Rụng tóc khu trú ở trẻ em

posted 30/05/2020 LISA

Rụng tóc là một tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em và là một thách thức cho bác sĩ da liễu và nhi khoa. Rụng tóc có thể biểu hiện đơn độc hoặc liên quan đến các vấn đề toàn thân khác. Rụng tóc có thể phân loại thành khu trú và lan toả, trong đó thường gặp thể khu trú hơn. Rụng tóc khu trú ở trẻ em được chia làm 2 loại: rụng tóc không sẹo và rụng tóc sẹo.

1. RỤNG TÓC KHÔNG SẸO

1.1. Rụng tóc thể mảng (alopecia areata)

– Là bệnh tự miễn, viêm mạn tính, đặc trưng bởi các mảng rụng tóc không sẹo, có xâm nhập tế bào T ở nang tóc. Là dạng rụng tóc thường gặp nhất ở trẻ em.

– Hầu hết khởi phát ở trẻ trên 3 tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hình 1: Rụng tóc thể mảng hình oval, giới hạn rõ trên nền da bình thường, không viêm. (Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương).

– Lâm sàng: các mảng rụng tóc hình tròn hoặc oval ở da đầu hoặc cả những vùng lông khác. Có các thể đặc biệt như rụng tóc toàn bộ (toàn bộ da đầu), rụng tóc toàn thể (da đầu và các bùng lông khác), rụng tóc thể rắn bò. Test kéo tóc (pull-test) dương tính và dùng để đánh giá giai đoạn của bệnh.

– Có liên quan đến các bệnh cơ địa (40%), bệnh tuyến giáp (29%), các bệnh tự miễn khác như bạch biến, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, nhược cơ, lichen phẳng…

– Trichoscopy: Dấu hiệu chấm đen, chấm vàng, chấm than, tóc gãy, tóc tơ. Dấu hiệu chấm than là dấu hiệu có ý nghĩa chẩn đoán nhất, tóc tơ thường thấy ở giai đoạn bệnh phục hồi. Giai đoạn cấp thấy tăng tỉ lệ tóc telogen ở vùng rìa tổn thương. Trichoscopy cũng dùng để loại trừ những nguyên nhân khác.

– Mô bệnh học: xâm nhập tế bào lympho T giống như đàn ong (“swarm of bees”) ở quanh phình tóc.

– Điều trị: Các liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân. Rụng tóc thể mảng khởi phát trước tuổi dậy thì, có tiền sử gia đình, diễn biến trên 2 năm, có bệnh khác phối hợp, rụng tóc thể rắn bò thường là những trường hợp tiên lượng kém.

1.2. Nấm da đầu (tinea capitis)

– Là bệnh nhiễm nấm sợi ở da đầu, thường gặp ở trẻ em từ 3 – 14 tuổi.

– Căn nguyên: Dựa vào hình thức xâm nhập của nấm chia ra làm hai loại: nấm nội sợi như T. tonsurans, T. violaceum  hoặc ngoại sợi như M. canis, M. audouinii, T. mentagrophytes.

– Các thể:

  • Thể không viêm (giống da dầu): mảng rụng tóc có vảy, tạo các mảng màu xám
  • Thể viêm: Mảng mụn mủ, vảy tiết. Điển hình là Kerion de celse với phản ứng viêm mạnh.
  • Thể rụng tóc có nhiều chấm đen (black dot): sợi tóc gãy sát chân tóc, rụng tóc hình đa giác
  • Favus: là thể hiếm gặp, đặc trưng là các mảng đỏ, ít vảy, tóc xỉn màu, sau đó thành sẩn vùng nang lông, vảy tiết hình lòng chảo, mùi hôi khó chịu.

– Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng, đèn Wood, soi tươi, nuôi cấy, trichoscopy

– Chẩn đoán phân biệt: vảy nến, viêm da tiếp xúc mạn tính, viêm da cơ địa, viêm da dầu, rụng tóc thể mảng, viêm da mủ, tật nhổ tóc, vảy phấn amian da đầu (tinea amiantacea).

– Điều trị: Thuốc chống nấm bôi/uống, gội đầu. Có thể để lại sẹo nếu tổn thương sâu và phá huỷ nang tóc.

1.3. Tật nhổ tóc (trichotillomania)

– Được xem là một rối loạn tâm thần, thường gặp ở trẻ em. Khởi phát sớm trước 6 tuổi thường lành tính, tự giới hạn và tiên lượng tốt hơn là khởi phát ở trẻ lớn, bệnh có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

– Tổn thương là các mảng rụng tóc ở phần thái dương và phần đỉnh, không đối xứng, đa hình, bờ không đều với các sợi tóc gãy với các độ dài khác nhau. Lông mày, lông mi, râu, lông mu có thể rụng. Có thể thấy đi kèm tật cắn móng tay (onychophagia), mút ngón tay.

– Trichogram: Tóc anagen chiếm đa số, không có telogen. Tóc bị gãy, dấu hiệu tóc hình ngọn lửa. Ngoài ra có thể thấy dấu hiệu black dot, nang tóc rỗng, tóc cong cuộn lại với ngọn tóc bị tước hoặc chẻ, xuất huyết quanh nang lông, không có xâm nhập viêm.

– Chẩn đoán phân biệt: rụng tóc mảng, rụng tóc androgen, nấm da đầu, cắt/cạo tóc.

– Điều trị: điều trị rối loạn tâm thần.

1.4. Rụng tóc do kéo (traction alopecia)

– Là thể rụng tóc thứ phát do sức căng hoặc áp lực lên tóc, chủ yếu ở vùng trán và thái dương.

– Thường gặp ở trẻ gái, nhất là ở trẻ nữ da đen tóc xoăn với thói quen cột tóc rất cao và chặt.

– Chẩn đoán: lâm sàng, khai thác tiền sử, thói quen.

– Trichogram: giảm số lượng nang tóc, có thể thấy hiện tượng xơ hoá.

– Chẩn đoán phân biệt: rụng tóc thoáng qua ở trẻ sơ sinh, rụng tóc mảng (test kéo tóc dương tính), chấn thương, bỏng, hội chứng mất anagen (tóc lỏng lẽo, nhổ tóc dễ, kéo tóc dương tính mạnh).

– Điều trị: tình trạng rụng tóc giảm và dừng hẳn sau khi loại bỏ yếu tố cơ học. Ở những vùng sẹo xơ lớn, giảm số lượng nang tóc có thể cần đến biện pháp phẫu thuật.

1.5. Rụng tóc hình tam giác bẩm sinh (Congenital triangular alopecia)

– Là bệnh hiếm gặp, gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi. Mặc dù là bệnh bẩm sinh nhưng hiếm gặp ngay lúc sinh ra.

– Các mảng rụng tóc hình tam giác thường ở vùng trán, thái dương một bên, có thể gặp ở hai bên, tóc tơ ở ngoại vi vùng rụng tóc, da đầu bình thường. Test kéo tóc âm tính.

Hình 8. Rụng tóc hình tam giác bẩm sinh vùng thái dương ở trẻ 2 tuổi.Trên dermoscopy với nhiều tóc tơ, lượng nang tóc bình thường, không có dấu hiệu black dot hay dấu chấm than.(Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương)

– Có thể đi kèm với các bệnh bẩm sinh như hội chứng Down, dị dạng Dany-Walker, rối loạn tâm thần, bệnh tim bẩm sinh, động kinh, bất thường răng xương, nhiều lentigi và mảng bớt cafe au-lait, phakomatosis pigmentovascularis.

– Trichoscopy: số lượng nang tóc bình thường, hầu hết là tóc tơ với độ dài khác nhau. Không có dấu hiệu black dot (chấm đen) hay yellow dot (chấm vàng), không có dấu hiệu tóc gãy hoặc dấu chấm than.

– Mô bệnh học: nang tóc bị thu nhỏ, tóc trưởng thành bị thay thế bằng nang tóc tơ, thượng bì và trung bì bình thường, không có xâm nhập viêm.

– Chẩn đoán phân biệt: rụng tóc androgen, rụng tóc thể mảng.

– Điều trị: không đáp ứng với các thuốc toàn thân, tại chỗ. Điều trị phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thẩm mỹ, có thể cấy tóc hoặc phẫu thuật.

1.6. Rụng tóc thoáng qua ở trẻ sơ sinh (transient neonatal hair loss)

– Còn được gọi là neonatal occipital alopecia (rụng tóc vùng chẩm ở trẻ sơ sinh)

– Xuất hiện từ 8-12 tuần sau sinh, chiếm đến 9-12% trẻ, chủ yếu ở trẻ da trắng. Nguyên nhân chưa rõ, trước đây cho rằng do rụng tóc telogen sinh lý, áp lực lên da đầu vùng chẩm ở tư thế ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa rụng tóc và tư thế ngủ của trẻ.

– Lâm sàng: mảng rụng tóc dạng dải hoặc hình oval vùng chẩm, bờ dưới tổn thương có ranh giới rõ.

– Điều trị: tóc thường phát triển lại sau 4-8 tháng.

2. RỤNG TÓC SẸO

2.1. Congenital Aplasia Cutis

– Là một hội chứng bẩm sinh, có thể ảnh hưởng đến da, xương với tỉ lệ  là 2-3 ca/10,000 trẻ, trong đó 86% chỉ có tổn thương ở da đầu. Nếu chỉ ở da đầu, tổn thương thường chỉ giới hạn ở trung bì và thượng bì. Bệnh có thể liên quan đến các hội chứng di truyền như: hội chứng Adams-Oliver, bất thường nhiễm sắc thể 16, 18, hội chứng Opitz, hội chứng Johanson-Bizzard…

– Tổn thương là mảng rụng tóc kích thước 0.5-3cm, đơn độc, hình tròn hoặc ovan, hình dải. Bề mặt là các sẩn, teo da hoặc loét trợt.

– Cần siêu âm và cộng hưởng từ để xác định độ sâu của tổn thương.

– Điều trị: tổn thương lành để lại sẹo. Điều trị bằng phẫu thuật hoặc những can thiệp không phẫu thuật dựa vào kích thước, vị trí, độ sâu của tổn thương.

2.2. Bớt tuyến bã của Jadassohn

– Là u thừa (hamartona) lành tính bẩm sinh của các đơn vị tuyến bã nang lông, xuất hiện ngay khi sinh, thoái triển ở trẻ em và phát triển ở tuổi dậy thì (ảnh hưởng của hormon). Tổn thương là những sẩn, mảng màu vàng cam, trong hoặc thành dải, mất tóc. Ở tuổi dậy thì, tổn thương có thể có nhú hoặc dạng nodule. Tiến triển thành ung thư tế bào đáy trong 5% các trường hợp.

Hình 10: Bớt tuyến bã vùng da đầu ở trẻ nhỏ. (Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương)

2.3. Rụng tóc parvimaculata (alopecia parvimaculata)

– Là những mảng nhỏ rụng tóc sẹo, diễn biến cấp tính, xuất hiện vùng có dịch tễ.

– Nguyên nhân chưa rõ, không thấy vai trò của nhiễm nấm hay vi khuẩn.

– Lâm sàng: các mảng rụng tóc nhỏ 0.5-1.5cm ở da đầu, không rõ ranh giới, các góc không đều,  cấp tính, mạn tính hoặc tái phát, lõm nhẹ ở vùng rụng tóc, sẹo và xơ hoá. Không có tiền sử viêm nhiễm, chấn thương, côn trùng cắn.

– Nhiều ca có thể tự hồi phục sau một vài tháng.

2.4. Viêm nang tóc dạng búi (tufted folliculitis)

– Hay ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Tổn thương là một hoặc nhiều mảng rụng tóc sẹo. Bệnh diễn biến mạn tính, tổn thương là các mảng rụng tóc viêm đỏ, nề, có mủ, bong vảy, kèm theo ngứa hoặc đau, các sợi tóc thường kết lại với nhau dạng búi.

– Căn nguyên: chưa rõ ràng, có thể liên quan đến chấn thương. Có thể tìm thấy vi khuẩn như  Staphylococcus aereus nhưng thường không đáp ứng với kháng sinh.

– Sinh thiết: xâm nhập tế bào viêm quanh nang lông, phản ứng u hạt.

– Điều trị: thường ít đáp ứng với kháng sinh toàn thân hoặc tại chỗ thông thường, một số đáp ứng tốt với acid fucidic uống và retunoid uống, indomethacin bôi tại chỗ.

2.5. Các rụng tóc sẹo khu trú khác

– Lupus ban đỏ dạng đĩa, lichen phẳng nang lông: thường hiếm gặp ở trẻ em.

– Nhiễm khuẩn sâu: nhiễm nấm thể kerion de celse có thể để lại những mảng rụng tóc sẹo.

Kết luận: Rụng tóc khu trú ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, bẩm sinh hoặc mắc phải. Cần khai thác kĩ tiền sử, diễn biến bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác, giúp tiên lượng và điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Thường, Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu, Nhà xuất bản Y học, (2019).
  2. Juan Ferrando, Ramon Grimalt. Pediatric hair disoders, third edition, 2017.
  3. Ulrike blume-peytavi et al. Hair growth and disoders, 2008.
  4. Mandt N, Vogt A, Blume-Peytavi U. Differential diagnosis of hair loss in children. J Dtsch Dermatol Ges. 2004;2:399–411.
  5. Khitam Al-Refu Hair Loss in Children, Etiologies, and Treatment . Hair and Scalp Disorders, 2017. Chapter 14.
  6. Cutrone M and Grimalt R. Transient neonatal hair loss. Eur J Pediatr 164: 630–632, 2005.

Bài viết: BSNT Hồ Phương Thùy

Đăng bài: Phòng CTXH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề 'Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu'

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu"

Phiên đồng thời: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu".

Tin hoạt động- 21 giờ trước

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề 'Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu'.

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu".

Phiên toàn thể: Hội thảo khoa học, chủ đề "Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu"..

Tin hoạt động- 21 giờ trước

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu.

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu.

Khai mạc hội thảo khoa học: Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu..

Tin hoạt động- 21 giờ trước

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao

Thông báo: Mời báo giá Hóa chất, Vật tư y tế tiêu hao.

Báo giá- Mời thầu- 4 ngày trước

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: 'Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da'

Chương trình LIVESTREAM, chủ đề: "Kết hợp filler và botulinum toxin trong trẻ hóa da"

Bác sĩ tham gia: TS.BS. Vũ Thái Hà - Trưởng Khoa NC&ƯD Công nghệ Tế bào gốc.

Video- 1 tuần trước

Tổ chức lễ khai giảng lớp 'tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da' khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8

Tổ chức lễ khai giảng lớp "tiêm chất làm đầy trong thẩm mỹ da" khóa 8.

Tin hoạt động- 1 tuần trước

largeer