Bệnh Phong - Một căn bệnh đang dần bị lãng quên

posted 05/07/2020 LISA

Bệnh viện Da Liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam giới, 35 tuổi, quê quán ở Lộc Bình, Lạng Sơn đến khám vì nổi nhiều tổn thương nốt sẩn đỏ, ấn đau, rải rác tay chân thân mình. Qua lời bệnh nhân kể, tình trạng này diễn biến hơn 2 năm nay, bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi tại bệnh viện tỉnh, viện sốt rét kí sinh trùng trung ương, viện huyết học và truyền máu trung ương với nhiều chẩn đoán và điều trị nhiều đợt nhưng bệnh không thuyên giảm, ngày càng tiến triển nặng. Qua thăm khám và hỏi bệnh, các bác sĩ  phát hiện tổn thương là các sẩn đỏ, ấn chắc, đau tại tổn thương, kích thước đa dạng từ 1-3 cm, phân bố rải rác khắp vùng mặt, tay chân, thân mình. Khám thần kinh cảm giác nông bệnh nhân bình thường, không sờ thấy các dây thần kinh nông sưng to, nhưng mu bàn tay 2 bên của bệnh nhân khô, mất bóng. Dù không điển hình nhưng nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh phong- một căn bệnh da liễu trước đây rất phổ biến ở Việt Nam, các bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm rạch dái tai tìm vi khuẩn phong và kết quả dương tính  khẳng định chẩn đoán bệnh.

Hình 1: Tổn thương mảng đỏ vùng trán, sẩn đỏ 1 – 2cm rải rác vùng  mặt, tay. Mặt mu bàn tay khô, mất bóng.

Hình 2: Tổn thương sẩn đỏ 1 cm rải rác vùng lưng, đùi, ấn đau.

Bệnh phong, còn được gọi là bệnh ma phong, bệnh hủi, phong cùi, bệnh Hansen, là một bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biểu hiện ở ngoài da và hệ thống thần kinh ngoại biên. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng mất cảm giác các dây thần kinh, tàn tật vĩnh viễn, biến dạng cơ thể khiến nhiều người khiếp sợ.

Trong quá khứ, rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đi sinh mạng từ căn bệnh này. Trong số đó, có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử. Bệnh phong trước đây được xem là bệnh nan y và khiến nhiều người khiếp sợ, người nhiễm bệnh thường chịu thành kiến, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí bị ngược đãi từ cộng đồng (trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt). Hiện nay, Việt Nam có các trại phong ở Quỳnh Lập (Nghệ An), Vǎn Môn (Thái Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Đắc Nông, Chư Prông,….là nơi các bệnh nhân phong cùng chung sống với nhau.

Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong chủ yếu qua tiếp xúc, nhưng người ta cho rằng bệnh lây qua các dịch tiết của người bệnh, nhưng đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Theo Ts.Bs Nguyễn Hữu Quang – Phó Trưởng khoa phẫu thuật thẩm mĩ và phục hồi chức năng, bệnh viện Da Liễu Trung ương: ‘Việt Nam đã thực hiện chương trình chống phong quốc gia rất tốt. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh phong rất hiệu quả, do đó tỷ lệ mắc phong tại Việt nam hiện nay rất thấp, nên nhiều trường hợp mắc bệnh phong bị chẩn đoán muộn, để lại di chứng tàn tật nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể tạo thành các ổ bệnh nguy hiểm trong cộng đồng. Vì vật, các bác sĩ không được mất cảnh giác với bệnh lí này, khi nghi ngờ có bệnh nhân mắc bệnh cần chuyển tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán’’

Bài viết: Khoa Phẫu thuật thẩm mĩ và phục hồi chức năng

Đăng bài: Phòng CTXH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liệt mặt, viêm não do zona thần kinh

Liệt mặt, viêm não do zona thần kinh

.

Tin sức khỏe- 1 ngày trước

Khai mạc Giải Giao Hữu Thể thao Liên Bệnh viện và Cúp Bóng đá Tứ Hùng

Khai mạc Giải Giao Hữu Thể thao Liên Bệnh viện và Cúp Bóng đá Tứ Hùng

Khai mạc Giải Giao Hữu Thể thao Liên Bệnh viện và Cúp Bóng đá Tứ Hùng.

Tin hoạt động- 1 ngày trước

Thông báo về việc chào giá gói thầu 'Cung cấp mực cho máy in văn phòng của Bệnh viện Da liễu Trung ương'

Thông báo về việc chào giá gói thầu "Cung cấp mực cho máy in văn phòng của Bệnh viện Da liễu Trung ương"

.

Báo giá- Mời thầu- 1 ngày trước

largeer