Phiên toàn thể Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên 2023 và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu Việt Nam lần thứ Nhất.

posted 24/11/2023 bvdalieutrunguong

Tiếp nối phần khai mạc, Phiên toàn thể 1 đã thu hút đông đảo sự tham gia của đại biểu với nhiều đề tài hấp dẫn và thú vị đến từ các chuyên gia quốc tế. Chủ tọa Phiên họp toàn thể gồm có: GS. TS. Trần Hậu Khang – Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn Thường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương.

- Phiên họp bắt đầu với bài báo cáo “The future of Clinical Dermatology in Asia  - at the cross road” do GS. Steven Chow trình bày. Báo cáo đề cập về quá trình phát triển ngành da liễu ở châu Á, những khó khăn và cách đạt được vị thế là nhà cung cấp CME/CPD chính trong đào tạo bác sĩ da liễu. Báo cáo cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về các mục tiêu phía trước của các chương trình xuyên biên giới về bệnh lý da liễu, da liễu lâm sàng và phẫu thuật da liễu.

- Tiếp theo, Hội nghị được nghe báo cáo“Chronic spontaneous urticaria and use of serum induced basophil histamin release (BHRA). What have we learned?” của GS. Per Stahl Skov, Đan Mạch. Báo cáo trình bày về vai trò của tế bào mast và bạch cầu ái toan trong cơ chế bệnh sinh của mày đay mạn tính tự phát (CSU): phản ứng dị ứng qua trung gian IgE loại I và phản ứng tự miễn dịch (loại II B). Cả hai loại phản ứng đều có thể xảy ra ở cùng một bệnh nhân, nhưng có những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có phản ứng loại II B có CSU nặng hơn, kéo dài và kháng trị hơn. Nghiên cứu đã phát triển xét nghiệm phát hiện phản ứng tự miễn loại II B: xét nghiệm giải phóng histamine basophil cảm ứng trong huyết thanh (s-BHRA), là yếu tố dự đoán tốt nhất về CSU loại II B nặng. Ngoài s-BHRA, mức độ nặng của bệnh có thể được phản ánh qua việc giảm basophils. Báo cáo cũng chỉ ra lượng histamine máu là đại diện cho số lượng basophil, nhưng cần có những nghiên cứu lớn hơn để xác nhận giá trị chẩn đoán của việc đo lượng histamine.

- GS Minoru Hasegawa (Nhật Bản) báo cáo chủ đề “Systemic sclerosis: Monitoring of abnormal capillaries in the nailfold area” với nội dung: chẩn đoán sớm bất thường mao mạch ở giường móng bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống (SSc) bằng phương pháp nội soi mao mạch giường móng bằng video và chụp dermoscopy. Các hình ảnh quan sát được: sự giãn nở, giảm mao mạch xuất huyết vi điểm ở giường móng. Đặc biệt, giảm mao mạch có liên quan đến sự tiến triển của bệnh, sự xuất hiện và tiến triển của các tổn thương nội tạng, các tổn thương mạch máu như loét ngón tay, tăng huyết áp động mạch phổi. Vì vậy, việc theo dõi các bất thường mao mạch ở giường móng bệnh nhân SSc giúp chẩn đoán sớm các trường hợp nhẹ, hoặc không điển hình cũng như dự đoán tiến triển của bệnh.

- Bài báo cáo“The role of autoantibody in the pathogenesis of dermatomyositis” của GS. Takashi Matsushita, Nhật Bản cho thấy vai trò của các tự kháng thể trong bệnh viêm da cơ: kháng thể kháng Mi-2, kháng thể kháng ARS, kháng thể kháng MDA5 và kháng thể kháng TIF1γ. Kháng thể kháng Mi-2 có liên quan đến bệnh viêm da cơ điển hình. Kháng thể kháng ARS có liên quan đến bệnh phổi kẽ mãn tính. Kháng thể kháng MDA5 có liên quan đến bệnh viêm phổi kẽ tiến triển nhanh và có tiên lượng xấu. Kháng thể kháng TIF1γ có liên quan đến khối u ác tính ở bệnh nhân trưởng thành. Ngoài ra, hiệu giá của kháng thể kháng MDA5 và kháng thể kháng TIF1γ phản ánh mức độ hoạt động của bệnh. Khi kết hợp với nhau, các tự kháng thể này có thể liên quan trực tiếp đến cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ.

- Bài báo cáo “Recent progress about cutaneous adverse drug reaction” của GS. Riichiro Abe, Nhật Bản đưa ra những khó khăn trong chẩn đoán sớm hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN). Một số dấu ấn sinh học đã được báo cáo để chẩn đoán và dự đoán mức độ nghiêm trọng của SJS/TEN. Báo cáo đã giới thiệu công cụ AI chẩn đoán hình ảnh cho chẩn đoán sớm SJS/TEN, vai trò của kháng TNF-α, etanercept trong điều trị và hệ thống tính điểm mới để dự đoán tỷ lệ tử vong của SJS/TEN, CRISTEN...

- GS. Christian Diehl báo cáo chủ đề “Updates in the management of vitiligo”: chỉ ra bên cạnh các phương pháp điều trị cổ điển đang xuất hiện những cơ hội mới cho người bệnh bạch biến với hiệu quả và hi vọng mới.

- Ngoài ra, phiên toàn thể còn cập nhật các thông tin từ GS. Magnus Unemo, chuyên gia WHO với báo cáo “Global perspective regarding antimicrobial resistance in sexually transmitted infections” cập nhật phác đồ điều trị, tình hình kháng kháng sinh của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, M.genitalium), xu hướng phát triển vắc xin chống lậu cầu. Báo cáo “Alopecia areate – susceptibility variant in CCHCR1” của GS. Ikeda Shigaku, Nhật Bản cho thấy vai trò của gen CCHCR1 trong cơ chế bệnh sinh của rụng tóc từng mảng. 

Phiên toàn thể kết thúc bằng phần thảo luận sôi nổi giữa các chuyên gia và các đại biểu. Hội nghị sẽ tiếp tục với 04 hội thảo chuyên để ăn trưa (Lunch symposium) và 08 phiên khoa học đồng thời vào buổi chiều cùng ngày.

Hình ảnh phiên toàn thể 01:

Chủ tọa phiên toàn thể 01

Chủ tọa phiên toàn thể 01

GS. Steven Chow trình bày bài báo cáo “The future of Clinical Dermatology in Asia - at the cross road”

GS. Steven Chow trình bày bài báo cáo “The future of Clinical Dermatology in Asia - at the cross road”

GS. Magnus Unemo, chuyên gia WHO với báo cáo “Global perspective regarding antimicrobial resistance in sexually transmitted infections”

GS. Magnus Unemo, chuyên gia WHO với báo cáo “Global perspective regarding antimicrobial resistance in sexually transmitted infections”

GS Minoru Hasegawa (Nhật Bản) báo cáo chủ đề “Systemic sclerosis: Monitoring of abnormal capillaries in the nailfold area” với nội dung: chẩn đoán sớm bất thường mao mạch ở giường móng bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống (SSc) bằng phương pháp nội soi mao mạch giường móng bằng video và chụp dermoscopy

GS Minoru Hasegawa (Nhật Bản) báo cáo chủ đề “Systemic sclerosis: Monitoring of abnormal capillaries in the nailfold area” với nội dung: chẩn đoán sớm bất thường mao mạch ở giường móng bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống (SSc) bằng phương pháp nội soi mao mạch giường móng bằng video và chụp dermoscopy

Bài báo cáo“The role of autoantibody in the pathogenesis of dermatomyositis” của GS. Takashi Matsushita

Bài báo cáo“The role of autoantibody in the pathogenesis of dermatomyositis” của GS. Takashi Matsushita

Bài báo cáo “Recent progress about cutaneous adverse drug reaction” của GS. Riichiro Abe

Bài báo cáo “Recent progress about cutaneous adverse drug reaction” của GS. Riichiro Abe

GS. Christian Diehl báo cáo chủ đề “Updates in the management of vitiligo”

GS. Christian Diehl báo cáo chủ đề “Updates in the management of vitiligo”

Báo cáo “Alopecia areate – susceptibility variant in CCHCR1” của GS. Ikeda Shigaku

Báo cáo “Alopecia areate – susceptibility variant in CCHCR1” của GS. Ikeda Shigaku

Toàn cảnh phiên toàn thể 01

Toàn cảnh phiên toàn thể 01

Toàn cảnh phiên toàn thể 01

Toàn cảnh phiên toàn thể 01

Viết và đăng bài: Phòng Công tác xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bớt thiếu máu (Naevus anaemicus)

Bớt thiếu máu (Naevus anaemicus)

.

Chuyên môn- 8 giờ trước

largeer