Laser nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch nông

posted 14/07/2020 Admin1

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính là một bệnh lý rất thường gặp, các thay đổi do hậu quả của giãn tĩnh mạch, hở các van tĩnh mạch và và tăng
áp lực tĩnh mạch. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 50-60% từ giai đoạn nhẹ đến nặng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ:

– Giới tính: nữ giới bị nhiều hơn nam giới

– Tuổi: càng lớn tuổi tỷ lệ bị bệnh càng cao và biểu hiện bệnh càng nặng nề hơn so với người trẻ

– Tiền sử gia đình: liên quan đến bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh

– Có thai: đặc biệt song thai bệnh biểu hiện càng nặng

– Nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu hoặc ngồi lâu: giáo viên, nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên y tế,….

– Thừa cân, béo phì

Biểu hiện lâm sàng rất phong phú, có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như giãn các tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới hoặc có thể có các biểu hiện nặng chân, đau tức, mỏi chân, tê bì chân đặc biệt về chiều tối, chuột rút về đêm, phù ở chân, rối loạn sắc tố da, xơ hóa da chân, eczema… và nặng hơn là loét da.

Phân độ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

          Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và đặc biệt bằng siêu âm doppler tĩnh mạch, xác định kích thước giãn, dòng trào ngược tĩnh mạch do suy van tĩnh mạch để khẳng định chẩn đoán.

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính: đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh.

– Các biện pháp không dùng thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân, chế độ ăn bổ sung giàu chất xơ; thay đổi môi trường làm việc, hạn chế ngồi đứng lâu; luyện tập các môn thể thao tăng co bóp các cơ vùng chân bổ trợ cho tĩnh mạch như bơi, đi bộ, đạp xe….

– Sử dụng thuốc tăng  trương lực tĩnh mạch kết hợp băng chun hoặc đi tất (vớ) áp lực.

Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh, bên cạnh đó rất ít người bệnh có ý thức tuân thủ các chế độ sinh hoạt luyện tập hay đi tất áp lực. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn, các biện pháp này trở nên kém hiệu quả và buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị can thiệp xâm lấn khác.

– Phương pháp điều trị can thiệp cổ điển từ trước tới nay là phẫu thuật loại bỏ thân tĩnh mạch suy và các nhánh giãn. Đây là phương pháp điều trị có tính xâm lấn cao, phải gây mê hoặc gây tê tủy sống, người bệnh phải nằm viện từ 7 đến 10 ngày, chịu đau đớn sau phẫu thuật, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và để lại nhiều sẹo, mất tính thẩm mỹ.

Ngày nay đã có những phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn như điều trị gây xơ bằng thuốc, hóa chất, can thiệp nội mạch trong đó nổi bật là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser nội mạch.

Bác sĩ thực hiện phương pháp Laser nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch nông

          Nguyên lý của phương pháp là chuyển năng lượng ánh sáng laser thành nhiệt, thông qua sự hấp thụ nhiệt của các phân tử hemoglobin và/hoặc nước qua đó tác động lên thành mạch làm hỏng lớp áo trong và áo giữa tĩnh mạch, từ đó dẫn đến  xơ hóa, teo tĩnh mạch suy giãn và cuối cùng theo thời gian tĩnh mạch sẽ biến mất.

Kỹ thuật Laser nội mạch

Ưu điểm của Laser nội mạch so với các phương pháp khác:

– Thời gian can thiệp nhanh chóng, người bệnh không phải nằm viện, có thể xuất viện trong ngày, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

– Hiệu quả tương đương với phẫu thuật

– Không đau, không chảy máu, không nhiễm trùng

– Không để lại sẹo

– Biến chứng rất ít, chủ yếu bầm tím nhẹ vùng gây tê trong tuần đầu tiên sau can thiệp

Hình ảnh trước và sau 10 ngày can thiệp suy giãn tĩnh mạch nông chân phải

Các lưu ý sau can thiệp bằng Laser nội mạch:

          – Người bệnh có thể đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh các vận động mạnh như chạy, leo cầu thang trong khoảng 7-10 ngày.

– Duy trì tất (vớ) áp lực 36-72 giờ sau can thiệp để tăng hiệu quả của can thiệp.

– Bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin nâng cao thể trạng, tránh táo bón.

– Tái khám đều nhằm mục địch phát hiện các nhánh giãn mới để có thể lên kế hoạch can thiệp kịp thời.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

☎ThS.Bs.Đoàn Dư Mạnh: 0918025522
☎HOTLINE: 1900 6951
– Phòng Chăm sóc khách hàng – Tầng 2 – Tòa nhà kỹ thuật cao

– Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ & PHCN – Tầng 7 – Tòa nhà kỹ thuật cao – 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bài viết: Ths.Bs Đoàn Dư Mạnh – Khoa PTTM và PHCN

Đăng bài: Phòng CTXH

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lịch làm ngoài giờ từ 2/5 đến 12/5/2024

Lịch làm ngoài giờ từ 2/5 đến 12/5/2024

.

Lịch ngoài giờ- 2 ngày trước

Thông báo mời chào giá

Thông báo mời chào giá

.

Tin hoạt động- 3 ngày trước

Chương trình LIVESTREAM: Xua tan nỗi lo tăng tiết mồ hôi

Chương trình LIVESTREAM: Xua tan nỗi lo tăng tiết mồ hôi

.

Video- 3 ngày trước

Tổ chức lễ khai giảng lớp 'Liệu pháp meso trong thẩm mỹ da' khóa 13

Tổ chức lễ khai giảng lớp "Liệu pháp meso trong thẩm mỹ da" khóa 13

.

Tin hoạt động- 4 ngày trước

Lịch trực tháng 5/2024

Lịch trực tháng 5/2024

.

Lịch trực- 4 ngày trước

Bệnh viện Da liễu Trung ương đạt Huy chương Vàng: Bóng bàn đôi nam nữ lứa tuổi dưới 40

Bệnh viện Da liễu Trung ương đạt Huy chương Vàng: Bóng bàn đôi nam nữ lứa tuổi dưới 40

Bệnh viện Da liễu Trung ương đạt Huy chương Vàng: Bóng bàn đôi nam nữ lứa tuổi dưới 40.

Tin hoạt động- 5 ngày trước

largeer