Hồng ban cố định nhiễm sắc (Fixed drug eruption)
.
Chuyên môn- 20 giờ trước
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 13h30-16h30
Sáng: 5h45-7h30
Sáng: 7h30-12h00
Chiều: 14h-17h30
Thời tiết khô hanh, tác động của ánh nắng mặt trời và thói quen thường xuyên liếm môi là một số nguyên nhân khiến môi bạn bị khô và nứt nẻ. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ da liễu dành cho những bệnh nhân thường xuyên bị khô môi.
Sử dụng son dưỡng môi không gây kích ứng.
Son môi và các sản phẩm chăm sóc môi được mọi người sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người nhầm lẫn sự khó chịu như bỏng rát, châm chích hoặc ngứa ran, là dấu hiệu cho thấy các thành phần hoạt tính trong sản phẩm đang hoạt động. Nhưng nếu cảm thấy như vậy thì bạn đang bị kích ứng môi và nên ngừng sử dụng các sản phẩm đấy. Để giúp đôi môi nứt nẻ mau lành, hãy ngừng thoa các sản phẩm dành cho môi có chứa bất kỳ thành phần nào sau đây:
Các thành phần nên sử dụng cho đôi môi khô, nứt nẻ:
Dầu hạt thầu dầu
Ceramides
Dimethicone
Dầu khoáng
Petrolatum
Bơ
Các thành phần chống nắng, chẳng hạn như oxit titan hoặc oxit kẽm
Dầu hỏa trắng
Bạn nên sử dụng son dưỡng môi vài lần một ngày và trước khi đi ngủ. Nếu môi của bạn rất khô và nứt nẻ, hãy thử dùng son dưỡng môi dạng mỡ thay vì sạng sáp hoặc dầu, vì khả năng lưu lại trên môi lâu dài của nó.
Sử dụng son dưỡng môi có thành phần chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể làm cho môi khô, nứt nẻ dễ bị bỏng hơn, có thể gây nổi mụn nước.
Bạn nên sử dụng kem dưỡng môi không gây kích ứng với SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài trời, ngay cả trong mùa đông để bảo vệ đôi môi của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ đôi môi khô nứt nẻ khỏi ánh nắng mặt trời, hãy sử dụng son dưỡng môi có chứa SPF 30 trở lên với các thành phần chống nắng như: Oxit titan, Oxit kẽm
Khi ở ngoài trời, hãy thoa son dưỡng môi sau mỗi 2 giờ.
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày:
Bạn nên uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, phòng ngừa khô môi.
Không liếm, cắn môi. Khi bạn cảm thấy môi bị khô, bạn có thể cảm thấy dễ chịu khi làm ướt môi bằng cách liếm chúng, nhưng điều này có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Khi nước bọt bay hơi, môi của bạn trở nên khô hơn. Cắn môi cũng khiến môi bạn bị kích ứng, có thể khiến vết thương không lành. Liếm môi có thể là một thói quen khó bỏ, thay vì liếm môi, hãy thử thoa son dưỡng môi không gây kích ứng.
Tránh tiếp xúc với các đồ vật làm bằng kim loại bằng môi như kẹp giấy, đồ trang sức… bởi vì chúng có thể gây kích ứng cho đôi môi vốn đã nhạy cảm của bạn.
Sử dụng máy tạo ẩm ở nhà. Máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể đặc biệt hữu ích, đặc biệt nếu bạn có thói quen thở bằng miệng vào ban đêm.
Khi nào đến gặp bác sĩ da liễu?
Môi khô, nứt nẻ có thể do các nguyên nhân khác như: dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm….
Nếu sử dụng các biện pháp trên để chăm sóc môi tại nhà nhưng không cải thiện sau 2 – 3 tuần, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm cần thiết.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội.
Tin hoạt động- 23 giờ trước
Lịch làm ngoài giờ từ 18/11 đến 24/11/2024.
Lịch ngoài giờ- 3 ngày trước