Hữu Trí
SYMPOSIUM 2 - Có gì mới trong tương lai? Được điều hành bởi PGS.TS.BS. Lê Hữu Doanh
Vai trò của exosome trong thẩm mỹ da: Sự thật hay thổi phồng?
TS.BS. Vũ Nguyệt Minh
Ứng dụng của exosomes tổng hợp trong tái tạo và trẻ hóa da
BS. Minchenko Valerria (Ukraine)
Cập nhật thế hệ mới của chất làm đầy và kỹ thuật tiêm
BSCKII. Nguyễn Quang Minh
Hướng tiếp cận khoa học với điều trị rám má và lão hóa da bằng tranexamic acid
TS.BS. Nguyễn Thị Hà Vinh
SYMPOSIUM 3- Công nghệ mới của dược mỹ phẩm và vai trò trong điều trị da liễu với sự góp mặt của chủ tọa TS.BS. Phạm Thị Minh Phương. Ba nội dung được trình bày như sau:
Góc nhìn mới trong quản lý viêm da cơ địa: Từ nghiên cứu đến bằng chứng lâm sàng
TS.BS. Phạm Thị Minh Phương
CTMP® Chế độ chăm sóc da toàn diện: Ứng dụng trong chăm sóc sau thủ thuật thẩm mỹ y khoa
BSCKII. Nguyễn Thùy Linh
Tối ưu hóa liệu pháp tại chỗ trong điều trị trứng cá thông thường
ThS.BS. Phạm Thị Uyển Nhi
PHIÊN KHOA HỌC 5 - Mày đay cùng sự chủ trì của BSCKII. Nguyễn Thị Phan Thuý, TS.BS. Lê Huyền My. Phiên khoa học diễn ra với 4 bài báo cáo:
Các dấu ấn sinh học nổi bật trong chẩn đoán và quản lý bệnh mày đay tự phát mạn tính
BS. Lê Văn Đức
Tương quan giữa nồng độ MRGPRX2 huyết thanh với mức độ hoạt động và áp ứng với kháng histamin của bệnh mày đay tự phát mạn tính ở bệnh nhân Việt Nam
ThS.BS. Nguyễn Thị Kim Cúc
Mày đay tiếp xúc: Đánh giá và quản lý
TS.BS. Lê Huyền My
Vietnam Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của thử nghiệm giải phóng histamine bạch cầu ưa bazơ BHRA ở bệnh nhân mày đay tự phát mạn tính tại Việt Nam
ThS.BS. Nguyễn Thị Trà My
Một số nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng mới đã được cập nhật, với những kiến thức quan trọng và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mày đay tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho các bác sĩ trẻ đặt câu hỏi trực tiếp tới các chuyên gia đầu ngành về bệnh lý này.
PHIÊN KHOA HỌC 6 - Bệnh mạch máu ở da được điều phối bởi 2 chủ tọa TS.BS. Mai Bá Hoàng Anh, TS.BS. Vũ Huy Lượng. Các chủ đề được báo cáo như sau:
TS.BS. Vũ Huy Lượng
Vai trò của thuốc chống đông máu trong bệnh mạch dạng mạng lưới: Góc nhìn mới từ loạt ca bệnh thành công
ThS.BS. Vũ Duy Linh
ThS.BS. Phan Ngọc Huy
Với 3 nội dung chính đã trình bày tại Phiên khoa học 6, nhiều ca bệnh tiêu biểu được điều trị hiệu quả đã đem đến cho hội thảo một không khí sôi nổi giao lưu kiến thức y khoa giữa lĩnh vực da liễu và y học mạch máu.
PHIÊN KHOA HỌC 7- Bạch biến, chủ toạ gồm có: PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Thường, TS.BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Các tiêu điểm như:
Hiệu quả của phương pháp kết hợp hỗn dịch tế bào thượng bì không nuôi cấy và đèn excimer trong điều trị bệnh bạch biến: Kết quả theo dõi sau 18 tháng
ThS.BS. Hoàng Văn Tâm
BS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
BS. Thea Sovanpitou (Cambodia)
Các báo cáo viên gửi tới phiên khoa học những nghiên cứu hữu ích trong chẩn đoán và điều trị bệnh Bạch biến mang lại hy vọng mới cho bệnh nhân, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường tự tin.
PHIÊN KHOA HỌC 8 - Bệnh da hiếm gặp cùng sự điều hành của hai chủ tọa GS.TS.BS. Trần Hậu Khang, TS.BS. Nguyễn Thị Liên. Với nội dung như:
Báo cáo ca bệnh: Điều trị thành công bệnh u hạt do Candida gây bởi Candida Paraplosis bằng uống fluconazole và terbinafine
ThS.BS. Lê Minh Châu
ThS.BS. Nguyễn Thị Hồng
Điều trị thành công bệnh nhân bị viêm da mủ hoại thư bằng adalimumab
ThS.BS. Lê Thị Hoài Thu
Bệnh amyloidosis nguyên phát khu trú ở da – tổng quan và báo cáo ca bệnh: Bệnh amyloidosis da rối loạn sắc tố
TS.BS. Hà Nguyên Phương Anh
BS. Ryoya Ohashi (Japan)
ThS.BS. Hồ Phương Thuỳ
Chủ đề “Bệnh da hiếm gặp” nhận được sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia và người tham dự, Phiên khoa học 8 cũng hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và cập nhật kiến thức về bệnh da hiếm gặp, mở ra cơ hội cho các nghiên cứu và hợp tác trong tương lai. Và đây cũng nơi cho các chuyên gia và bác sĩ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm,
PHIÊN KHOA HỌC 9 - Bệnh lây truyền qua đường tình dục, phiên khoa học diễn ra với hai chủ tọa là PGS.TS.BS. Phạm Thị Lan, TS.BS. Nguyễn Minh Quang. Nội dung được báo cáo gồm:
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024
ThS.BS. Nguyễn Minh Hường
Tỷ lệ và xu hướng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thanh thiếu niên Lào: Nghiên cứu tại trung tâm Da liễu Quốc da
BS. Donepaphanh Sengphilom (Lao PDR)
STI hay không phải STI?
BS. Stephan Lautenschlager (Switzerland)
Cập nhật về các nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục
BS. Chan Kum Wah Roy (Singapore)
Hiệu quả và an toàn của liệu pháp quang động đối với bệnh sùi mào gà sinh dục
ThS.BS. Trần Hậu Thạch Lâm
Sùi mào gà trong ống niệu đạo: Tình trạng hiếm gặp, thách thức điều trị và kinh kinh nghiệm của chúng tôi
ThS. BS Trần Thị Thanh Tâm
Mức độ kháng kháng sinh cao - kết quả từ chương trình “Tăng cường giám sát lậu cầu kháng kháng sinh EGASP” tại Việt Nam năm 2023 -PGS.TS.BS. Phạm Thị Lan
Tại phiên khoa học về bệnh lây truyền qua đường tình dục đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại. Điều này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát sự lây lan của các bệnh này trong tương lai.
PHIÊN KHOA HỌC 10 - Ung thư da dưới sự điều hành của GS.TS.BS. Nguyễn Hữu Sáu | TS.BS. Vũ Tuấn Anh với những nội dung như:
Mối liên quan giữa ung thư da và tình trạng suy giảm miễn dịch
TS.BS. Nguyễn Hữu Quang
Tăng sắc tố dọc móng hay ung thư tế bào hắc tố? Tiếp cận chẩn đoán và quản lý?
ThS.BS. Lê Thanh Hiền
Quang động học trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy: Nghiên cứu lâm sàng về độ tin cậy của chẩn đoán và vai trò trong xác định ranh giới khối u
ThS.BS. Nguyễn Thị Hạnh
Đặc điểm hóa mô miễn dịch của ung thư biểu mô tế bào đáy tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
BSCKII. Lê Thị Hải Yến
So sánh giá trị của dermoscopy và trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy
ThS.BS. Phan Nữ Thục Hiền
PHIÊN KHOA HỌC 11 - Vảy nến với sự điều hành của TS.BS. Phạm Thị Minh Phương, BSCKII. Hoàng Thị Phượng là phiên cuối cùng của buổi chiều ngày 22/11.
Khảo sát về kiến thức và thái độ của bệnh nhân vảy nến đối với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo
BS. Nguyễn Trần Hải Ánh
Xét nghiệm di truyền cho các bệnh da liễu: Một lĩnh vực với tiềm năng lớn chưa được khai thác
ThS.BS. Lê Phạm Trúc Linh
LRP1 hoạt hoá và vai trò trong điều trị tổn thương viêm vảy nến
Peng Ge, MD | BS. Peng Ge (Japan)
Vảy nến thể mủ ở phụ nữ mang thai
ThS.BS. Nguyễn Doãn Tuấn
Tiến bộ lâm sàng của liệu pháp sinh học trong điều trị vảy nến thể mủ toàn thân
Luke Lin, MD, BS. Luke Lin (Singapore)
Thuốc sinh học trong quản lý vảy nến trẻ em
ThS.BS. Hoàng Văn Tâm
Guselkumab: “Tác động kép” giúp đẩy lui bệnh lâu dài trong quản lý bệnh vảy nến
BS. Peter Ch’ng Wee Beng (Malaysia)
Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn vảy nến, nhưng với sự tiến bộ y học hiện nay, các bài báo cáo đã cung cấp tới người bệnh những tín hiệu vô cùng tích cực cho việc kiểm soát triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
PHIÊN KHOA HỌC 12 - Thuốc, chủ tọa PGS.TS.BS. Châu Văn Trở, BSCKII. Phạm Đăng Trọng Tường, với 4 bài báo cáo như sau:
Bimatoprost trong Da liễu: Tương lai sẽ ra sao?
ThS.BS. Hoàng Quốc Tuấn
Cập nhật sử dụng kháng sinh trong da liễu
TS.BS. Đỗ Thị Thu Hiền
Axit Trichloroacetic trong da liễu: Lựa chọn nồng độ và điểm cuối lâm sàng trong từng chỉ định
ThS.BS. Trần Thị Quyên
Tầm quan trọng của chuẩn bị da trước thủ thuật hoặc phẫu thuật và tái khám theo dõi da qua 1 trường hợp lâm sàng ochoronosis ngoại sinh
ThS.BS. Diệp Yến Linh
Ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI đã kết thúc trong không khí phấn khởi, các cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi và nhiều kiến thức y khoa về Da liễu được cập nhật. Hẹn gặp lại các quý đại biểu và quý đồng nghiệp vào sáng ngày mai hứa hẹn có nhiều bài báo cáo hấp dẫn và chất lượng.
Sau đây là một vài hình ảnh của Hội nghị trong chiều nay:
Viết và đăng bài: Phòng Công tác xã hội
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *